“Tay không” hái sấu – đừng đùa giỡn với tính mạng

(LĐTĐ) Những ngày này, trên nhiều tuyến phố của Thủ đô Hà Nội xuất hiện không ít hình ảnh người lao động leo trèo trên các cây sấu cổ thụ trồng hai bên đường để thu hoạch sấu nhưng không có dụng cụ bảo hộ. Chứng kiến hình ảnh này, nhiều người đã bày tỏ lo lắng về mức độ an toàn của công việc này.  
tay khong hai sau dung dua gion voi tinh mang Hạn chế mức tăng nhiệt toàn cầu có thể cứu hàng triệu tính mạng
tay khong hai sau dung dua gion voi tinh mang Chụp ảnh trên cầu Nhật Tân: Coi thường tính mạng chính mình
tay khong hai sau dung dua gion voi tinh mang Hà Nội quyết truy rượu giả mạnh mẽ như "dẹp loạn" vỉa hè
tay khong hai sau dung dua gion voi tinh mang
Nhiều người leo trèo hái sấu nhưng không trang bị đồ bảo hộ (Ảnh Mai Bảo)

Những cây sấu cổ thụ trồng trên các tuyến phố như Hoàng Diệu, Trần Hưng Đạo, Phan Đình Phùng… đang sai trĩu quả. Nhiều người lao động tự do tranh thủ những ngày này để leo trèo hái sấu, bán cho khách, kiếm thêm thu nhập. Điều đáng nói, không ít người leo trèo trên các cây sấu cổ thụ cao hàng chục mét nhưng không sử dụng các dụng cụ bảo hộ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về mất an toàn và tai nạn đối với người lao động.

Chứng kiến nhiều người leo trèo trên các cây sấu cổ thụ trên tuyến phố Trần Hưng Đạo để hái sấu nhưng không có dụng cụ bảo hộ, anh Hoàng Minh Thái (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) bày tỏ sự lo lắng: “Độ cao trung bình từ mặt đất lên tới những cành có sấu cùng phải gần chục mét. Trong khi đó, nhiều người cứ “tay không” trèo lên hái sấu rất nguy hiểm. Chưa kể, trong quá trình leo trèo ra các cành xa, không may gặp sự cố như chuột rút, căng cơ hay cành cây bị mục, gẫy thì không biết hậu quả sẽ như thế nào.”

“Công việc hái sấu này giúp không ít người tăng thêm thu nhập nhưng nếu cứ liều mạng, “tay không” leo trèo thì quá nguy hiểm. Nếu có sự cố xảy ra thì liệu số tiền thu được có bù đắp được những tổn hại về sức khỏe hay không? Mong rằng, những người đang mưu sinh bằng nghề hái sấu hãy tự ý thức đảm bảo an toàn cho bản thân bằng cách sử dụng đồ bảo hộ lao động khi leo trèo hái sấu” – anh Thái bày tỏ.

Nhiều người đang làm công việc hái sấu cũng chia sẻ, mặc dù biết mức độ nguy hiểm của công việc tương đối cao nhưng đổi lại thu nhập từ việc hái sấu lên đến cả triệu đồng trong một ngày. Anh Nguyễn Văn Nam (quê Thái Nguyên) chia sẻ: “Năm nào cũng vậy, cứ đến mùa này là tôi lại tạm gác công việc đánh giày thường ngày để đi hái sấu. Công việc nào cũng vất vả cả, đặc biệt là nghề hái sấu này lại hết sức nguy hiểm khi phải leo trèo lên thân cây vừa lớn vừa cao. Nhưng đổi lại tôi kiếm được tiền triệu mỗi ngày, đó là khoản tiền lớn đối với những người lao động tự do như chúng tôi.”

“Nhiều khách hàng và cả những người chứng kiến chúng tôi leo trèo đều nhắc nhở phải cẩn thận và khuyên dùng đồ bảo hộ. Nhưng sắm đồ bảo hộ vừa tốn kém lại làm mất thời gian khi leo trèo nên chúng tôi ngại sử dụng. Khi leo trèo, chúng tôi cũng bảo nhau phải cẩn thận, tránh những cành nhỏ, cành bị mục, có nguy cơ gẫy cao để giảm rủi ro cho bản thân” – anh Nam chia sẻ.

Thiết nghĩ, hiệu quả công việc và nguồn thu nhập cần được đặt lên hàng đầu nhưng với những công việc có mức độ nguy hiểm cao thì điều quan trọng nhất là phải đảm bảo an toàn cho bản thân, cần trang bị bảo hộ lao động trong quá trình làm việc để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.

Mạnh Quân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cứu trợ khẩn cấp đợt 3 tới các tỉnh miền Bắc

Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cứu trợ khẩn cấp đợt 3 tới các tỉnh miền Bắc

(LĐTĐ) Ngày 13/9, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tiếp tục cứu trợ khẩn cấp đợt 3 cho 7 tỉnh, thành phố.
Đập lợn đất ủng hộ các bạn học sinh vùng bị ngập lụt do bão

Đập lợn đất ủng hộ các bạn học sinh vùng bị ngập lụt do bão

(LĐTĐ) Ngày 12/9, em Nguyễn Minh Khải, học sinh lớp 5B, Trường Tiểu học Hợp Thanh B đã đập lợn đất để ủng hộ các bạn học sinh ở vùng ngập úng 1,5 triệu đồng.
Hình ảnh đẹp về chiến sĩ công an, quân đội giúp người dân Sơn Tây khắc phục bão

Hình ảnh đẹp về chiến sĩ công an, quân đội giúp người dân Sơn Tây khắc phục bão

(LĐTĐ) Tại thị xã Sơn Tây, những ngày qua nước trên các sông dâng cao, có nguy cơ gây sạt lở, ngập lụt, đe dọa trực tiếp đến các hộ gia đình ven đê. Nắm bắt tình hình, các lực lượng như quân đội, công an, đoàn viên thanh niên… đã tổ chức gia cố đê điều, xuống đồng, giải cứu giúp bà con gặt lúa bị đổ gục trong bão lũ... tất cả đã tô thắm nét đẹp “Người chiến sĩ Thủ đô” trong lòng nhân dân.
Công nhân, viên chức, lao động thị xã Sơn Tây chung tay ủng hộ đồng bào sau bão lũ

Công nhân, viên chức, lao động thị xã Sơn Tây chung tay ủng hộ đồng bào sau bão lũ

(LĐTĐ) Phát huy truyền thống “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách” cùng chung tay chia sẻ, ủng hộ nhân dân vùng bị thiệt hại do bão lũ gây ra. Những ngày qua, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) thị xã Sơn Tây đã tích cực tham gia ủng hộ nhân dân bị ảnh hưởng do cơn bão số 3.
Cấm đường Tam Chúc - Khả Phong huyện Mỹ Đức vì ngập sâu

Cấm đường Tam Chúc - Khả Phong huyện Mỹ Đức vì ngập sâu

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội thông tin, từ chiều nay (13/9), chính thức cấm đường Tam Chúc - Khả Phong huyện Mỹ Đức vì ngập sâu.
Tổng LĐLĐ Việt Nam và Tỉnh ủy Hải Dương ký kết chương trình phối hợp công tác

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Tỉnh ủy Hải Dương ký kết chương trình phối hợp công tác

(LĐTĐ) Ngày 13/9, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương ký kết chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2024 - 2028.
Hà Nội: Rút lệnh báo động lũ ở nhiều quận, huyện giáp sông Hồng

Hà Nội: Rút lệnh báo động lũ ở nhiều quận, huyện giáp sông Hồng

(LĐTĐ) Chiều 13/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) thành phố Hà Nội ban hành Lệnh rút báo động I trên sông Hồng, tại địa phận các quận, huyện tiếp giáp sông Hồng.

Tin khác

Giáo dục nghề nghiệp có nhiều chuyển biến

Giáo dục nghề nghiệp có nhiều chuyển biến

(LĐTĐ) Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), mặc dù quy mô đào tạo giáo dục nghề nghiệp tăng, đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ của Việt Nam, tuy nhiên, trình độ học vấn của lực lượng lao động qua đào tạo ở nước ta vẫn còn thấp, chủ yếu là trung học cơ sở; trình độ đào tạo sơ cấp, dưới 3 tháng còn chiếm tỷ lệ cao (80%).
Thị trường lao động tiếp tục phục hồi và tăng trưởng

Thị trường lao động tiếp tục phục hồi và tăng trưởng

(LĐTĐ) Việc thành phố Hà Nội đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tăng cường thu hút FDI cùng với sự tăng trưởng mạnh của hoạt động công nghiệp chế biến chế tạo, du lịch lữ hành, hoạt động kinh doanh bất động sản, bán buôn bán lẻ... sẽ tạo điều kiện cho tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố tăng trưởng ổn định trong thời gian tới. Đây cũng là điều kiện để thị trường lao động Hà Nội tiếp tục đà phục hồi, tăng trưởng.
Cơ hội cho 1.000 lao động ngành nông nghiệp làm việc tại Australia

Cơ hội cho 1.000 lao động ngành nông nghiệp làm việc tại Australia

(LĐTĐ) Trong năm 2024, tối đa 1.000 lao động Việt Nam sẽ được sang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại Australia. Họ có thể làm công việc ngắn hạn từ 6 đến 9 tháng, hoặc dài hạn từ 1 đến 4 năm... Ngoài những quyền lợi về thu nhập, đây cũng là cơ hội để người lao động Việt Nam tích lũy kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng làm việc.
8 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 164 ngàn người

8 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 164 ngàn người

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, thời gian qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động luôn được thành phố Hà Nội coi trọng, đạt kết quả tích cực.
Nhiều rào cản tìm việc đối với lao động trẻ

Nhiều rào cản tìm việc đối với lao động trẻ

(LĐTĐ) Đa số lao động trẻ mới ra trường thiếu kinh nghiệm làm việc thực tế trong ngành hoặc vị trí mà họ quan tâm, trong khi các nhà tuyển dụng thường ưa chuộng ứng viên có kinh nghiệm làm việc. Cùng với đó, việc các doanh nghiệp yêu cầu ngày càng cao về bằng cấp, chứng chỉ cũng như một số ngành, nghề đòi hỏi những kỹ năng đặc biệt mà lao động trẻ chưa có… đó là những rào cản đối với lao động trẻ trong quá trình tìm việc hiện nay.
Người lao động có thể được hưởng đến 490% lương nếu đi làm dịp lễ Quốc khánh 2/9

Người lao động có thể được hưởng đến 490% lương nếu đi làm dịp lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, người lao động đi làm có thể được hưởng tổng cộng 490% lương.
Kiếm tiền triệu mỗi ngày dịp lễ Quốc khánh 2/9 ở Thủ đô

Kiếm tiền triệu mỗi ngày dịp lễ Quốc khánh 2/9 ở Thủ đô

(LĐTĐ) Thợ chụp ảnh, người giao hàng, tài xế công nghệ, giúp việc nhà, nhân viên bán hàng,... có thể thu nhập từ 1 - 2 triệu đồng mỗi ngày dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay.
Tiếp tục xử phạt nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Tiếp tục xử phạt nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động

(LĐTĐ) Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục xử phạt nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động do có các vi phạm về ký không đúng mẫu hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, chậm đóng tiền vào quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước…
Giải pháp khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”

Giải pháp khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”

(LĐTĐ) Mỗi năm cả nước có khoảng 600.000 - 700.000 học sinh vào đại học. Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” trên thị trường lao động. Để khắc phục tình trạng này, theo các chuyên gia, giải pháp tiên quyết là cần gắn kết chặt chẽ trường nghề với doanh nghiệp, nâng cao tính thực tiễn trong quá trình đào tạo, gia tăng cơ hội việc làm cho sinh viên học nghề sau khi tốt nghiệp… Đó là những nội dung được trao đổi tại buổi Tọa đàm “Xu thế đào tạo nghề: Góc nhìn đa chiều” do báo Kinh tế và Đô thị tổ chức mới đây.
Tháng 7, thành phố Hà Nội giải quyết việc làm cho gần 21 nghìn lao động

Tháng 7, thành phố Hà Nội giải quyết việc làm cho gần 21 nghìn lao động

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, tháng 7 vừa qua, thị trường Hà Nội tiếp tục đà phục hồi và phát triển. Trong tháng 7, Thành phố đã giải quyết việc làm cho gần 21 nghìn lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động