Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết bùng phát

(LĐTĐ) Trước tình hình dịch sốt xuất huyết (SXH) diễn biến phức tạp, nhiều địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội đã quyết liệt, chủ động đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Đặc biệt, hoạt động kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh môi trường phòng, chống bệnh SXH được các địa phương quan tâm, chú trọng.
Tuân thủ các khuyến cáo, ngăn nguy cơ “dịch chồng dịch” Huyện Mê Linh: Tăng cường phòng, chống dịch sốt xuất huyết Không nên tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Vừa qua, đoàn công tác Sở Y tế Hà Nội do Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương làm Trưởng đoàn đã kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh SXH tại huyện Đan Phượng.

Theo báo cáo từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Đan Phượng ghi nhận 65 ca mắc SXH. Số mắc bệnh tăng 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2021 (65 ca/28 ca). Trong đó, ghi nhận 1 ca tử vong tại thị trấn Phùng được chẩn đoán, nhận định do mắc bệnh SXH. Lũy kế từ 1/1/2022 đến nay, trên địa bàn huyện có 12 ổ dịch.

Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết bùng phát
Đoàn công tác của Sở Y tế Hà Nội kiểm tra dụng cụ chứa nước tại hộ gia đình, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng (Ảnh: Thắng Đạt).

Huyện Đan Phượng đã chủ động đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống dịch SXH. Huyện đã thành lập 16 đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh môi trường phòng, chống bệnh SXH; đồng thời kiện toàn và duy trì hoạt động thường xuyên của đội ngũ cộng tác viên/tổ phòng, chống SXH cộng đồng/đội xung kích diệt lăng quăng (bọ gậy). Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân triển khai quyết liệt chiến dịch diệt muỗi, lăng quăng (bọ gậy) trên địa bàn.

Công tác điều tra, giám sát được triển khai 100% các ổ dịch cũ; khi có ca mắc mới/ổ dịch tại các khu vực có nguy cơ cao được quan tâm và chú trọng. 16/16 xã, thị trấn tiếp tục về sinh môi trường hàng tuần tại các thôn, cụm, ngõ, các hộ gia đình, đặc biệt tập trung triệt để xử lý ổ dịch mới phát sinh nơi ở của các ca mắc mới... Qua công tác vệ sinh môi trường và giám sát, Tổ giám sát đã kiểm tra 202 lượt, 159.776 hộ đã được kiểm tra...

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương yêu cầu huyện Đan Phượng đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống dịch SXH. Trong đó, Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo quyết liệt, huy động các đơn vị liên quan cùng vào cuộc chống dịch, xử lý các ổ dịch cũ và ổ dịch mới phát sinh.

Trong đó, Tung tâm Y tế huyện Đan Phượng cần tăng cường giám sát dịch tễ, phát hiện các ca bệnh, ổ dịch. Giám sát véc tơ bao gồm những khu vực ổ dịch cũ, khu vực nguy cơ cao. Điều tra, xử lý khu vực xuất hiện ca bệnh, ổ dịch; tăng cường công tác vệ sinh môi trường.

Bệnh viện Đa khoa huyện Đan Phượng cần làm tốt việc phân luồng khám bệnh, tiếp nhận, cấp cứu, điều trị bệnh nhân... hạn chế các trường hợp diễn biến nặng, tử vong xảy ra.

Riêng đối với Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, cần bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh SXH tại các địa phương; tổ chức tập huấn và chủ động phối hợp với Trung tâm y tế tăng cường việc kiểm tra, giám sát, xử lý kịp thời ổ dịch, hạn chế dịch bùng phát trên địa bàn.

Còn tại huyện Mê Linh, theo báo cáo của Trung tâm y tế huyện, từ 8/8 - 30/8, trên địa bàn huyện đã xuất hiện 2 ổ dịch SXH tại thôn Liễu Trì, xã Mê Linh và thôn Hoàng Xá, xã Hoàng Kim. Trung tâm Y tế huyện phối hợp với chính quyền địa phương 2 xã nhanh chóng xử lý ổ dịch, xác minh dịch tễ về ca mắc SXH, giám sát véctơ truyền bệnh tại khu vực bệnh nhân thường trú. Đồng thời, thực hiện diệt lăng quăng và phun hóa chất diệt muỗi các hộ gia đình trong bán kính 200m nhằm tránh mầm bệnh phát tán, lây lan ra diện rộng.

Huyện đã quyết liệt xử lý ổ dịch, các xã kích hoạt đội xung kích tiến hành vệ sinh môi trường diệt lăng quăng, bọ gậy tại các điểm có nguy cơ cao. Đến nay, hai ổ dịch đã được khoanh vùng xử lý. Trạm Y tế xã Mê Linh và Trạm y tế xã Hoàng Kim tiếp tục giám sát chặt chẽ người nghi mắc SXH tại khu vực có ổ dịch. Tăng cường tuyên truyền để người dân biết và chủ động phối hợp với chính quyền, ngành Y tế tích cực, chủ động các biện pháp phòng, chống dịch SXH.

Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết bùng phát
Nhân viên y tế phun thuốc chống dịch sốt xuất huyết.

Theo Sở Y tế Hà Nội, trong 8 tháng năm 2022, toàn thành phố Hà Nội ghi nhận hơn 1.400 ca mắc SXH (tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2021) nhưng chưa ghi nhận trường hợp tử vong.

Một số quận, huyện có tỷ lệ mắc SXH cao như: Đống Đa, Ba Đình, Thanh Trì… Type vi rút gây bệnh phát hiện được trong năm 2022 là Dengue 1 và Dengue 2. Theo nhận định, dịch SXH sẽ gia tăng mạnh trong tháng 9 và tháng 10 tới. Hiện, số ca mắc SXH đang tăng khoảng 20%/tuần.

Theo dự báo, tình hình dịch bệnh SXH tại Hà Nội có nguy cơ bùng phát trong thời gian tới do bắt đầu bước vào mùa dịch theo chu kỳ hàng năm, số mắc tăng nhanh theo từng tuần (bắt đầu tăng từ tháng 7, tăng nhanh trong tháng 8-9, thường đạt đỉnh vào tháng 10); dịch SXH có thể bùng phát sau 4 – 5 năm (năm 2017 dịch bùng phát, sau 5 năm là năm 2022).

Nhằm ngăn chặn không để dịch SXH bùng phát, Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội phối hợp với Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh hoạt động giám sát véc tơ truyền bệnh, giám sát dịch tễ, đánh giá đúng tình hình dịch, phát hiện sớm ổ dịch và ca bệnh để xử lý kịp thời. Đồng thời tăng cường thực hiện các chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, phun hóa chất diện rộng...

Cùng với đó, rà soát trang thiết bị, hóa chất, vật tư… bảo đảm đủ cho nhu cầu phòng, chống dịch SXH. Riêng đối với các cơ sở y tế, các bệnh viện, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu tổ chức tốt việc phân tuyến, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong.

Đến nay, bệnh SXH chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả nhất là diệt muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy và phòng muỗi đốt.

Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, mỗi người dân mỗi tuần hãy dành 10 phút để diệt bọ gậy, lăng quăng. Đồng thời, tích cực phối hợp với ngành Y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch; nếu có biểu hiện nghi ngờ mắc SXH, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn, điều trị kịp thời...

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Không thu viện phí các khoản không được BHYT thanh toán với nạn nhân bị bão lũ

Không thu viện phí các khoản không được BHYT thanh toán với nạn nhân bị bão lũ

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị các cơ sở y tế không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán đối với nạn nhân bị thương do bão lũ gây ra.
Phối hợp xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh

Phối hợp xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh

(LĐTĐ) Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm và ngành Giáo dục quận đã phối hợp, tập trung chỉ đạo tổ chức Công đoàn tham gia công tác quản lý, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của ngành, xây dựng tổ chức Công đoàn và xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh.
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 đề xuất được nghỉ 9 ngày

Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 đề xuất được nghỉ 9 ngày

(LĐTĐ) Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), cán bộ công chức, viên chức, người lao động sẽ được nghỉ Tết Âm lịch 2025 trong 9 ngày, bắt đầu từ ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn, đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ.
Đẩy nhanh xử lý các công trình gặp sự cố, hư hỏng để ứng phó với các đợt bão, lũ có thể xảy ra

Đẩy nhanh xử lý các công trình gặp sự cố, hư hỏng để ứng phó với các đợt bão, lũ có thể xảy ra

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 3064/UBND-KTN về việc bảo đảm an toàn, ổn định đời sống của nhân dân sau mưa lũ.
Công đoàn Thanh Trì thăm và hỗ trợ công nhân lao động bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Công đoàn Thanh Trì thăm và hỗ trợ công nhân lao động bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Lãnh đạo Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện đã có buổi đến thăm hỏi, động viên tặng quà công nhân lao động bị ảnh hưởng do cơn bão số 3.
Ngọt ngào hương vị bánh trung thu cổ truyền

Ngọt ngào hương vị bánh trung thu cổ truyền

(LĐTĐ) Cuộc sống hiện đại, phong tục rước đèn, phá cỗ trong đêm Trung thu có nhiều sự thay đổi, mâm cỗ cũng trở nên phong phú hơn với sự góp mặt của nhiều loại bánh trung thu. Tuy nhiên bánh trung thu truyền thống vẫn là sự lựa chọn của nhiều người dân. Sự mộc mạc của những chiếc bánh nướng, bánh dẻo, mùi thơm béo ngậy của nhân bánh, không chỉ đánh thức khứu giác của người thưởng thức mà còn gợi nhớ hồi tưởng về những kỉ niệm thời thơ ấu.
Sập hầm chui dân sinh đang thi công tại Tuyên Quang

Sập hầm chui dân sinh đang thi công tại Tuyên Quang

(LĐTĐ) Tối 16/9, tại khu vực thi công hầm chui dân sinh thuộc dự án cao tốc Tuyên Quang-Hà Giang qua địa phận tỉnh Tuyên Quang (thôn Khe Đảng, xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) xảy ra vụ tai nạn lao động khiến 1 người tử vong.

Tin khác

Đẩy nhanh xử lý các công trình gặp sự cố, hư hỏng để ứng phó với các đợt bão, lũ có thể xảy ra

Đẩy nhanh xử lý các công trình gặp sự cố, hư hỏng để ứng phó với các đợt bão, lũ có thể xảy ra

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 3064/UBND-KTN về việc bảo đảm an toàn, ổn định đời sống của nhân dân sau mưa lũ.
Ngọt ngào hương vị bánh trung thu cổ truyền

Ngọt ngào hương vị bánh trung thu cổ truyền

(LĐTĐ) Cuộc sống hiện đại, phong tục rước đèn, phá cỗ trong đêm Trung thu có nhiều sự thay đổi, mâm cỗ cũng trở nên phong phú hơn với sự góp mặt của nhiều loại bánh trung thu. Tuy nhiên bánh trung thu truyền thống vẫn là sự lựa chọn của nhiều người dân. Sự mộc mạc của những chiếc bánh nướng, bánh dẻo, mùi thơm béo ngậy của nhân bánh, không chỉ đánh thức khứu giác của người thưởng thức mà còn gợi nhớ hồi tưởng về những kỉ niệm thời thơ ấu.
Làng bánh trung thu trăm tuổi ở Thủ đô

Làng bánh trung thu trăm tuổi ở Thủ đô

(LĐTĐ) Nhắc đến làng nghề bánh trung thu truyền thống ở Hà Nội, hẳn rằng cái tên Xuân Đỉnh (nay là phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) sẽ hiển hiện trong suy nghĩ của nhiều người, đây là một trong những cái nôi của nghề làm bánh trung thu của Việt Nam.
Công an huyện Ba Vì mang "mùa trăng yêu thương" đến trẻ em những địa bàn bị lũ, lụt

Công an huyện Ba Vì mang "mùa trăng yêu thương" đến trẻ em những địa bàn bị lũ, lụt

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của mua bão, nước lũ dâng cao đã gây ra tình trạng ngập úng nghiêm trọng tại một số xã trên địa bàn huyện Ba Vì, Hà Nội. Với mong muốn giúp các em có một mùa trăng vẹn tròn, ý nghĩa, Đoàn thể Công an huyện Ba Vì phối hợp các mạnh thường quân tổ chức trao tặng hàng trăm xuất quà cho các em nhỏ vùng lũ gồm bánh trung thu, đèn ông sao, nhu yếu phẩm cần thiết, sách vở...
“Phép thử” cho giao thông Thủ đô

“Phép thử” cho giao thông Thủ đô

(LĐTĐ) Bão số 3 (Yagi) quét qua Hà Nội, làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết cấu, hạ tầng giao thông. Minh chứng dễ thấy nhất là hàng loạt các trục giao thông xảy ra ngập úng, hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông… Cơn bão số 3 là “phép thử” với năng lực ứng phó bão của ngành Giao thông Thủ đô trong việc khắc phục và giảm thiểu thiệt hại, tránh bị động trong mọi tình huống.
Triển lãm 3D kể chuyện 70 năm giải phóng

Triển lãm 3D kể chuyện 70 năm giải phóng

(LĐTĐ) Trong không khí tự hào, hân hoan và đầy xúc động dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I tổ chức Triển lãm 3D trực tuyến mang tên “Hỡi đồng bào Thủ đô!”. Đây không đơn thuần chỉ là một sự kiện văn hóa thông thường, mà còn là cơ hội quý báu để công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ, được đắm mình trong dòng chảy lịch sử hào hùng của mảnh đất nghìn năm văn hiến - Hà Nội.
Khơi gợi tiềm năng làng cổ

Khơi gợi tiềm năng làng cổ

(LĐTĐ) Hà Nội hiện có nhiều làng cổ với kiến trúc độc đáo, truyền thống lịch sử và bề dày văn hóa. Tiêu biểu trong các làng cổ có thể kể đến như: Đường Lâm, Cự Đà, Bát Tràng… mỗi nơi lại có một sắc thái riêng biệt, thu hút sự quan tâm của du khách gần xa. Tuy nhiên, dù làng cổ được đánh giá là "mỏ vàng" hiện hữu, có nhiều tiềm năng phục vụ du lịch Thủ đô, nhưng hiện các huyện ngoại thành vẫn chưa khai thác hết giá trị vốn có.
Hà Nội: Tiếp nhận hơn 61,4 tỷ đồng ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do bão lũ

Hà Nội: Tiếp nhận hơn 61,4 tỷ đồng ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Tính đến 16h ngày 16/9, tổng số tiền các đơn vị, cá nhân đã chuyển về Quỹ Cứu trợ thành phố Hà Nội để ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ là 61,461 tỷ đồng.
Quận Hai Bà Trưng trao 2,49 tỷ đồng ủng hộ người dân bị thiệt hại do bão số 3

Quận Hai Bà Trưng trao 2,49 tỷ đồng ủng hộ người dân bị thiệt hại do bão số 3

(LĐTĐ) Chỉ sau 1 tuần phát động, tính đến hôm nay, 16/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam quận Hai Bà Trưng đã nhận được sự tham gia ủng hộ nhân dân bị thiên tai do bão lũ của các tổ chức, cá nhân, với tổng số tiền 2,49 tỷ đồng.
Hội Chữ thập đỏ Hà Nội hỗ trợ người dân huyện Mỹ Đức bị ngập lụt

Hội Chữ thập đỏ Hà Nội hỗ trợ người dân huyện Mỹ Đức bị ngập lụt

(LĐTĐ) Đoàn công tác Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội cùng các cơ sở Hội, các đơn vị, nhà hảo tâm tổ chức chương trình trao quà cho người dân đang bị ngập lụt do ảnh hưởng mưa lũ trên địa bàn huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động