Sức hút từ cây di sản
Cây thị cổ thụ đình Trung Tự được công nhận cây di sản Việt Nam Mở cung đường du lịch từ… “cây di sản” |
Nơi lưu dấu ký ức làng quê
Không biết bao nhiêu lần tôi đã về khám phá mảnh đất Ba Vì mây trắng. Trong hành trình tìm hiểu về làng xã, tôi biết đến xã Thuần Mỹ, nơi có tới 24 cổ thụ, trong đó có cây hơn 700 tuổi. Thuần Mỹ những năm gần đây việc xây dựng nông thôn mới giúp cho đời sống kinh tế, văn hóa của người dân không ngừng được nâng lên.
Đặc biệt, trên địa bàn xã có suối nước nóng, hàng năm thu hút nhiều khách du lịch. Những cổ thụ thấp thoáng dưới những ngôi nhà tầng mới xây, đặc biệt ba cây gạo nằm ven làng, sát dòng Đà Giang đã tạo cảnh sắc vô cùng tuyệt diệu cho du khách khi đến Thuần Mỹ.
![]() |
Các vùng quê ngoại thành đã không ngừng phát triển, tiếp biến văn hóa. Việc giữ hồn làng, hồn cổ thụ cũng quan trọng, bởi cổ thụ đã và đang nói với con người rất nhiều điều về những trầm tích văn hóa, những nề thói làng quê. Ảnh: Đinh Luyện |
Ngay tại trụ sở UBND xã Thuần Mỹ, đặt tại thôn Lương Khê cũng có ba cây đa hơn 200 năm. Từ năm 2013, Thuần Mỹ xây dựng nông thôn mới, với phương châm không ỷ lại, trông chờ, từng bước nâng cao thu nhập của người dân. Việc xây dựng các phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc cũng được nâng cao.
Đặc biệt, hương ước của các làng cũng được xây dựng, trong đó ngoài nội dung chung tay phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh trật tự, xây dựng mô hình dòng họ tự quản, dòng họ hiếu học, còn có nội dung bảo vệ cổ thụ.
Tôi đã từng có cơ duyên được tham dự lễ đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho cây thị cổ thụ trong di tích lịch sử văn hóa và cách mạng kháng chiến Đình Trung Tự (phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội).
Khi ấy, trong không khí náo nức, ông Trần Vũ Đại, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Phương Liên chia sẻ, cây thị cổ thụ tại Đình Trung Tự đã có từ nhiều đời nay. Tuổi đời của cây đã trên 300 năm. Cây dáng đứng thẳng, thân tán rộng đường kính 18m cao khoảng 30m, tán cây tỏa mát một phần mái và sân Đình.
Điểm đáng quý ở chỗ, cây dù hơn 300 năm tuổi nhưng vẫn xanh tốt, ra hoa kết trái đều đặn. Có nhiều khi quả thị rụng vàng kín cả sân Đình, người dân quanh vùng cũng vì vậy được “hưởng lộc” thơm ngát.
Bên cạnh ý nghĩa tinh thần to lớn, là nơi sinh hoạt của người dân quanh vùng thì xưa, cũng tại gốc cây thị cổ trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp thì cây đã từng là nơi tụ họp của du kích làng Trung Tự chống quân Pháp xâm lược.
![]() |
Cây đa Viên Nội, huyện Ứng Hoà, Hà Nội đón nhận danh hiệu Cây di sản, trở thành điểm nhấn ấn tượng cho du lịch địa phương. |
Ngoại thành Hà Nội còn nhiều Cây di sản được vinh danh, trong đó nhiều cổ thụ có thế đẹp như cây đa 9 gốc làng Yên Lạc, xã Cần Kiệm (Thạch Thất). Cây đa cổ 9 gốc đứng trước đình làng, ngay cạnh bến sông Tích Giang; Cây đa làng Dược Thượng, xã Tiên Dược (Sóc Sơn); cây thị ngàn năm tuổi ở đền thờ hoàng tử Lý Linh Lang - thôn Nhuận Trạch, xã Vạn Thắng (huyện Ba Vì); cây muỗm làng Mỹ Tiên, xã Bột Xuyên (huyện Mỹ Đức)…
Tại những vùng đất này, các cổ thụ không chỉ là cây bình thường, mà là thực thể có hồn, nuôi dưỡng tâm hồn biết bao thế hệ người dân, các dòng họ hiếu học, là nơi mỗi người con đi xa luôn hướng về.
Làm sao để giữ gìn?
Cây cổ thụ khi được công nhận Cây di sản Việt Nam trở thành điểm nhấn cho hoạt động du lịch là điều hoàn toàn có thực trong thực tế. Tại nhiều vùng, khi cây được công nhận, đó trở thành niềm vui, sự tự hào và là điểm nhấn của cả vùng.
Còn nhớ, tháng 6/2024, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam đã công bố quyết định công nhận cây Bàng thuộc Tổ dân phố Bích Đầm (phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang) là cây di sản Việt Nam.
Thời điểm được công nhận, cây được xếp vào cây di sản có kích thước lớn nhất được ghi nhận ở thành phố Nha Trang, với chu vi đo sát gốc 6,1m; đường kính gốc 1,9m; chiều cao cây 21m.
Ngoại thành Hà Nội còn nhiều Cây di sản được vinh danh, trong đó nhiều cổ thụ có thế đẹp như cây đa 9 gốc làng Yên Lạc, xã Cần Kiệm (Thạch Thất). Cây đa cổ 9 gốc đứng trước đình làng, ngay cạnh bến sông Tích Giang; Cây đa làng Dược Thượng, xã Tiên Dược (Sóc Sơn); cây thị ngàn năm tuổi ở đền thờ hoàng tử Lý Linh Lang - thôn Nhuận Trạch, xã Vạn Thắng (huyện Ba Vì); cây muỗm làng Mỹ Tiên, xã Bột Xuyên (huyện Mỹ Đức)… Tại những vùng đất này, các cổ thụ không chỉ là cây bình thường, mà là thực thể có hồn, nuôi dưỡng tâm hồn biết bao thế hệ người dân, các dòng họ hiếu học, là nơi mỗi người con đi xa luôn hướng về. |
Hơn hết, từ khi cây Bàng được công nhận cây di sản, người dân rất vui mừng, phấn khởi, xem đó là "báu vật xanh" của làng biển.
Nhìn thấy tài nguyên từ chính nơi mình ở, người dân trên đảo đã bắt đầu mày mò tập làm du lịch. Cây trở thành sản phẩm du lịch gì đặc biệt để níu bước chân du khách ở lại mỗi khi đến làng biển du lịch.
Và hơn cả, nhìn cây nhiều người nhận ra những giá trị, đó chính là điểm sáng, là màu sắc riêng làm nên sản phẩm du lịch độc đáo khi kết hợp với hoạt động trải nghiệm trên xứ đảo Bích Đầm.
Giống như cây Bàng ở xứ đảo Bích Đầm, có lần trở về làng Thụy Hương và Hương Gia, xã Phú Cường (huyện Sóc Sơn, Hà Nội), đi qua gốc đa cổ thụ, tôi bỗng nhớ những thước phim đã được sinh ra từ mảnh đất này. Hai ngôi làng này từng được mệnh là “làng Holywood của Việt Nam”, bởi từ trước năm 2006, Thụy Hương và Hương Gia hội tụ nhiều vẻ đẹp phù hợp để lấy bối cảnh quay phim. Hàng trăm người nông dân đã trở thành những diễn viên phụ, đồng thời có thêm nghề cung cấp đạo cụ cho các đoàn làm phim.
Bà Nguyễn Thị Gái, người làng Thụy Hương là một trong diễn viên quần chúng xuất sắc cho biết, điểm nhấn đặc sắc làm nên thành công của bộ phim đó là “cụ đa” đầu làng Thụy Hương. Cây cổ thụ nằm ở nơi hằng ngày người dân vẫn đi qua, ngước nhìn và ngày nay khi tìm về vùng đất này, tìm về điểm nhấn của bộ phim thì không thể thiếu bóng dáng cây đa cổ thụ.
![]() |
Những cây cổ thụ được công nhận là Cây di sản Việt Nam đã trở thành điểm nhấn ấn tượng cho mỗi làng quê Việt. |
Bà Nguyễn Thị Gái quả quyết với tôi, chính đạo diễn Đặng Nhật Minh đã phát hiện ra vẻ đẹp của cây cổ thụ - thứ chất liệu làm nên hồn làng. Ông đã làm bộ phim đầu tiên có tên Thương nhớ đồng quê (sản xuất năm 1995). Sau đó là bối cảnh cho các phim như Tết độc lập, Đất và người, Những ngọn nến trong đêm, Vui buồn sau lũy tre làng…
Nhìn từ những cây di sản như ở xứ đảo Bích Đầm hay cây ở làng Thụy Hương và Hương Gia có thể thấy, nếu người dân nơi có những cây cổ thụ được công nhận là Cây di sản Việt Nam biết cách bảo tồn, khai thác giá trị cây di sản… thì hoàn toàn có thể thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, nhiều cây di sản sau khi được vinh danh đã chết vì chưa có phương án bảo vệ. Cụ thể tại xã Minh Phú (huyện Sóc Sơn), 8 cây sau khi được vinh danh thì một cây đa tía bị bật gốc, một cây đa lông ba thân gãy mất thân chính, cây nhãn bị mối xông. Bởi thế, việc chung tay bảo vệ cổ thụ cần được làm quyết liệt hơn nữa.
Theo tìm hiểu, hiện mới có quy chế về việc vinh danh. Còn những chính sách, cơ chế về bảo tồn, bảo vệ cây di sản, trách nhiệm của chính quyền địa phương, ngành liên quan chưa được quy định cụ thể. Việc bảo tồn, bảo vệ mang tính tự phát, “mạnh ai nấy làm”.
Do đó, các ngành chức năng cần sớm có quy định hoặc đề xuất Chính phủ xây dựng quy định cụ thể về việc bảo tồn cây di sản; tạo hành lang pháp lý để cộng đồng dân cư, chính quyền các cấp xác định rõ trách nhiệm và xây dựng giải pháp huy động nguồn lực hiệu quả để phát huy giá trị cây di sản.
Bên cạnh đó, cây di sản gắn với cộng đồng, do đó việc tăng cường thông tin, tuyên truyền rất cần thiết, để nhân dân chung tay cùng chính quyền địa phương trong bảo vệ, chăm sóc.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Đoàn đại biểu cán bộ Công đoàn và CNVCLĐ quận Đống Đa dâng hương tại đền thờ Bác Hồ

Cháy xe bồn chở xăng trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, lái xe tử vong

Từ drama tình ái ViruSs, Pháo và Ngọc Kem: Một bộ phận giới trẻ, họ đang nghĩ gì?

Mensik hạ Djokovic, giành danh hiệu ATP đầu tiên

Bielefeld vs Leverkusen, bán kết Cúp Quốc gia Đức: "Trận chiến" không cân sức

“Cha tôi, người ở lại” tập 20: An ôm Nguyên trong mưa, quá khứ lại ùa về

Khám sức khỏe, tầm soát phát hiện ung thư sớm cho đoàn viên Công đoàn huyện Phúc Thọ
Tin khác

Công an Hà Nội điều động 6 cán bộ đặc biệt tinh nhuệ sang Myanmar
Cộng đồng 30/03/2025 13:04

Xử lý nghiêm vi phạm qua camera giao thông
Giao thông 28/03/2025 15:43

Diện mạo hai khu đất xây dựng trường học sau chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 20/03/2025 22:17

Hà Nội: Thí điểm 'Free Restroom' trên nhiều tuyến phố kinh doanh ẩm thực
Môi trường 19/03/2025 14:41

Luật Thủ đô giúp Hà Nội xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
Môi trường 16/03/2025 21:08

Hà Nội xử lý hàng loạt xe khách trên 16 chỗ cố tình đi vào phố cổ
Giao thông 13/03/2025 19:41

Hà Nội: Triển khai cấp, đổi giấy phép lái xe trực tuyến tại Trung tâm phục vụ hành chính công
Tin mới 11/03/2025 16:20

Tuyên dương 10 Gương mặt trẻ Công an Thủ đô xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 11/03/2025 10:34

Đua thời gian trên những công trình trọng điểm của Thủ đô
Longform 09/03/2025 16:43

Nhiều hoạt động đặc sắc trong Lễ khai mạc kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống Công an nhân dân
Nhịp sống Thủ đô 08/03/2025 14:20