Tai nạn lao động với những con số nhức nhối

Đánh giá về tình hình tai nạn lao động 6 tháng đầu năm 2024, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, số vụ tai nạn lao động phần lớn xảy ra trong khu vực có quan hệ lao động, với 2.755 vụ trong nửa đầu năm nay, làm 2.834 người bị nạn, trong đó, có 245 vụ tai nạn lao động chết người, 268 người chết, 710 người bị thương nặng.
An toàn lao động vẫn… đáng báo động! Khẩn trương điều tra, làm rõ vụ tai nạn lao động làm 10 người thương vong tại Quốc Oai

Giảm người chết, tăng người bị thương nặng do tai nạn lao động

Mới đây, Bộ LĐTBXH phát hành báo cáo về tình hình tai nạn lao động 6 tháng đầu năm 2024, và đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm chủ động ngăn ngừa sự cố và tai nạn lao động.Theo báo cáo của 61/63 tỉnh, thành phố, trong 6 tháng đầu năm 2024, trên toàn quốc đã xảy ra 3.201 vụ tai nạn lao động (giảm 227 vụ, tương ứng với 7,09% so với 6 tháng đầu năm 2023), làm 3.065 người bị nạn (bao gồm cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động). Trong đó, số vụ tai nạn lao động chết người là 320 vụ, giảm 25 vụ, tương ứng 7,25% so với cùng kỳ. Số người chết vì tai nạn lao động là 346 người, giảm 7 người, tương ứng giảm 1,98%.

Tai nạn lao động với những con số nhức nhối
Hiện trường vụ tai nạn nổ lò hơi xảy ra tại tỉnh Đồng Nai, tháng 5/2024.

Trái với việc số vụ tai nạn và số người chết vì tai nạn lao động giảm, thì số người bị thương nặng lại tăng lên. Nửa đầu năm 2024, cả nước ghi nhận 810 người bị thương nặng, tăng 26 người, tương ứng với 3,32% so với 6 tháng đầu năm 2023. Những địa phương có số người chết vì tai nạn lao động nhiều nhất, bao gồm cả khu vực có quan hệ lao động và không theo hợp đồng lao động như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình. Số vụ tai nạn lao động phần lớn xảy ra trong khu vực có quan hệ lao động, với 2.755 vụ trong nửa đầu năm nay, làm 2.834 người bị nạn. Trong đó, có 245 vụ tai nạn lao động chết người, 268 người chết, 710 người bị thương nặng. Điển hình một số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng (làm chết người và bị thương nhiều người) tại các địa phương như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Yên Bái, Đồng Nai, Bình Dương, Bắc Giang, Lào Cai, Quảng Ninh và xảy ra trong các lĩnh vực xây dựng, xi măng, khai thác khoáng sản…

Ngoài một số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng đang trong quá trình điều tra, 6 tháng đầu năm 2024, các địa phương báo cáo có 14 vụ tai nạn lao động đề nghị khởi tố, 17 vụ đã có quyết định khởi tố của cơ quan Cảnh sát điều tra. Những lĩnh vực sản xuất kinh doanh xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người là khai thác khoáng sản, chiếm 14,13% tổng số vụ tai nạn và 13,07% tổng số người chết; lĩnh vực xây dựng chiếm 12,11% tổng số vụ tai nạn, và 13,15% tổng số người chết; lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng chiếm 10,2% tổng số vụ, và 10,82% tổng số người chết; lĩnh vực dịch vụ chiếm 6,9% tổng số vụ và 5,59% tổng số người chết...

Tăng cường kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động

Theo số liệu báo cáo sơ bộ của các địa phương, thiệt hại về vật chất do tai nạn lao động xảy ra 6 tháng đầu năm 2024 như sau: Chi phí tiền thuốc, mai táng, tiền bồi thường cho gia đình người chết và những người bị thương,... là trên 9.222 tỷ đồng (tăng khoảng 3.597 tỷ đồng so với 6 tháng đầu năm 2023). Thiệt hại về tài sản trên 410 tỷ đồng (giảm khoảng 291 tỷ đồng so với cùng kỳ 2023). Số ngày nghỉ bình quân tính trên 1 người lao động do bị tai nạn lao động là khoảng 16 ngày (giảm khoảng 10 ngày so với cùng kỳ).

Căn cứ vào tình hình tai nạn lao động trong 6 tháng đầu năm 2024, để chủ động phòng ngừa và hạn chế tai nạn lao động trong thời gian tới, Bộ LĐTBXH đề nghị các bộ, ngành chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc ngành, và lĩnh vực quản lý chủ động kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động đồng thời phối hợp với Bộ trong thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng như: Xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, khoáng sản, quản lý máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, đặc biệt là các công trình xây dựng trọng điểm, tiếp giáp với khu dân cư, đông người qua lại, thiết bị nâng, thang máy...

Bộ LĐTBXH cũng đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng tại địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định an toàn, vệ sinh lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn. Đặc biệt, các lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng. Chú ý đến hoạt động xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn tại doanh nghiệp; thực hiện báo cáo tai nạn lao động theo quy định của luật hiện hành.

Các đơn vị cũng cần tăng cường tổ chức điều tra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động; tăng cường triển khai công tác phòng ngừa tai nạn lao động, với sự hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Đối với các doanh nghiệp, Bộ LĐTBXH yêu cầu tăng cường triển khai công tác an toàn, vệ sinh lao động, chú trọng đến các hoạt động tự kiểm tra, chủ động kiểm soát phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm, có hại tại doanh nghiệp, phòng ngừa tai nạn lao động do sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, ngã cao, điện giật, vật rơi, đổ sập, đặc biệt, cần tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, chứng chỉ nghề cho người lao động theo quy định.

Theo Bộ LĐTBXH, một số nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động chết người gồm: Nguyên nhân do người sử dụng lao động chiếm 31,12% tổng số vụ, chiếm 30,82% tổng số người chết; nguyên nhân do người lao động chiếm 19,25% tổng số vụ và 21,26% tổng số người chết; còn lại 49,63% tổng số vụ tai nạn lao động với 47,92% tổng số người chết xảy ra do các nguyên nhân khác như: Tai nạn giao thông, nguyên nhân tai nạn lao động do người khác gây ra, khách quan khó tránh.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Thời tiết thay đổi, xương khớp "lên tiếng": Bí quyết đánh bay đau khớp khi giao mùa

Thời tiết thay đổi, xương khớp "lên tiếng": Bí quyết đánh bay đau khớp khi giao mùa

Thời tiết thay đổi thất thường, đặc biệt trong giai đoạn giao mùa, thường khiến nhiều người phải đối mặt với tình trạng đau nhức xương khớp. Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng đến người cao tuổi mà còn tác động đến những người trẻ tuổi, đặc biệt là những ai có tiền sử bệnh lý về xương khớp. Vậy, tại sao sự biến đổi của thời tiết lại gây ra những cơn đau nhức này?
Thủ tướng quyết định điều động, bổ nhiệm các Thứ trưởng tại 7 Bộ

Thủ tướng quyết định điều động, bổ nhiệm các Thứ trưởng tại 7 Bộ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có quyết định điều động, bổ nhiệm các Thứ trưởng tại 7 Bộ: Ngoại giao, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Nội vụ, Nông nghiệp và Môi trường, Dân tộc và Tôn giáo.
Quan hệ Việt Nam - Campuchia không ngừng được củng cố và phát triển toàn diện

Quan hệ Việt Nam - Campuchia không ngừng được củng cố và phát triển toàn diện

Ngày 25/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thân mật tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN lần thứ hai (AFF2).
Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Hải Trung giữ chức Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo

Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Hải Trung giữ chức Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo

Tại Quyết định số 397/QĐ-TTg ngày 25/2/2025, Thủ tướng điều động, bổ nhiệm Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội giữ chức Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo.
Đợt mưa rét đang diễn ra ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Đợt mưa rét đang diễn ra ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Đợt rét hại cuối mùa ở miền Bắc đã khiến nhiệt độ giảm sâu và gây mưa kéo dài. Dự báo từ ngày 27/2, trời sẽ chuyển nắng, nhiệt độ tăng dần lên khoảng 28 độ C. Tuy nhiên, đến ngày 4/3, không khí lạnh tăng cường sẽ làm nhiệt độ giảm xuống, đưa thời tiết trở lại trạng thái rét.
Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền từ chối tiếp xúc cử tri

Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền từ chối tiếp xúc cử tri

Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ chức Việt Nam vừa ban hành Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Quận Hoàng Mai: Làm tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân

Quận Hoàng Mai: Làm tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chiều 25/2, quận Hoàng Mai tổ chức gặp mặt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Y tế.

Tin khác

TP.HCM: Tiếp tục duy trì mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định

TP.HCM: Tiếp tục duy trì mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định

Từ Tết Dương lịch năm 2025 đến nay, tình hình quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tương đối hài hòa, ổn định. Thành phố luôn quan tâm, theo dõi, giám sát chặt chẽ việc bảo đảm tình hình chi trả lương, thưởng, các khoản trợ cấp, hỗ trợ cho người lao động (NLĐ) trước và trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Tiền thưởng Tết Âm lịch năm 2025 của người lao động tăng 13%

Tiền thưởng Tết Âm lịch năm 2025 của người lao động tăng 13%

Theo báo cáo nhanh của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, tiền thưởng Tết Âm lịch Ất Tỵ năm 2025 của người lao động tăng 13% so với mức thưởng Tết Giáp Thìn năm 2024.
Gia nhập Công đoàn, người lao động được hỗ trợ tìm việc làm, học nghề

Gia nhập Công đoàn, người lao động được hỗ trợ tìm việc làm, học nghề

Khi gia nhập tổ chức Công đoàn, đoàn viên được Công đoàn tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ tìm việc làm, học nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp.
Thưởng Tết Nguyên đán ở Hà Nội: Cao nhất  311 triệu đồng

Thưởng Tết Nguyên đán ở Hà Nội: Cao nhất 311 triệu đồng

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội vừa báo cáo tình hình tiền lương năm 2024 và kế hoạch thưởng Tết Dương lịch và Tết Ất Tỵ năm 2025 của các doanh nghiệp trên địa bàn.
Mức phạt đối với doanh nghiệp chậm nộp tiền bảo hiểm xã hội

Mức phạt đối với doanh nghiệp chậm nộp tiền bảo hiểm xã hội

Chị Nguyễn Thị Loan (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) hỏi: Doanh nghiệp chậm nộp tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp có bị phạt không? Mức phạt như thế nào?
Quyết liệt thanh kiểm tra, đảm bảo quyền lợi người lao động

Quyết liệt thanh kiểm tra, đảm bảo quyền lợi người lao động

11 tháng năm 2024, Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội đã chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành thực hiện 4.243 cuộc thanh tra, kiểm tra về chấp hành pháp luật BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), qua đó đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và quyền lợi người tham gia.
Tăng “quyền” cho lao động nữ qua đối thoại

Tăng “quyền” cho lao động nữ qua đối thoại

Thông qua thương lượng, đối thoại của tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã thay đổi cách nghĩ, cách làm, có chính sách chăm lo ngày càng tốt hơn quyền lợi cho lao động nữ, góp phần giúp họ ổn định cuộc sống, gắn bó nhiều hơn với doanh nghiệp.
Ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 12 tháng có đúng quy định không?

Ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 12 tháng có đúng quy định không?

Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Do đó, việc ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 12 tháng là đúng quy định của pháp luật.
Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu

Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu

An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) có vai trò, ý nghĩa quan trọng không những đối với người lao động (NLĐ), doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến đời sống của từng gia đình, đến sự phát triển của xã hội. Thời gian qua, các cấp, ngành của thành phố Hà Nội đã nỗ lực thực hiện tốt công tác ATVSLĐ giúp hạn chế tối đa tai nạn lao động.
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?

Theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn có liên quan, có nhiều trường hợp dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động, đối với mỗi trường hợp chấm dứt HĐLĐ, NLĐ sẽ có những quyền lợi khác nhau.
Xem thêm
Phiên bản di động