“Tăng áp động mạch phổi” - cái chết được báo trước
Bữa ăn của người Việt và con đường đến nghĩa địa rất ngắn | |
Uống nhiều rượu - cái chết được báo trước ! |
Trên thế giới, tỉ lệ người mắc tăng áp động mạch phổi là 2 - 25 người/triệu dân. Ở Mỹ, theo một nghiên cứu gần đây cho thấy tỉ lệ này là 2/1000 trẻ sơ sinh sống. Ở Việt Nam chưa có thống kê đầy đủ.
Bệnh tăng áp phổi có thể gặp từ tuổi sơ sinh tới người cao tuổi, tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. PGS.TS Trương Thanh Hương - Trưởng đơn vị Tim mạch trẻ em, Viện Tim mạch Quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai) - cho biết: Bệnh tăng áp động mạch phổi nếu không được điều trị hoặc loại bỏ nguyên nhân gây bệnh thì thường có tiên lượng rất nặng và có các biến chứng như: Bệnh tim do phổi dẫn đến suy tim bên phải, tiên lượng nặng và gây ra tử vong; tăng áp động mạch phổi làm tăng khả năng hình thành các cục máu đông trong động mạch nhỏ trong phổi, gây nhồi máu phổi, nếu có hẹp hay tắc mạch máu lớn có thể gây sốc và tử vong; chứng loạn nhịp tim (tim đập không đều - loạn nhịp tim) nguồn gốc từ nhĩ hoặc thất là biến chứng của tăng áp động mạch phổi).
Có các triệu chứng như chóng mặt, đánh trống ngực hoặc ngất xỉu và có thể gây tử vong; ho máu cùng với chảy máu trong phổi là một biến chứng nặng có khả năng gây tử vong.
“Trước năm 1980, khi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu thì thời gian sống trung bình của người bệnh từ khi phát hiện bệnh TAĐMP vô căn cho đến khi tử vong là 2,8 năm. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nếu tìm được nguyên nhân gây TAĐMP thì bệnh nhân sẽ được điều trị theo nguyên nhân.
Trong trường hợp, TAĐMP vô căn (không rõ nguyên nhân) hoặc nguyên nhân không loại bỏ được, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng các thuốc giãn động mạch phổi và các biện pháp điều trị hỗ trợ tùy thuộc vào nhóm bệnh và mức độ nặng của bệnh” - bác sĩ Hương cho biết thêm.
Được biết, đối với các thuốc điều trị đặc hiệu, hiện trên thế giới có 4 -5 nhóm thuốc chính, trong từng nhóm thuốc có các loại thuốc khác nhau.
Một số thuốc đã có nghiên cứu chứng minh hiệu quả làm giảm tỉ lệ tử vong như Bosentan hoặc cải thiện triệu chứng cho người bệnh như Sildenafil. Hiện nay, Viện Tim mạch (Bệnh viện Bạch Mai) có 3 loại thuốc đặc hiệu: Bosentan, Iloprost và Sildenafil.
Ngọc Thủy
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44