Sức sống mới trên vùng đất bãi

Vùng đất bãi ven sông thuộc xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) trước kia lấy chủ lực là cây ngô và chỉ được canh tác ít vụ nên cho hiệu quả kinh tế thấp. Những năm gần đây, hơn 100ha đất bãi “lột xác”, bóng dáng của những mô hình nhà màng, nhà lưới trồng rau công nghệ cao đã xuất hiện.
suc song moi tren vung dat bai Huyện Đan Phượng: Ứng dụng công nghệ cao, tận dụng vùng đất bãi
suc song moi tren vung dat bai Đến điểm bán hàng của 52 doanh nghiệp để được giảm giá 3-20%
suc song moi tren vung dat bai Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng và quảng bá sản phẩm

Những dải đất bãi xanh tươi và trù phú đang từng ngày mang lại kinh tế khấm khá cho người dân nơi đây, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn mới của Thủ đô.

Đất bãi mà hái ra tiền

Về xã Hồng Thái những ngày này, hẳn nhiều người không khỏi ngạc nhiên vì sự thay da đổi thịt của mảnh đất ven sông Hồng. Trải khắp các trục đường chính dẫn đến cánh bãi là những khu nuôi trồng thủy sản đan xen trong vườn cây trái xanh mướt mát. Dù là ở vùng bãi với hàng chục trang trại nối liền nhau nhưng khách lạ có thể dễ dàng tìm được địa chỉ muốn đến bởi các khu đều đã được quy hoạch khoa học và có hướng dẫn chỉ đường bài bản.

Nhắc chuyện đất bãi đổi thay, anh Đồng Quốc Dân (41 tuổi, thôn Duyên Yết) ngưng tay tưới nước cho 0,36ha bưởi giống hồ hởi: “Trước đây gia đình tôi trồng ngô, dù chăm bón hay cố gắng cách mấy cũng chỉ thu được khoảng 2 tạ rưỡi ngô/sào, tương đương hơn 2 triệu đồng/năm. Năng suất thấp, hơn nữa, trồng ngô đầu ra thường bị thương lái ép giá. Nay, cùng diện tích nhưng tôi chuyển sang trồng bưởi giống, công sức bỏ ra ít nhưng lợi nhuận thu được cao gấp 5 – 7 lần. Đầu năm tôi nhập cây giống là 10.000 đồng/cây, cuối năm tôi xuất bán là 50.000 – 70.000 đồng/cây. Vườn 1 vạn cây, trừ chi phí cho lợi nhuận từ 20 – 50 triệu đồng. Đó là với diện tích cây non, với cây 2 năm tuổi lợi nhuận còn cao hơn, hiện thương lái đến tận vườn trả tôi 300.000 đồng/cây, tôi vẫn chưa muốn bán. Nhờ canh tác đất bãi tôi có vốn để mở thêm xưởng may ở nhà. Hiện tại, xưởng có số lao động thường xuyên là 30 người”.

suc song moi tren vung dat bai
Cây măng tây xanh đem lại hiệu quả kinh tế cao cho vùng đất bãi xã Hồng Thái

Theo lời anh Dân, nếu như trước kia bóng dáng của mô hình nhà màng trồng rau màu công nghệ cao hay những khu nhà chăn nuôi hiện đại chỉ xuất hiện trên ti vi thì nay nó đã hiện hữu ở vùng đất bãi này. Sự thay đổi chẳng nói đâu xa có thể thấy ngay được trong việc người nông dân giờ đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn. “Làm nông giờ nhàn hạ, máy móc và đường điện được kéo đến tận ruộng. Chỉ mấy năm trước thôi, tôi và 2 nhân công mỗi khi muốn trừ sâu bệnh cho ngô phải sử dụng bình 20 lít đeo trên lưng, mất chẵn 2 ngày ròng rã mới làm xong. Giờ trừ sâu bệnh cho bưởi chỉ mất chưa đầy 3 giờ vừa làm vừa nghỉ. Thay đổi ở đây chứ đâu xa xôi” – anh Dân chia sẻ.

Theo nhiều người canh tác ở đây, thay bằng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún giờ những khu đất được nối nhau bằng thửa lớn rất thuận lợi cho trồng trọt hoặc chăn nuôi tập trung. Không chỉ vậy, chính quyền địa phương còn sát cánh với nông dân bằng cách hỗ trợ máy móc, công nghệ, mở lớp tập huấn hướng dẫn chuyển đổi cây trồng. Nhờ sự vào cuộc kịp thời này, máy làm đất, máy lên luống, hệ thống điện, đường ống tưới tiêu… đã được lắp đặt, rải đều khắp khu bãi.

Những người tiên phong

Điểm dễ nhận thấy nhất khi tiếp xúc với những người nông dân ở xã Hồng Thái đó là sự năng động, chịu khó, dám thử sức sản xuất ở những cây trồng mới theo hướng nông nghiệp hữu cơ, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thị trường tiêu dùng. Điển hình là việc nhiều hộ đã mạnh dạn phát triển cây măng tây xanh trên đất bãi, một loại rau “khó tính” và đặc biệt tiêu tốn nhiều công sức của người sản xuất.

Hỏi chuyện những người nông dân đang cặm cụi làm cỏ trên thửa đất canh tác măng tây xanh rộng bát ngát, tôi được biết chị Phan Thị Điệu (57 tuổi) là một trong ít người dám liều mình đầu tư trồng thử nghiệm hẳn 2ha loại cây mới này. Không chỉ vậy, công tác mở rộng sản xuất của chị hiện vẫn chưa dừng lại. Chị Điệu ấp ủ tham vọng sẽ đưa các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ sạch tới từng siêu thị, bếp ăn công nghiệp ở Phú Xuyên.

suc song moi tren vung dat bai
Nông dân khu đất bãi giờ đã biết ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Trong khu nhà màng rộng 4000m2, chuyên sử dụng để canh trồng rau an toàn và ươm măng tây xanh chị Điệu cho biết: “Đầu ra của sản phẩm rất đảm bảo, có bao nhiêu hết bấy nhiêu. Tôi chưa đưa được măng tây xanh vào được siêu thị bởi… không đủ cung cấp. Nhu cầu về măng tây xanh giờ lớn lắm, thị trường rất ưa chuộng. Trước tôi có 2ha, nay sẽ mở rộng hơn. Về các loại rau an toàn, hiện tại tôi chủ yếu cung cấp cho các bếp ăn khu công nghiệp”.

Đầu năm 2013, huyện Phú Xuyên đã tổ chức cho cán bộ xã Hồng Thái đi học kỹ thuật trồng măng tây xanh. Dù được hỗ trợ vốn nhưng người dân vẫn e dè. Thấy vậy, chị Điệu quyết định tiên phong trồng thí điểm loại cây này. Theo kinh nghiệm của chị Điệu, cây măng tây xanh trồng không quá phức tạp như mọi người suy nghĩ. Quy trình thường là, sau khi ươm giống trong bầu khoảng 3 tháng thì cây được mang ra vườn trồng. Trước khi trồng, phải lên luống 30cm, bón lót bằng phân chuồng hoai mục. Mỗi hốc trồng 1 cây, khoảng cách giữa cây với cây là 40 - 50 cm, có thể trồng từ 550 - 700 gốc/sào.

Có một điểm lạ, khác với các loại rau màu khác, măng tây xanh là giống cây không ưa thuốc bảo vệ thực vật. Cây chủ yếu mắc các bệnh về nấm mốc, khi bị bệnh, chỉ cần rắc vôi bột là có thể khỏi hẳn. Đáng lưu ý, măng tây xanh chỉ một lần trồng nhưng có thể cho thu hoạch 10 năm, thậm chí 15 năm nếu chăm sóc tốt. Sau 6 tháng trồng là có thể thu hoạch, năng suất năm đầu tiên đạt 2kg/sào/ngày, từ năm thứ tư trở đi có thể thu trên 5kg/sào/ngày. Chị Điệu nhẩm tính, nếu giá bán 80.000 - 100.000 đồng/kg như hiện nay, cây trồng này có thể mang thu nhập gấp 10 lần trồng ngô, mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người nông dân.

Đầu tháng 3/2017, xã Hồng Thái vinh dự được UBND thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Theo báo cáo 6 tháng đầu năm của UBND xã Hồng Thái, thu nhập bình quân năm 2016 của người dân đạt hơn 33 triệu đồng/người/năm. Tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 1,05%, lao động thường xuyên có việc làm đạt 94,2%. Hiện Hồng Thái đang xây dựng, phát triển vùng bãi hợn 100ha thành vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm, áp dụng sản xuất khoa học công nghệ đem lại thu nhập cao cho nhân dân, trong đó có việc thực hiện tốt đề án trồng cây măng tây xanh giàu chất dinh dưỡng.

Được biết, năm 2016 trừ hết mọi chi phí, gia đình chị Điệu thu lãi hơn 200 triệu đồng từ loại cây trồng mới này. Thời gian tới, chị dự định mở rộng khu sản xuất măng tây ra 3,6ha. Theo tìm hiểu, để phát triển mô hình trồng măng tây và rau sạch này, chị Điệu luôn duy trì đều đặn việc làm cho 25 người với mức lương 3 – 5 triệu đồng/người.

Ngoài việc phát triển các giống cây mới cho năng suất cao, một điểm đáng ghi nhận được từ xã Hồng Thái đó là mạnh dạn nhân rộng mô hình trang trại nhỏ. Trang trại của ông Tạ Đình Căn, Chủ tịch Hội Nông dân xã là một ví dụ. Dù khu trang trại của ông Căn chỉ có diện tích 2,7ha, nhưng nhờ biết ứng dụng kỹ thuật vào chăn nuôi nên ông nuôi 2.500 con lợn. Gần đây, ông còn đầu tư nhà lưới đưa công nghệ sản xuất nấm vào với diện tích 1.000m2, bước đầu cho hiệu quả tốt. Bên cạnh trang trại của ông Căn, hiện mô hình VAC của anh Đồng Duy Hưng, thôn Duyên Yết cũng đem lại hiệu quả cao, trở thành trang trại “điểm” trong vùng. Theo đó, trang trại của anh Hưng đã tập trung chăn nuôi quy mô 300 lợn thịt kết hợp ao cá và canh tác cây ăn quả… Mô hình này hiện mang lại thu nhập cho anh Hưng hàng trăm triệu đồng/năm.

Có thể thấy, tập trung khai thác thế mạnh vùng đất bãi đang là hướng đi hiệu quả trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở xã Hồng Thái. Đáng ghi nhận hơn, bằng sự nhanh nhạy của mình, những nông dân nơi đây đã và đang “biến” sản phẩm nông nghiệp giá trị cao, thành nơi “hái” ra tiền, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế địa phương.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Tin khác

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua ghi nhận sự phân quyền mạnh mẽ, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong đầu tư, phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. Vệc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 sẽ kỳ vọng thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án.
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

(LĐTĐ) Quy hoạch sẽ cho thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai hình thành phân khu đô thị phía Tây, tăng diện tích công viên cây xanh - không gian mở, đất khu trung tâm công cộng - thương mại dịch vụ đô thị, đất giao thông.
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

(LĐTĐ) Những tháng cuối năm, lượng khách du lịch trong và ngoài nước tham quan gia tăng tại khu vực phố cổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Cùng với đó là tình trạng xe khách, xe du lịch… đón, trả khách tại các cơ sở lưu trú, điểm tham quan chưa tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật; tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị diễn biến phức tạp tiềm ẩn nguy cơ gây ùn ứ giao thông…
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

(LĐTĐ) Qua kiểm tra hiện trường nhiều tuyến phố trên địa bàn Thủ đô, vẫn còn nhiều cây xanh nghiêng, đổ sau bão số 3 chưa được chống dựng lại, Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu khắc phục ngay tình trạng này, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp xử lý vi phạm về trật tự đô thị, trật tự công cộng, phòng ngừa ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, tại khu vực chợ đầu mối Nhổn, quận Bắc Từ Liêm, qua Quốc lộ 32 vẫn còn tình trạng các tiểu thương, hộ kinh doanh sử dụng phương tiện ô tô, xe máy chở hàng, người bán hàng lấn chiếm lòng đường làm nơi kinh doanh, buôn bán…
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

(LĐTĐ) Tham gia phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn Thành phố (thực hiện khoản 2, khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô), một số ý kiến cho rằng, cơ quan soạn thảo cần làm rõ thế nào là “trường hợp cần thiết”; đồng thời xem xét kỹ về “thẩm quyền áp dụng”.
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

(LĐTĐ) Những phát hiện, thông tin phản ánh hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông qua trang Zalo của người dân chính là "cánh tay nối dài" giúp lực lượng Cảnh sát giao thông có được thông tin vi phạm, làm căn cứ để kiểm tra, xác minh, xử lý.
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

(LĐTĐ) “Siêu mỏng, siêu méo” là cụm từ quen thuộc để gọi những căn nhà hầu hết đều mọc lên sau khi giải phóng mặt bằng, mở rộng các tuyến đường. Trong nỗ lực để xóa bỏ tình trạng này, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 61 quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn, trong đó có nêu rõ phương án đối với các ngôi nhà với diện tích còn lại quá nhỏ sau khi triển khai thực hiện dự án.
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 23 (ban hành ngày 25/7/2019) của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong tháng 10/2024, Thanh tra Sở Xây dựng Thành phố đã phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra 6.166 lượt, phát hiện 31 trường hợp công trình vi phạm trật tự xây dựng, tăng 7 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (tăng 29,2%).
Xem thêm
Phiên bản di động