Tết Trung thu truyền thống trong không gian Phố cổ Hà Nội
Tuổi trẻ quận Nam Từ Liêm mang Tết Trung thu đến với trẻ em vùng cao Trăng Rằm soi sáng bản em Giới trẻ Hà Thành nhộn nhịp chụp ảnh trung thu trên phố Hàng Mã |
Tại Ngôi nhà Di sản, các em nhỏ được trải nghiệm cách làm đồ chơi truyền thống |
Với mục đích bảo tồn, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống, đem đến cho các cháu thiếu nhi một không gian vui chơi bổ ích và cơ hội tìm hiểu về các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời thúc đẩy phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh khu Phố cổ Hà Nội nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung. Năm 2020, Ban quản lý Phố cổ Hà Nội tiếp tục tổ chức các hoạt động trưng bày, tương tác tại các điểm di tích trong khu Phố cổ Hà Nội trong dịp Tết trung thu truyền thống.
Các hoạt động được diễn ra trong 7 ngày, từ 25/9 đến 1/10 với nhiều chương trình bổ ích. Trong đó, giới thiệu không gian gia đình Hà Nội đón Tết Trung thu tại địa điểm Ngôi nhà Di sản 87 Mã Mây, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm.
Mâm cỗ Trung thu truyền thống được trưng bày tại buổi khai mạc các hoạt động văn hóa Tết Trung thu |
Theo Ban quản lý Phố cổ Hà Nội, Tết Trung thu 2020 đến khi diễn biến dịch Covid-19 vẫn còn nhiều phức tạp, lượng du khách tham quan khu Phố cổ Hà Nội sụt giảm nghiêm trọng, các phụ huynh phần nhiều cũng e ngại khi cho con tới chơi tại các địa điểm công cộng, tập trung đông người.
Trước tình hình hiện tại, bên cạnh cách trải nghiệm tương tác truyền thống Ban quản lý Phố cổ Hà Nội phối hợp với một số trường học và các gia đình trong và ngoài nước để triển khai cách trải nghiệm, tương tác theo phương thức trực tuyến, sử dụng các công nghệ hỗ trợ để nghệ nhân, thợ thủ công có thể giao lưu, hướng dẫn các gia đình và các bé làm đồ chơi truyền thống.
Trưng bày các loại đèn Trung thu tại phố cổ |
Song song với hoạt động tại Ngôi nhà Di sản, tại địa điểm Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội (50 Đào Duy Từ) còn tổ chức giới thiệu cách làm đồ chơi truyền thống. Tại địa điểm Đình Kim Ngân (42, 44 Hàng Bạc), Ban quản lý Phố cổ đã trang trí, sắp đặt không gian giới thiệu về Tết Trung thu truyền thống để du khách tham quan.
Phát biểu tại Lễ Khai mạc, bà Trần Thị Thúy Lan, Phó Ban quản lý Phố cổ Hà Nội cho biết, hàng năm, Ban quản lý phố cổ Hà Nội đều phối hợp với các nghệ nhân, thợ thủ công tới từ các làng nghề lân cận Hà Nội tham gia trưng bày, giới thiệu và hướng dẫn cách làm đồ chơi truyền thống tại khu Phố cổ nhân dịp Tết Trung thu.
Năm nay, Ban quản lý Phố cổ Hà Nội tiếp tục phối hợp với các nghệ nhân và thợ thủ công giới thiệu cách làm đồ chơi truyền thống: Đèn Ông sao, Ông Tiến sĩ, Ông đánh gậy; Mặt nạ giấy bồi; Con phỗng đất; Con giống bột; Diều giấy…
Tết Trung thu trong không gian phố cổ |
Ông cha ta quan niệm trò chơi và đồ chơi không đơn thuần để giải trí mà còn là công cụ giáo dục, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ. Những món đồ chơi trung thu truyền thống Việt Nam như ông tiến sĩ giấy, ông đánh gậy, đèn ông sao, tàu thủy sắt tây, con giống bột … là lời nhắn nhủ, gửi gắm mong muốn của cha ông với thế hệ trẻ về tinh thần hiếu học, khuyến khích sự học, sự sáng tạo.
Tết Trung thu đối với người Việt Nam là một dịp quan trọng, diễn ra vào ngày 15 của tháng 8 (Âm Lịch) và đã có từ ngàn năm nay, đây là thời gian mặt trăng tròn nhất, sáng nhất, cũng là thời gian thu hoạch xong mùa vụ và người dân bắt đầu tổ chức những lễ hội, mà tiêu biểu trong đó là lễ hội trăng rằm.
Trong dịp này, các gia đình cùng quây quần, vui vẻ sau thời gian lao động vất vả. Tục phá cỗ, trông trăng cũng thể hiện sự quan tâm chăm sóc, giáo dục trẻ em cả vật chất lẫn tinh thần một cách cụ thể, tinh tế, sinh động và độc đáo của người Việt Nam. Mâm cỗ đêm rằm Trung thu không chỉ để ăn, mâm cỗ này cho mắt ngắm, tai nghe, mũi ngửi. Ta thấy hồn trăng soi vào chiếc bánh nướng, bánh dẻo, nhìn thấy ánh mắt trẻ thơ tràn đầy trong những đồ chơi kỳ thú. Bởi lẽ đó, Tết trung thu còn là tết dành cho trẻ em, là dịp các em được vui chơi thỏa thích, được thỏa trí tưởng tượng và sáng tạo của bản thân trong các món đồ chơi đa dạng và giàu ý nghĩa.
Bài và ảnh: Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40