Sửa Luật Thủ đô: Đồng bộ trong phát triển đô thị và hệ thống giao thông
Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng
Theo Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), về chính sách phát triển giao thông, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội sẽ quy định chính sách phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn; khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác đường sắt đô thị, xe buýt, nhà ga, bến xe, bãi đỗ xe ô tô và các phương tiện giao thông phát thải thấp; chính sách phát triển đường vành đai, trung tâm logistic, hệ thống giao thông công cộng trong vùng Thủ đô; khuyến khích áp dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành hệ thống giao thông vận tải.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức quản lý, bảo trì các đoạn tuyến quốc lộ, đường vành đai, đường Hồ Chí Minh đi qua địa bàn Thủ đô và đường cao tốc đô thị nằm hoàn toàn trên địa bàn Thủ đô.
Việc đầu tư phát triển đường sắt đô thị Thủ đô được ưu tiên áp dụng mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng để thực hiện tái thiết đô thị, tái định cư, đầu tư phát triển đô thị mới theo quy hoạch đô thị được phê duyệt.
Dự thảo Luật cũng cho phép Thành phố thực hiện hợp đồng BT thanh toán bằng đất hoặc tiền đối với các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, giao thông, hạ tầng xã hội; cho phép Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban hành quy định hỗ trợ, ưu đãi thu mua, chuyển đổi phương tiện giao thông từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng năng lượng sạch. Đây là chính sách hiệu quả để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, chống ùn tắc giao thông.
Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội. Ảnh: VGP/TN |
Báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, dự thảo Luật quy định dự án phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) là một dự án tổng thể, trọng điểm của Thủ đô hoặc vùng Thủ đô; Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, quyền xây dựng và sử dụng không gian ngầm, khoảng không trên cao trong khu vực TOD.
Tiền thu được sẽ để đầu tư xây dựng đường sắt đô thị, hệ thống giao thông công cộng kết nối với hệ thống đường sắt đô thị, hạ tầng kỹ thuật kết nối đến nhà ga. Quy định này nhằm huy động nguồn lực xã hội hóa để thực hiện các dự án thuộc vùng phụ cận các nhà ga tuyến đường sắt đô thị, tạo sự đồng bộ trong phát triển đô thị và hệ thống giao thông…
Cần có định mức xây dựng riêng cho Hà Nội
Góp ý vào dự thảo Luật, PGS.TS. Nguyễn Thanh Chương - Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải cho rằng, cần xem xét bổ sung thêm quy định để thành phố Hà Nội tổ chức quản lý, bảo trì các những hệ thống giao thông vận tải phi đường bộ qua địa bàn như đường thủy nội địa, đường sắt tốc độ cao, các đường sắt vùng.
Đồng thời, áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế cao hơn hoặc bằng quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng cho toàn bộ hệ thống hạ tầng giao thông vận tải; bao gồm ngoài đường sắt đô thị là hệ thống đường đô thị (đường bộ), đường hàng không, đường thủy nội địa.
Bên cạnh Quy chuẩn tiêu chuẩn, cần cho phép việc xây dựng định mức xây dựng riêng cho Hà Nội để khuyến khích sáng tạo trong xây dựng, phát triển đô thị và phù hợp với điều kiện sống, làm việc tại Hà Nội; xem xét bổ sung nội dung liên quan đến không gian cho người đi xe đạp, đi bộ, không gian cho giao thông tĩnh, lối tiếp cận cho người khuyết tật.
Nhiều chính sách mới được đưa vào dự án Luật nhằm tìm giải pháp giảm ùn tắc giao thông tại Thủ đô. Ảnh: Đinh Luyện |
Để triển khai được các các định hướng phát triển giao thông Thủ đô, cần giảm khối lượng giao thông tại khu vực nội thành. Trong đó, hình thành các đô thị vệ tinh và dịch chuyển một phần các đơn vị, cơ quan, công ty, xí nghiệp khỏi nội thành; quy hoạch xây dựng theo định hướng giao thông công cộng (TOD) để định hình, phân phối lại một cách hợp lý luồng giao thông trong đô thị.
Đồng thời, phát triển hệ thống giao thông công cộng sức chứa lớn, cốt lõi là hệ thống đường sắt đô thị, Bus, BRT; giảm phương tiện cá nhân; thúc đẩy giao thông xanh, giảm phát thải. Xây dựng nhanh, hiệu quả cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ, đặc biệt là hệ thống đường sắt đô thị; luật hóa những chính sách hỗ trợ người đi bộ, người xe đạp và người khuyết tật trong giao thông đô thị.
Bên cạnh đó, cần có hành lang pháp lý để hình thành một Quỹ đặc biệt cho giao thông công cộng của thành phố Hà Nội để tập trung các nguồn lực tài chính từ xã hội vào Quỹ này và tạo ra được nguồn đầu tư cho việc nghiên cứu, phát triển chính sách giao thông và tài trợ cho việc vận hành hệ thống giao thông công cộng cho Thành phố…
Chính sách quy hoạch giao thông có tính bền vững cao
Trong tham luận gửi đến hội thảo góp ý xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), TS. Mai Thị Mai - Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng, chính sách phát triển đô thị thuộc Thủ đô tại dự thảo Luật nêu Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội có thẩm quyền quy định về: “Chính sách phát triển các thành phố thuộc thành phố Hà Nội và đô thị vệ tinh, đô thị mới, phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD), cơ chế chia sẻ lợi ích của các nhà đầu tư với nhà nước và người đang sử dụng đất”. Nội dung này cho thấy tầm nhìn chiến lược và chính sách phát triển quy hoạch giao thông của Thủ đô Hà Nội đã được định hướng xây dựng theo TOD - định hướng có tính bền vững cao.
Trong dự thảo Luật, các nội dung đề cập TOD được ghi nhận ở các khoản của 5 điều, cho thấy Dự thảo Luật đã định hướng việc ưu đãi, ưu tiên phát triển hệ thống giao thông công cộng của Thủ đô ngay từ khía cạnh chính sách phát triển đô thị, phát triển quản lý hạ tầng, huy động nguồn tài chính ngân sách cho phát triển Thủ đô, cũng như cơ chế thu hút đầu tư xã hội và nhà đầu tư chiến lược để có thể xây dựng và hoàn thiện hệ thống giao thông công cộng của thủ đô.
Về cơ bản, TS Mai Thị Mai cho rằng, các nội dung để tạo ra hành lang pháp lý cho việc xây dựng và phát triển hệ thống giao thông công cộng (TOD) của Thủ đô ghi nhận trong Dự thảo Luật Thủ đô đã khá đầy đủ và hoàn chỉnh. Tuy nhiên, nếu xác định TOD là một giải pháp quy hoạch cho Hà Nội trong việc hướng tới người dân sử dụng giao thông công cộng, giảm ùn tắc giao thông, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và bảo vệ môi trường thì các quy định về TOD nên được nhấn mạnh hơn, trở thành một trong những trọng tâm cần được lưu ý trong chính sách phát triển đô thị của Thủ đô.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Hà Nội xây dựng dự thảo áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Luật Thủ đô 2024 04/10/2024 11:56
Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024
Luật Thủ đô 2024 05/09/2024 21:53
Nỗ lực đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống
Luật Thủ đô 2024 03/09/2024 19:08
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền Luật Thủ đô 2024
Luật Thủ đô 2024 24/08/2024 11:53
Triển khai Luật Thủ đô: Ưu tiên những nội dung có lợi cho người dân, doanh nghiệp
Thủ đô 18/08/2024 12:04
Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô
Luật Thủ đô 2024 15/08/2024 18:23
Các cơ quan báo chí đã truyền thông hiệu quả về xây dựng Luật Thủ đô
Thủ đô 14/08/2024 16:22
Đẩy mạnh truyền thông về Luật Thủ đô 2024 bằng nhiều hình thức
Luật Thủ đô 2024 14/08/2024 12:04
Phải có cơ chế đặc thù để xây dựng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc thành hạt nhân đổi mới sáng tạo
Luật Thủ đô 2024 10/08/2024 07:00
Kỳ cuối: Để Hà Nội chuyển mình, bứt phá
Luật Thủ đô 2024 09/08/2024 16:15