Tết với những công nhân lao động ở thành phố mang tên Bác

(LĐTĐ) Sau thời gian dài ảnh hưởng của dịch bệnh, thành phố Hồ Chí Minh bước vào giai đoạn "bình thường mới". Cùng với những nếp sống thay đổi để phù hợp với tình hình mới, người lao động xa quê đang háo hức ngày trở về đoàn viên với gia đình sau một năm đầy biến động…
Làng nhang ở thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ sắc màu những ngày cận Tết Làng lá dong 600 tuổi tất bật vào vụ Tết Quan tâm thiết thực đến lực lượng y tế tuyến đầu và người lao động khi Tết đến, Xuân về

Mong Tết để về nhà

Khác với nhiều người chọn cách rời khỏi thành phố Hồ Chí Minh về quê khi vừa hết giãn cách xã hội và được phép đi lại liên tỉnh, nhiều lao động chọn cách ở lại thành phố Hồ Chí Minh để chờ ngày đi làm trở lại.

Gắn bó với thành phố Hồ Chí Minh 12 năm, hơn một nửa thời gian trong số đó, vợ chồng chị Trần Thị Bích (quê Bến Tre) làm nghề cắt tóc. Khi dịch bùng phát, các dịch vụ không thiết yếu buộc phải đóng cửa, mất đi nguồn thu nhập chính khiến gia đình chị phải chật vật mới qua được đại dịch.

Tết với những công nhân lao động ở thành phố mang tên Bác
Công nhân đang tất bật thi công tại công trình hầm chui xây dựng giao lộ Nguyễn Văn Linh (Quận 7) để kịp hoàn thành phần việc trước Tết.

“May mắn gia đình tôi nhận được khoản tiền hỗ trợ của Thành phố, chi tiêu tiết kiệm cũng cố gắng cầm cự được hết dịch. Vừa hết tiền thì cũng là lúc Thành phố hết giãn cách, hoạt động bình thường lại nên vợ chồng tôi mở quán lại”, chị Bích kể.

Sau khi Thành phố cho mở cửa một số dịch vụ, chị bàn để chồng tiếp tục duy trì hoạt động của quán, còn chị xin vào một công ty may mặc ở Quận 12 làm để tăng thu nhập.

Theo chị, trong dịch số lượng công nhân trở về quê rất đông, các công ty hoạt động lại thiếu người trầm trọng. Vì thế chế độ đãi ngộ với người lao động cũng tốt hơn, lương ổn định.

“Sắp Tết rồi, 2 vợ chồng tranh thủ kiếm thêm chút tiền để các con có quần áo mới mặc, rồi mua quà về quê thăm nom ba mẹ 2 bên. Cả năm đã chật vật vì dịch rồi, Tết này chỉ mong được đoàn viên”, chị Bích nói.

Cũng như chị Bích, nhiều người lao động tại thành phố Hồ Chí Minh dù rơi vào cảnh mất việc làm khi công ty cắt giảm nhân sự hay tạm đóng cửa, nhưng họ vẫn lạc quan và quyết định ở lại Thành phố, vừa giảm gánh nặng cho quê hương nếu họ trở về, vừa tìm kiếm cơ hội việc làm mới sau khi dịch bệnh đã qua đi.

Làm việc tại công trường thi công hầm chui xây dựng giao lộ Nguyễn Văn Linh (Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh), anh Vũ Chí Tâm (quê Bình Thuận) cho biết mình và các đồng nghiệp đang cố gắng hoàn thành xong phần việc trước Tết Nguyên đán.

Những ngày cuối năm cận kề, anh Tâm mong Tết để về nhà gặp lại gia đình sau một năm đầy biến động. “Làm thì làm cả đời, dịch bệnh qua rồi mới thấy quý những giây phút bên gia đình vô cùng. Chỉ mong từ giờ đến Tết đừng bùng dịch lại nữa để mọi người đón năm mới trong đoàn viên”, anh Tâm nói.

Anh Hoàng (nhân viên Công ty Điện lực Bình Tân) cho rằng, Thành phố vừa trải qua những ngày giãn cách căng thẳng, nhiều gia đình mất mát người thân nhưng cùng với đó là những hình ảnh, câu chuyện đẹp về tình cảm giữa người với người. Cũng từ những chuyện mất mát trong dịch bệnh khiến mọi người nhận ra cần dành thời gian nhiều hơn nữa cho người thân. “Tết là đoàn viên mà, dịch qua mà mình còn an toàn, gia đình còn đầy đủ là vui mừng lắm rồi. Vì thế Tết này càng phải về quê để gặp gỡ người thân, bạn bè”, anh Hoàng nói.

Ở lại vẫn có Tết

Thấu hiểu được nỗi lòng của người lao động xa quê trong một năm đầy biến động vì dịch bệnh, các cấp chính quyền tại thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện nhiều chủ trương để người lao động xa quê có Tết đoàn viên.

Từ tháng 10/2021, Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành “Kế hoạch chăm lo Tết” để các cấp Công đoàn sớm huy động các nguồn lực hướng đến người lao động.

Tết với những công nhân lao động ở thành phố mang tên Bác
Ảnh minh họa.

Cụ thể, với phương châm “tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết”, Liên đoàn Lao động Thành phố yêu cầu các Công đoàn cơ sở tham gia với người sử dụng lao động xây dựng phương án chi trả lương và các khoản phúc lợi khác cho người lao động trong dịp Tết Nguyên đán. Đồng thời, sớm thông báo công khai thời gian trả lương, thưởng và lịch nghỉ Tết của doanh nghiệp để người lao động an tâm sản xuất. Bên cạnh đó, các cấp Công đoàn cũng phát động các chương trình hướng đến sự quan tâm, chăm lo cho đoàn viên, kịp thời biểu dương những gương lao động giỏi, lao động sáng tạo; tham gia tốt công tác phòng, chống dịch...

Đặc biệt, nhờ chuẩn bị từ sớm nên Chương trình “Tấm vé nghĩa tình” năm nay, các cấp Công đoàn Thành phố đã vận động được nhiều doanh nghiệp vận tải trên địa bàn hỗ trợ 35.000 vé tàu, xe, máy bay. Số vé này sẽ dành tặng cho đoàn viên và người lao động có hoàn cảnh khó khăn về quê đón Tết.

Ở những đơn vị, doanh nghiệp có điều kiện, công đoàn vận động người sử dụng lao động hỗ trợ tiền hoặc tổ chức các chuyến xe đưa và đón người lao động về quê.

Bên cạnh đó, Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh cũng sẽ tổ chức Chương trình “Chuyến tàu mùa xuân” lần 2, hỗ trợ 100% vé tàu đưa các gia đình đoàn viên tiêu biểu có nhu cầu về quê đón Tết. Đồng thời, Liên đoàn Lao động Thành phố cũng trao tặng vé máy bay cho đoàn viên tiêu biểu có hoàn cảnh khó khăn, 2 năm không về quê đón Tết.

Đối với những người lao động không về quê đón Tết Nguyên đán, Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức chương trình thường niên “Gia đình công nhân lao động vui Tết cùng Thành phố”.

Tân Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xanh SM đón khách hàng thứ 6 triệu

Xanh SM đón khách hàng thứ 6 triệu

(LĐTĐ) Xanh SM công bố khách hàng thứ 6 triệu chỉ sau 5 tháng ra mắt thị trường. Đây là mức tăng trưởng kỷ lục, minh chứng rõ rệt về tiềm năng phát triển cũng như vị thế vượt trội của Xanh SM trong lĩnh vực vận tải hành khách tại Việt Nam.
Khẳng định vai trò của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô

Khẳng định vai trò của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô

(LĐTĐ) Tối nay (30/9), tại Hoàng thành Thăng Long, đã diễn ra Lễ trao Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, lần thứ VI - năm 2023.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi thư thăm hỏi thầy, trò các địa phương bị ảnh hưởng bởi mưa lũ

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi thư thăm hỏi thầy, trò các địa phương bị ảnh hưởng bởi mưa lũ

(LĐTĐ) Những ngày qua, mưa lũ kéo dài tại các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa gây nhiều thiệt hại về người, cơ sở vật chất, trường lớp, thiết bị dạy học, sách giáo khoa, làm ảnh hưởng lớn đến kế hoạch giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn đã thay mặt lãnh đạo Bộ gửi thư thăm hỏi tới Sở GD&ĐT Nghệ An và Thanh Hoá.
Xét xử các đối tượng trong đường dây đánh bạc lên đến gần 200 tỷ đồng

Xét xử các đối tượng trong đường dây đánh bạc lên đến gần 200 tỷ đồng

(LĐTĐ) Ngày 30/9, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án sơ thẩm đối với 26 bị cáo trong đường dây đánh bạc "khủng" lên đến gần 200 tỷ đồng.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lý giải vì sao không cố định lịch nghỉ Tết các năm

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lý giải vì sao không cố định lịch nghỉ Tết các năm

(LĐTĐ) Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh cho biết, theo Bộ luật Lao động và căn cứ điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ Tết Âm lịch và ngày Quốc khánh.
Đã bắt Giám đốc VIETSE Ngô Thị Tố Nhiên và 2 cán bộ EVN

Đã bắt Giám đốc VIETSE Ngô Thị Tố Nhiên và 2 cán bộ EVN

(LĐTĐ) Người phát ngôn Bộ Công an - Trung tướng Tô Ân Xô cho biết bà Ngô Thị Tố Nhiên, Giám đốc Công ty TNHH Sáng kiến về chuyển dịch năng lượng Việt Nam (VIETSE); cùng 2 cán bộ Tập đoàn EVN đã bị bắt từ ngày 25/9 vừa qua.
Sửa Luật Thủ đô: Đồng bộ trong phát triển đô thị và hệ thống giao thông

Sửa Luật Thủ đô: Đồng bộ trong phát triển đô thị và hệ thống giao thông

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định dự án phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) là một dự án tổng thể, trọng điểm của Thủ đô hoặc vùng Thủ đô.

Tin khác

Tìm giải pháp đảm bảo chỗ ở, nhà ở an toàn cho công nhân

Tìm giải pháp đảm bảo chỗ ở, nhà ở an toàn cho công nhân

(LĐTĐ) Những nguy cơ mất an toàn nào đang rình rập các khu nhà trọ công nhân? Cần giải pháp gì để đẩy nhanh tiến độ xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu về nhà ở, chỗ ở cho người thu nhập thấp, công nhân? Đó là những vấn đề được bàn bạc tại buổi tọa đàm với Chủ đề “Đảm bảo chỗ ở an toàn cho công nhân: Từ mục tiêu đến hành động” do Báo Kinh tế và Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) hợp tác tổ chức ngày 24/9.
Công nhân mong sớm tăng lương tối thiểu vùng

Công nhân mong sớm tăng lương tối thiểu vùng

(LĐTĐ) Thu nhập thấp, trong khi đó, chi phí sinh hoạt tăng khiến nhiều người lao động không khỏi lo lắng. Nhiều gia đình công nhân lao động đã phải co kéo chi tiêu, cắt giảm lượng thực phẩm hàng ngày để không bị thiếu hụt chi phí sinh hoạt. Để giảm áp lực kinh tế cho người lao động thì việc tăng lương tối thiểu vùng trong năm 2024 là rất cần thiết.
Người nông dân “phù phép” vùng đất trũng

Người nông dân “phù phép” vùng đất trũng

(LĐTĐ) Được xã giao cho khu đất ở vùng trũng ở xã Thọ An, huyện Đan Phượng (Hà Nội), nhiều người cho rằng đầu óc anh Trần Văn Dũng “có vấn đề” khi đầu tư mô hình nông nghiệp vườn, ao, chuồng tại đây. Vậy mà từ mảnh đất quanh năm ngập úng ấy, anh Dũng đã cải tạo thành vùng đất trù phú, được “phủ xanh” bởi cây ăn quả và mô hình chăn nuôi. Ai cũng bảo anh Trần Văn Dũng biết “phù phép” cho mảnh đất này.
Sinh viên, người lao động “nghẹt thở” vì giá thuê trọ tăng cao!

Sinh viên, người lao động “nghẹt thở” vì giá thuê trọ tăng cao!

(LĐTĐ) Đến hẹn lại lên, mỗi khi vào năm học mới, việc chật vật tìm nơi ở, chịu cảnh giá phòng trọ đồng loạt tăng cao khiến gánh nặng tài chính đè nặng lên vai nhiều phụ huynh và các sinh viên theo học ở Hà Nội. Không chỉ sinh viên, việc phòng trọ tăng giá từ 10 - 30% trong thời gian ngắn cũng khiến không ít người lao động gặp khó khăn, thậm chí phải bỏ phố về quê.
Công nhân khó mua nhà vì thu nhập thấp!

Công nhân khó mua nhà vì thu nhập thấp!

(LĐTĐ) Hiện nay, nhu cầu về nhà ở rất lớn, thành phố Hà Nội cũng đang triển khai nhiều dự án nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu của công nhân lao động và người lao động có mức thu nhập thấp. Song thực tế cho thấy, với mức thu nhập trung bình 6 - 9 triệu đồng/người/tháng, hầu hết công nhân lao động không có nhiều khả năng tích lũy tài chính để mua nhà ở xã hội.
Đoàn đại biểu LĐLĐ TP.HCM dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Đoàn đại biểu LĐLĐ TP.HCM dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Tôn Đức Thắng

(LĐTĐ) Ngày 19/8, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2023), Đoàn đại biểu Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
TP.HCM: Vinh danh 11 cá nhân nhận Giải thưởng Tôn Đức Thắng năm 2023

TP.HCM: Vinh danh 11 cá nhân nhận Giải thưởng Tôn Đức Thắng năm 2023

(LĐTĐ) Kỷ niệm 135 ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2023), ngày 19/8, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP.HCM và Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức lễ trao Giải thưởng Tôn Đức Thắng lần thứ 23, năm 2023.
Làm giàu từ hoa ly

Làm giàu từ hoa ly

(LĐTĐ) Nhờ chuyển đổi cơ cấu đất nông nghiệp từ trồng lúa sang trồng hoa ly - một trong những loài hoa đẹp và được ưa chuộng nhất thế giới, gia đình anh Trịnh Trường Giang ở thôn Hữu Cước, xã Liên Hồng, huyện Đan Phượng (Hà Nội) đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
TP.HCM: Người cao tuổi không còn phải đến bưu điện nhận lương hưu

TP.HCM: Người cao tuổi không còn phải đến bưu điện nhận lương hưu

(LĐTĐ) Nhân viên bưu điện tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ thực hiện việc chi trả lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội (BHXH) bằng tiền mặt đến tận nhà cho người từ 80 tuổi trở lên, người hưởng dưới 80 tuổi trong trường hợp ốm đau, khó khăn đi lại.
Nghề “già” cần tay thợ trẻ

Nghề “già” cần tay thợ trẻ

(LĐTĐ) Thời gian qua, các làng nghề truyền thống của thành phố Hà Nội ngày càng được nhiều khách hàng trong nước và quốc tế biết đến, qua đó, giúp lao động địa phương có nguồn thu nhập ổn định. Song, thực tế cho thấy, hiện nay, tại các làng nghề, nguồn nhân lực trẻ đang thiếu hụt, nhất là lao động trẻ có tay nghề. Do đó, cùng với phát triển thị trường thì việc thu hút lao động trẻ gắn bó với nghề truyền thống cũng là vấn đề cần được quan tâm.
Xem thêm
Phiên bản di động