Cây thị cổ thụ đình Trung Tự được công nhận cây di sản Việt Nam

(LĐTĐ) Nhằm bảo tồn, quảng bá, phát huy giá trị của di tích lịch sử văn hóa và cách mạng kháng chiến Đình Trung Tự, cũng như tưởng nhớ và thể hiện lòng biết ơn tới vị thần có công với đất nước, cán bộ và nhân dân phường Phương Liên (quận Đống Đa, Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ dâng hương truyền thống và đón Bằng công nhận cây di sản Việt Nam - Cây thị vào sáng nay (15/4) tại Đình Trung Tự.
Ngày Sách và Văn hóa đọc với nhiều trải nghiệm công nghệ thú vị Đình Trung Tự - Nơi lưu giữ nhiều kỉ vật vô giá

Cây thị cổ hơn 300 năm tuổi

Đình Trung Tự được xây khoảng cuối thế kỷ 17 địa chỉ ở ngõ 198 Xã Đàn, phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Trải qua bao sự thay đổi của thời gian, đình Trung Tự vẫn giữ được nhiều kỷ vật. Ngay lối vào đình có cây thị cổ hàng trăm năm, cành lá xum xuê, sừng sững đứng nghiêm trang cạnh cổng đình đã chứng kiến biết bao biến động của lịch sử.

Cây thị cổ thụ đình Trung Tự được công nhận cây di sản Việt Nam
Đình Trung Tự thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội.
Đình Trung Tự đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam
Cây thị cổ tại Đình Trung Tự.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Phương Liên Trần Vũ Đại, cây thị tại Đình Trung Tự đã có từ nhiều đời nay, người dân làng Trung Tự từ già đến trẻ đều gọi tên chung là cây Thị cổ. Tuổi đời của cây đã trên 300 năm, cây dáng đứng thẳng, thân tán rộng đường kính 18m cao khoảng 30m. Chu vi gốc cây tại mặt đất khoảng trên 5m. Tán cây tỏa mát một phần mái Đình và sân Đình.

"Hiện trạng cây xanh tốt hàng năm cây ra hoa kết trái đều đặn, quả thị rụng vàng kín cả sân Đình. Cũng tại nơi đây dưới gốc cây thị cổ trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp, đã từng là nơi tụ họp của du kích làng Trung Tự chống quân Pháp xâm lược. Ngày nay mái Đình làng, cây Thị cổ là niềm tự hào, là dấu ấn, những kỉ niệm không thể phai mờ của những người dân phường Phương Liên", ông Đại cho hay.

Cây thị cổ thụ đình Trung Tự được công nhận cây di sản Việt Nam
Ông Trần Vũ Đại - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Phương Liên tại Lễ dâng hương truyền thống và đón Bằng công nhận cây di sản Việt Nam - Cây Thị vào ngày 15/4.

Đã vừa tròn 30 năm kể từ ngày Đình Trung Tự được công nhận là di tích lịch sử văn hoá quốc gia; trong Lễ dâng hương truyền thống năm nay, một điều đặc biệt hơn, cây thị cổ thụ vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam quyết định công nhận là cây Di sản Việt Nam.

Thường niên, vào ngày 20 tháng 8 Âm lịch, dân hiếu học trong làng làm lễ tế các bậc tiên hiền dưới bóng cổ thụ này. Theo các vị cao niên trong làng, cây thị này thuộc loại “thất tuyệt”, tức có 7 điều quý: cây thọ, tán rộng, chịu hạn, không có tổ chim, gỗ làm ván in, quả thơm để cúng, vỏ làm thuốc chữa bệnh.

Cây thị cổ thụ đình Trung Tự được công nhận cây di sản Việt Nam
Cây thị tại Đình Trung Tự được gắn biển công nhận là cây Di sản Việt Nam.
Đình Trung Tự đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam
Cán bộ và nhân dân Phường Phương Liên đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam vào sáng 15/4.

Ngôi đình của lịch sử dân tộc

Cách đây hơn 500 năm, vùng đất xưa có tên gọi Trung Tự thuộc phường Đông Tác, huyện Vĩnh Xương - phủ Phụng Thiên (theo bản đồ 1490) Đời vua Lê Thánh Tông đã dựng ngôi đình Trung Tự.

Trải qua nhiều thời đại lịch sử, Đình Trung Tự là nơi lưu giữ lịch sử văn hóa, một di tích vọng thờ Thần Cao Sơn, phối thờ công chúa Huệ Minh nằm trong cụm di tích đình - chùa ở phía nam kinh thành Thăng Long. Và nó cũng nằm trong một khu vực nhiều di tích cổ quan trọng trong sinh hoạt văn hóa, khoa học của kinh đô dưới các thời quân chủ phong kiến.

Cây thị cổ thụ đình Trung Tự được công nhận cây di sản Việt Nam
Hàng năm, Đình Trung tự cũng là nơi thực hiện Lễ Thần, rước Long Đình lên chùa Trung Tự.

Đình Trung Tự được ra đời từ rất sớm, các tư liệu, thư tịch, văn bia, câu đối, sắc phong có trong di tích và liên quan tới di tích đều khẳng định như vậy. Tài liệu sớm nhất là tấm bia đá bốn mặt ở Đình có ghi rõ được khắc vào năm Tân Dậu - niên đại Cảnh Hưng năm thứ hai 1741. Như vậy có thể khẳng định rằng Đình Trung Tự được xây dựng từ trước năm 1741 (tức là khoảng cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18).

Đình Trung Tự được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ra quyết định số 756/QĐ-UBND ngày 04/02/2013 về việc công nhận và tổ chức gắn biển địa điểm lưu niệm sự kiện cách mạng kháng chiến. Ngày 30/3, Chủ tịch Trung ương Hội bảo vệ thiên niên và môi trường Việt Nam đã ban hành Quyết định số 91/QĐ-HMTg về việc công nhận Cây Thị Đình Trung Tự là Cây di sản Việt Nam.

Hằng năm, cứ vào ngày rằm tháng 3 âm lịch, là dịp để nhân dân và quý khách thập phương xa gần về với di tích Đình Trung Tự cùng tỏ lòng thành kính Dâng hương Thượng Đẳng Tối Linh Thần “Cao Sơn Đại Vương” - vị Thần linh thiêng đã phù trợ giúp giữ yên nhà nước Văn lang cổ đại, bảo vệ ngôi báu Vua Hùng và ngầm giúp Vua Lê Tương Dực dành lại ngai vàng.

Lễ dâng hương truyền thống là dịp để tưởng nhớ vị Thần Hoàng “Cao Sơn Đại Vương”. Đây cũng là dịp để mọi người dân thập phương xa gần từ muôn nơi hộ tụ về sân đình, trong không gian ngày “Hóa Thượng Đẳng Thần”, dâng nén hương thơm ngát tỏ lòng thành kính, tri ân, biết ơn vị thần linh thiêng đã luôn che chở, mang lại cuộc sống bình yên, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi nảy nở.

Cây thị cổ thụ đình Trung Tự được công nhận cây di sản Việt Nam
Lễ dâng hương tại Đình Trung Tự.

Và đây cũng là dịp để cán bộ, nhân dân phường Phương Liên, các cấp, các ngành bày tỏ niềm tri ân nhớ đến công lao của các đồng chí cán bộ tham gia hoạt động kháng chiến tại khu di tích Đình Trung Tự, đã anh dũng hy sinh ở giai đoạn từ năm 1920 đến tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945.

Cho đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Đình Trung Tự là nơi cất giấu truyền đơn, tập kết, nuôi giấu cán bộ hoạt động trong vùng nội thành Hà Nội. Cuối tháng 8/1945, Đình là địa điểm thành lập trung đội tự vệ chiến đấu, và ra đời ủy ban cách mạng lâm thời của làng Trung Tự, chính nơi đây từ những năm 1932 đã thành lập một chi bộ Đảng dự bị của tổ chức Đảng Cộng Sản Đông Dương.

Cây thị cổ thụ đình Trung Tự được công nhận cây di sản Việt Nam
Đình Trung Tự được Nhà nước công nhận, xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa năm 1992.

Như vậy, phường Phương Liên nay có 2 di tích tôn giáo, tín ngưỡng trong đó Đình Trung Tự là một trong những báu vật, là di sản văn hóa Quốc gia cần phải giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị cả về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật cả về lịch sử cách mạng.

Qua đó giáo dục tình yêu quê hương, giáo dục truyền thống cách mạng, giữ gìn thuần phong, mỹ tục, nét đẹp văn hóa địa phương. Đình là không gian văn hóa, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại và tương lai do thời gian và sự thăng trầm của lịch sử, đến nay ngôi đình đã được nhà nước quan tâm đầu tư, tu bổ, tôn tạo tổng thể khang trang, tôn nghiêm như ngày hôm nay.

Quang Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội phối hợp thực hiện toàn diện kế hoạch công tác năm 2024

Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội phối hợp thực hiện toàn diện kế hoạch công tác năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 9/1, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai công tác năm 2025.
Quận Long Biên: Thêm 3 Nghiệp đoàn lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở được thành lập

Quận Long Biên: Thêm 3 Nghiệp đoàn lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở được thành lập

(LĐTĐ) Ngày 9/1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên đã công bố quyết định kết nạp đoàn viên và thành lập Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở phường Giang Biên.
Hà Nội: Cháy lán tạm tại ngõ 136 đường Hồ Tùng Mậu

Hà Nội: Cháy lán tạm tại ngõ 136 đường Hồ Tùng Mậu

(LĐTĐ) Tối 9/1/2025 đã xảy ra cháy 5 lán tạm có diện tích khoảng 300m2, tại ngõ 136 đường Hồ Tùng Mậu, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Hàng loạt dự án giao thông tại TP.HCM sẽ khánh thành trước Tết Nguyên đán 2025

Hàng loạt dự án giao thông tại TP.HCM sẽ khánh thành trước Tết Nguyên đán 2025

(LĐTĐ) Hàng lọat dự án giao thông trọng điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ khánh thành và đưa vào phục vụ người dân trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam

Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam

(LĐTĐ) Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, hiện nay, khung pháp luật về doanh nghiệp, doanh nhân cơ bản đã tương đối đồng bộ. Đảng, Nhà nước cũng rất quan tâm, thường xuyên chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách là rào cản cho sự phát triển.
LĐLĐ quận Nam Từ Liêm: Nhiều đổi mới sáng tạo trong hoạt động Công đoàn

LĐLĐ quận Nam Từ Liêm: Nhiều đổi mới sáng tạo trong hoạt động Công đoàn

(LĐTĐ) Chiều 9/1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Nam Từ Liêm đã tổ chức Hội nghị Tổng kết phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động Công đoàn năm 2024, triển khai nhiệm vụ và phát động phong trào thi đua năm 2025.
Transerco sắp thí điểm vận hành xe buýt điện

Transerco sắp thí điểm vận hành xe buýt điện

(LĐTĐ) Tổng Công ty vận tải Hà Nội (Transerco) thông tin, đến nay công tác đầu tư phương tiện và hạ tầng phục vụ xe buýt điện đã cơ bản hoàn thành, đảm bảo sẵn sàng cho việc khai trương.

Tin khác

Hà Nội: Nâng chất lượng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"

Hà Nội: Nâng chất lượng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 13/KH-UBND về việc tổ chức thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" trên địa bàn thành phố năm 2025. Kế hoạch nhằm tiếp tục cụ thể hóa các nhiệm vụ của phong trào, góp phần hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu đã đề ra.
Hà Nội: Sẽ kiểm tra đột xuất các lễ hội

Hà Nội: Sẽ kiểm tra đột xuất các lễ hội

(LĐTĐ) Ủy ban nhân thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tăng cường các biện pháp trong quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn Thành phố năm 2025, nhằm thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025 và các văn bản liên quan của Chính phủ về quản lý, tổ chức lễ hội.
Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025 sẽ diễn ra tại không gian di sản hồ Tây

Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025 sẽ diễn ra tại không gian di sản hồ Tây

(LĐTĐ) Chương trình Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025 với chủ đề “Shine Your Vibes - Tỏa chất riêng” sẽ được tổ chức vào 20h tối 18/1 tại không gian di sản hồ Tây (quận Tây Hồ, Hà Nội) quy tụ nhiều nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam hứa hẹn mang đến một bữa tiệc nghệ thuật độc đáo và ý nghĩa.
Lần đầu tiên nghệ thuật ghép gốm kết hợp sơn mài tại triển lãm "Chiêm bao"

Lần đầu tiên nghệ thuật ghép gốm kết hợp sơn mài tại triển lãm "Chiêm bao"

(LĐTĐ) "Chiêm bao" - triển lãm cá nhân đầu tiên của họa sĩ Tô Ngọc Trang (Trang Trọc) diễn ra từ ngày 3-19/1/2025 tại Area 75 - Art & Auction (75 Hàng Bồ, Hà Nội), giới thiệu đến công chúng 26 tác phẩm chân dung ghép gốm độc đáo trên nền sơn mài.
Chiêm ngưỡng 3 hiện vật tại Hoàng thành Thăng Long được công nhận là bảo vật quốc gia

Chiêm ngưỡng 3 hiện vật tại Hoàng thành Thăng Long được công nhận là bảo vật quốc gia

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1742/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 công nhận bảo vật quốc gia (đợt 13) cho 33 hiện vật, nhóm hiện vật có giá trị đặc biệt về lịch sử và văn hóa. Trong đó, có 3 bộ sưu tập hiện vật từ Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã được vinh danh, mỗi bộ sưu tập đều mang những giá trị độc đáo riêng.
Hội tụ tinh hoa làng nghề Việt tại Văn Miếu

Hội tụ tinh hoa làng nghề Việt tại Văn Miếu

(LĐTĐ) Ngày 2/1, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã trở thành nơi hội tụ của những tinh hoa làng nghề truyền thống Việt Nam trong chương trình "Quà tặng của nhân gian". Sự kiện diễn ra từ ngày 2 - 5/1, quy tụ những nghệ nhân xuất sắc từ khắp mọi miền đất nước.
Tăng giá vé tham quan nhiều di tích, bảo tàng tại Hà Nội từ 1/1/2025

Tăng giá vé tham quan nhiều di tích, bảo tàng tại Hà Nội từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Theo Nghị quyết số 44/2024/NQ-HĐND ngày 10/12/2024 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, nhiều điểm di tích, công trình văn hóa và bảo tàng trên địa bàn Thủ đô sẽ áp dụng mức phí tham quan mới từ ngày 1/1/2025, nhằm tăng cường công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Định hướng đột phá năm 2025

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Định hướng đột phá năm 2025

(LĐTĐ) Năm 2024 đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch với nhiều thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực.
Chào năm mới 2025 và VTV Awards 2024: Đêm vinh danh những bứt phá

Chào năm mới 2025 và VTV Awards 2024: Đêm vinh danh những bứt phá

(LĐTĐ) Với chủ đề "Bứt phá" đầy ý nghĩa, chương trình "Chào năm mới 2025" của Đài Truyền hình Việt Nam sẽ được truyền hình trực tiếp từ Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội vào lúc 20h10 ngày 1/1/2025 trên kênh VTV1 và các nền tảng số.
Người họa sĩ “vẽ Xuân” lên hoa trái

Người họa sĩ “vẽ Xuân” lên hoa trái

(LĐTĐ) Qua đôi tay khéo léo của những người nghệ sĩ, những quả dừa, quả bưởi bỗng trở nên nhiều sắc màu và mang những lời chúc ý nghĩa cho một năm mới an khang, hạnh phúc.
Xem thêm
Phiên bản di động