Bài dự thi “Ý tưởng sáng tạo vì thủ đô anh hùng, thành phố hòa bình”:

Sử dụng các ứng dụng về thanh toán để trả phí, lệ phí khi thực hiện thủ tục hành chính

(LĐTĐ) Hiện nay, Chính phủ đang không ngừng hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển thanh toán không dùng tiền mặt; hạn chế thanh toán bằng tiền mặt; nhiều dịch vụ thiết yếu cơ bản đã thực hiện thanh toán chủ yếu thông qua thiết bị điện tử, mạng di động như tiền điện, nước, viễn thông...
Từ 16/7, trên giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải ghi tên người dự định kết hôn
Bộ Tài nguyên và Môi trường đơn giản hóa trên 80% thủ tục hành chính
Vừa tiện ích, vừa giảm tiêu cực

1. Sử dụng các ứng dụng về thanh toán để trả phí, lệ phí khi thực hiện thủ tục hành chính (TTHC):

Thực tiễn:

Hiện nay, Chính phủ đang không ngừng hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển thanh toán không dùng tiền mặt; hạn chế thanh toán bằng tiền mặt; nhiều dịch vụ thiết yếu cơ bản đã thực hiện thanh toán chủ yếu thông qua thiết bị điện tử, mạng di động như tiền điện, nước, viễn thông... Với sự ra đời những ứng dụng thanh toán của các tổ chức tài chính, tín dụng, người dân đã dần được tiếp cận và sử dụng có hiệu quả các phương thức thanh toán này, đặc biệt là những thành phố lớn như Hà Nội.

Trong số các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, có những hình thức vẫn cần trang thiết bị đầu tư ban đầu tương đối lớn và đồng bộ như máy đầu cuối chấp nhận thẻ (POS). Ngoài ra, có những giải pháp điện tử, thực hiện trên nền tảng di động như chuyển khoản, quét mã QR… không có yêu cầu về các thiết bị đầu cuối cần trang bị tại các điểm thanh toán.

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh cao nhất thế giới. Ở Hà Nội, tỷ lệ này có thể đạt mức trên 80%.

Từ thực tiễn thực hiện các TTHC tại Sở Công Thương cho thấy, khoản phí, lệ phí thu được từ hoạt động giải quyết TTHC là không nhỏ với những TTHC có chi phí thẩm định lên tới trên 2 triệu đồng/1 địa điểm; tổng phí, lệ phí thu được là nhiều tỷ đồng.

Sáng kiến:

Trang bị cho mỗi cơ quan, đơn vị thực hiện TTHC tối thiểu 01 máy POS để quẹt thẻ (ATM, tín dụng…) khi trả phí, lệ phí.

Liên kết với các tổ chức tài chính, tín dụng đăng ký mã QR của cơ quan, đơn vị thực hiện TTHC để thanh toán qua các ứng dụng thanh toán trên di động.

Chấp nhận trả phí, lệ phí thông qua hình thức chuyển khoản (thời điểm thực hiện xong việc thanh toán phí, lệ phí là thời điểm cơ quan, đơn vị thực hiện TTHC nhận được tiền trong tài khoản).

2. Hình thành và sử dụng các tài khoản chính thức cho các cơ quan hành chính nhà nước trên trang mạng xã hội:

Thực tiễn:

Hiện nay, tỷ lệ người dân Việt Nam nói chung, người dân thành phố Hà Nội nói riêng sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo thuộc hàng cao nhất thế giới. Sự ra đời của Luật An ninh mạng 2018 đã tạo ra các ranh giới pháp lý quan trọng trong sử dụng không gian mạng, trong đó có sử dụng các mạng xã hội đúng quy định, đúng pháp luật.

Ở các nước tiên tiến trên thế giới, các cơ quan, tổ chức của Chính phủ và cá nhân các nguyên thủ quốc gia, chính khách đều có các tài khoản được xác thực trên các trang mạng xã hội (như các đời Tổng thống Mỹ đều dùng tài khoản Twitter). Các trang mạng xã hội được thiết lập nhiều tính năng gẫn gũi, hấp dẫn với cuộc sống con người; các thông tin được đăng tải trên mạng xã hội luôn thu hút được sự chú ý, tương tác cao.

Ở Việt Nam hiện nay, việc quản lý thông tin trên các trang mạng xã hội vẫn còn nhiều bất cập, dẫn tới nhiều tài khoản giả mạo các nhân vật nổi tiếng, các cơ quan, đơn vị, chính khách, luật gia…; tung nhiều thông tin thất thiệt, gây hoang mang dư luận. Vì thiếu sự tương tác với các nguồn tin chính thống trên mạng xã hội nên người dân lại càng không có căn cứ để kiểm chứng, xác thực thông tin.

Sáng kiến:

Hình thành và sử dụng các tài khoản chính thức trên mạng xã hội của các cơ quan, đơn vị nhà nước; các phòng, ban, tổ chức trong các cơ quan, đơn vị nhà nước… với những quy chế thiết lập, sử dụng, xác thực tài khoản mạng xã hội nghiêm ngặt đối với cơ quan, đơn vị nhà nước (có phối hợp với các nhà mạng, các công ty sở hữu các trang mạng xã hội) để tăng cường phổ biến, tuyên truyền về chủ trương, chính sách với người dân trong đó có các thông tin về việc thực hiện TTHC (các văn bản quy phạm pháp luật mới; lịch làm việc của Bộ phận một cửa; các lưu ý về kỳ nghỉ lễ; những thay đổi liên quan đến TTHC đang thực hiện; lịch tập huấn, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách mới cho đối tượng người dân, doanh nghiệp…); tăng cường việc trao đổi, tương tác với người dân (thu thập các thông tin về bất cập của cơ chế, chính sách; hỏi - đáp những nội dung cơ bản về quy định của pháp luật hoặc định hướng kênh thông tin giải đáp thắc mắc đúng thẩm quyền; đính chính các thông tin thất thiệt, thiếu chính xác…)

Sử dụng có hiệu quả các phương tiện được thiết lập trên mạng xã hội để giới thiệu, tuyên truyền về họạt động của cơ quan, đơn vị mình, trong đó có các thông tin về thực hiện TTHC (như ứng dụng livestream theo định kỳ khoảng 1-2 giờ/tuần để giải đáp các thắc mắc về TTHC; livestream về các chương trình tập huấn, phổ biến, giáo dục pháp luật…).

3. Xây dựng ứng dụng (app) trên thiết bị di động về TTHC của Thành phố:

Thực trạng:

Hiện nay, thành phố Hà Nội đã có cổng thông tin điện tử về dịch vụ công trực tuyến tuy nhiên, không phải ai cũng nhớ địa chỉ để truy cập, tìm kiếm, sử dụng; việc sử dụng dịch vụ công hiện nay phần lớn mới được thực hiện trên máy vi tính.

Như các ngân hàng, khi cung cấp dịch vụ ngân hàng trên web (internet banking) thì thường phát triển đồng bộ cả việc cung cấp dịch vụ thông qua các ứng dụng trên thiết bị di động (mobile banking); việc này cũng giống như các sàn thương mại điện tử Lazada, Sen đỏ, A đây rồi… đều phát triển cả bán hàng qua web và qua ứng dụng trên thiết bị di động.

Việc truy cập và tải các ứng dụng trên thiết bị di động cho phép người dùng không cần nhớ địa chỉ truy cập, thuận tiện sử dụng ứng dụng bất cứ khi nào, chỉ cần kết nối mạng. Thậm chí, ngay cả khi ngoại tuyến (ngắt kết nối mạng), vẫn có thể cho phép người dùng tra cứu và sử dụng các thông tin cơ bản (hướng dẫn thực hiện TTHC, các kết quả thực hiện TTHC trước đó của mình)…

Sáng kiến:

Trên nền tảng cổng thông tin trực tuyến dịch vụ công của Thành phố , xây dựng app TTHC của thành phố Hà Nội.

4. Lưu trữ kết quả thực hiện TTHC của các cá nhân, tổ chức và liên kết các kết quả thực hiện TTHC trước đó của các cơ quan, ban ngành với việc thực hiện các TTHC mới:

Thực trạng:

Hiện nay, tỷ lệ người dân sử dụng các dịch vụ công trực tuyến chưa cao so với phương pháp truyền thống (nộp hồ sơ trực tiếp). Một trong những lý do dẫn tới thực trạng này là việc nộp hồ sơ qua dịch vụ công vẫn dẫn tới nhưng sai sót cần đối chiếu, giải trình… ,cần người dân mang bản gốc, bản chính của hồ sơ, tài liệu đi đối chiếu, nộp thêm.

Có những loại hồ sơ, tài liệu, giấy tờ của cá nhân, tổ chức cần được sử dụng nhiều lần khi giải quyết TTHC (chứng minh nhân dân, hộ chiếu, sổ hộ khẩu, đăng ký kinh doanh…) nhưng không phải lúc nào cũng mang sẵn theo mình hoặc việc xác thực tính chính xác của tài liệu thông qua hình thức công chứng, chứng thực đòi hỏi phải tốn kém thời gian, tiền bạc.

Đề xuất:

Trên cơ sở dịch vụ công trực tuyến, các cá nhân, tổ chức khi thực hiện TTHC đều cần đăng ký tài khoản và yêu cầu đăng nhập mỗi lần cần thực hiện/cần tra cứu kết quả thực hiện TTHC đã thực hiện. Kết quả thực hiện TTHC đều được lưu trữ theo tài khoản đã đăng ký và có mã kết quả thực hiện TTHC (mã tài liệu, mã hồ sơ).

Ví dụ: Khi thực hiện TTHC làm chứng minh thư nhân dân. Kết quả thực hiện TTHC sẽ được lưu trong tài khoản của cá nhân và sau này, khi cá nhân đó cần thực hiện các TTHC có thành phần hồ sơ là chứng minh nhân dân sẽ chỉ cần trích xuất và gửi mã kết quả TTHC làm chứng minh nhân dân từ tài khoản của mình mà không cần công đoạn sao, in, chứng thực.

Thực hiện dịch vụ chứng thực điện tử với một số loại giấy tờ nhất định (dạng chữ ký điện tử) để có thể lưu trữ bằng các phương tiện điện tử, trong môi trường kỹ thuật số, sử dụng bất cứ khi nào cần thiết.

5. Phủ wifi miễn phí toàn Thành phố:

Thực trạng:

Hà Nội đang thí điểm xây dựng mô hình thành phố thông minh với sự đầu tư rất lớn về nhân lực, tài chính để phát triển, ứng dụng hạ tầng kỹ thuật công nghệ 4.0.

Việc phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ khiến chưa bao giờ việc sử dụng một chiếc điện thoại thông minh, một công cụ truy cập mạng internet lại đơn giản và tiện lợi như lúc này. Có thể nói, yếu tố thông tin và yếu tố công nghệ là 02 thành tố hàng đầu quyết định sự hội nhập, lĩnh hội và đi đầu trong thời đại kinh tế số hiện nay. Trong đó, mạng internet là đòi hỏi then chốt để đón đầu thời kỳ công nghệ 4.0 - kết nối vạn vật. Giờ đây, việc kết nối không chỉ dừng ở thông tin trên những chiếc điện thoại mà còn là kết nối giữa bật kỳ vật thể nào hiện hữu trong đời sống của con người, thể hiện được trí tuệ của con người (trí tuệ nhân tạo).

Sáng kiến:

Trang bị mạng internet miễn phí trên địa bàn toàn Thành phố để triển khai điều kiện tiên quyết cho việc khởi tạo, ứng dụng, phát triển và kết nối các thành tựu của khoa học và công nghệ cho việc xây dựng thành công Thành phố thông minh.

6. Xếp hạng tín nhiệm công dân Thủ đô:

Thực trạng:

Hiện nay, tỷ lệ công dân Thủ đô vi phạm các quy định của pháp luật trên các lĩnh vực của đời sống xã hội vẫn còn khá cao, trong khi chính quyền phải bỏ ra chi phí không nhỏ để duy trì ổn định trật tự trên nhiều lĩnh vực.

Tại Trung Quốc, nhiều năm qua đã xây dựng hệ thống chấm điểm công dân. Hệ thống này qua thực tiễn hoạt động tỏ ra vô cùng hiệu quả khi khuyến khích được phần đông công dân luôn có lối sống tích cực và hành xử tự giác.

Sáng kiến:

Nhận diện toàn bộ các công dân Thủ đô thông qua mã số công dân Thủ đô (có thể đồng thời là số thẻ căn cước) để xếp hạng tín nhiệm công dân Thủ đô thông qua việc chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông, trật tự, hành chính, hình sự, dân sự. Người có chỉ số xếp hạng công dân cao sẽ được hưởng những ưu tiên trong các dịch vụ công do Thành phố cung cấp, trong việc tiếp cận các chính sách và các nguồn lợi kinh tế, xã hội khác (vay vốn, giãn nợ, tiếp cận việc làm…)

7. Hình thành cổng thông tin và ứng dụng (app) tiếp nhận thông tin phản ánh về trật tự xã hội, ATGT:

Thực trạng:

Hiện nay, Thành phố phải gánh chịu áp lực vô cùng lớn từ sự quá tải về giao thông, ô nhiễm môi trường (đặc biệt là khí thải, rác thải, nước thải). Dù lực lượng công quyền đã hết sức nỗ lực nhưng so với thực trạng về số lượng và chất lượng nhân lực thực thi nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn thì nhiệm vụ này vẫn là bất khả thi.

Để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành cũng như tăng cường xử lý triệt để các hành vi vi phạm về an ninh trật tự, an toàn xã hội (dừng đỗ xe trên đường, vi phạm về giao thông, các hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, xả rác nơi công cộng…) trong điều kiện nhân lực quản lý và thực thi nhiệm vụ còn hạn chế, các thiết bị và công cụ giám sát còn chưa được đầy đủ và hoàn thiện, cần xây dựng cổng thông tin và ứng dụng (app) về tiếp nhận các hành vi vi phạm về an ninh trật tự, an toàn xã hội trên toàn Thành phố.

Đề xuất:

Xây dựng cổng thông tin và ứng dụng (app) về tiếp nhận các hành vi vi phạm về an ninh trật tự, an toàn xã hội trên toàn Thành phố. Đây là cổng thông tin liên ngành, kịp thời tiếp nhận thông tin về hành vi vi phạm liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực; phân luồng thông tin để chuyển trực tuyến đến cơ quan có thẩm quyền, xử lý “phạt nguội” hoặc nhắc nhở, hướng dẫn người có hành vi vi phạm.

Để thực hiện được hoạt động này cần: đồng bộ hóa dữ liệu của các công dân Thủ đô (thống nhất dữ liệu giữa căn cước công dân, hộ chiếu, hộ khẩu, chứng minh thư, giấy khai sinh, nơi cư trú, đăng ký xe…) để có quy trình xử lý tự động, không mất thời gian để xác minh, làm rõ hành vi vi phạm vì chính người phản ánh thông tin đã có tài khoản, có đầy đủ thông tin xác thực cá nhân và chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác của thông tin do mình cung cấp (thông tin người vi phạm, hình ảnh về hành vi vi phạm…).

Các hành vi đã được tiếp nhận, khi xử lý xong đều phải có phản hồi với người đã phản ánh để người dân nắm bắt thông tin và có thêm niềm tin về sự hợp tác, tích cực của chính quyền.

8. Cổng thông tin điện tử “Những bông hoa đẹp của Thủ đô”:

Thực trạng:

Hiện nay các hành vi vi phạm pháp luật diễn ra phức tạp và đa dạng, việc các kênh truyền thông cũng như các trang mạng xã hội thường xuyên đưa tin về những nội dung tiêu cực liên quan đến thái độ, ý thức, việc chấp hành các quy định của pháp luật của cộng đồng đã khiến một bộ phận không nhỏ nhân dân Thủ đô mất niềm tin vào cuộc sống tươi đẹp, tràn đầy ý nghĩa.

Song song đó, xã hội còn rất nhiều những tấm lòng nhân hậu, những nghĩa cử cao đẹp cần được nhân rộng, tôn vinh để khuyến khích các nhân cách đẹp, lối sống đẹp.

Đề xuất:

Thiết lập cổng thông tin điện tử “Những bông hoa đẹp của Thủ đô” để tiếp nhận thông tin, hình ảnh phản ánh về các nhân cách đẹp, hành vi đẹp, lối sống đẹp của công dân Thủ đô (ở bất cứ đâu) cũng như du khách, người dân địa phương khác đến với Thủ đô. Đó có thể không phải là một tấm gương với rất nhiều giấy khen, thành tích mà chỉ đơn giản là một biểu hiện đẹp tại một khoảnh khắc đẹp.

Các nội dung được tiếp nhận cần kiểm chứng lại trước khi phân loại và đăng tài trên các mục (là các lĩnh vực) của cổng thông tin.

9. Bố trí các điểm trông xe và cho thuê các loại xe thân thiện với môi trường trên các tuyến phố:

Thực trạng:

Thành phố Hà Nội hiện nay luôn trong tình trạng quá tải giao thông; tắc đường, khói bụi gây ô nhiễm không khí ở mức độ đáng báo động; tỷ lệ người dân duy trì lối sống lành mạnh, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao chưa cao; người dân chưa có thói quen sử dụng các phương tiện giao thông công cộng mà chủ yếu tham gia giao thông bằng phương tiện cá nhân; các bãi đỗ xe chưa được quy hoạch hợp lý nên nhiều nơi, xe cộ đỗ tràn lan ra lòng đường, vỉa hè, lấn chiếm lối đi của người đi bộ cũng như cản trở tham gia giao thông của các phương tiện khác…

Thành phố Hà Nội đang triển khai xây dựng 02 tuyến tàu điện trên cao: Nhổn - Ga Hà Nội, Cát Linh - Hà Đông. Để khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, hạn chế tắc đường, ô nhiễm môi trường cần tính toán đến phương án hợp lý về gửi giữ xe khi sử dụng phương tiện công cộng và thuê xe chạy bằng nguyên nhiên liệu thân thiện với môi trường sau khi sử dụng phương tiện công cộng để tiếp tục hành trình cá nhân.

Đề xuất:

Bố trí các điểm trông xe và cho thuê các loại xe thân thiện với môi trường trên các tuyến phố (xe điện, xe đạp), đặc biệt là tại các bến xe bus hoặc bến tàu điện trên cao; vừa tăng ngân sách nhà nước lại đưa hoạt động trông giữ xe vốn rất nhiều bất cập (về cách thức tổ chức quản lý) trên địa bàn thành phố Hà Nội vào khuôn khổ, trong đó chú trọng mạnh mẽ đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành; giải quyết vấn đề mấu chốt, đòi hỏi về tính tiện lợi khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

* Tít do Lao động Thủ đô đặt

Hoàng Thục Oanh (Thanh tra Sở Công Thương Hà Nội)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái vừa thông tin về nguyên nhân vụ việc.
Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Thạch Thất năm 2024 diễn ra ngày 26/4, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, đã thu hút 30 đơn vị, doanh nghiệp tham gia với nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh 2.350 chỉ tiêu.
Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

(LĐTĐ) Internet vạn vật (IoT) mở ra những tiềm năng lớn trong việc tạo ra các quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt và hiệu quả. IoT không chỉ làm thay đổi cách mà các nhà máy hoạt động, mà còn tạo ra một môi trường sản xuất linh hoạt và kết nối, giúp tăng năng suất và giảm chi phí.
Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

(LĐTĐ) Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Khánh Hoà vừa có báo cáo xác định vi khuẩn Staphylococcus aureus là nguyên nhân khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn (Khánh Hoà) ngộ độc thực phẩm.
Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ:  Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô  đông "như nêm"

Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ: Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông "như nêm"

(LĐTĐ) Chiều nay (26/4), sau khi kết thúc ngày làm việc cuối cùng, măc thời tiết tại Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhưng hàng vạn người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Do lưu lượng phương tiện tăng cao đột biến nên đã xảy ra ùn ứ cục bộ ở các của ngõ Thủ đô.
Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

(LĐTĐ) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh Cầu Giấy có nhu cầu tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024.

Tin khác

Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

(LĐTĐ) Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Khánh Hoà vừa có báo cáo xác định vi khuẩn Staphylococcus aureus là nguyên nhân khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn (Khánh Hoà) ngộ độc thực phẩm.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ được phân công

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ được phân công

Ngày 26/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ như sau: 1. Xem xét cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 26/4, thành phố Hà Nội đã phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Cuộc thi do Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức. Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và Thành đoàn Hà Nội phối hợp thực hiện.
Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên dâng hương, dâng hoa, viếng các anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên dâng hương, dâng hoa, viếng các anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 – 1/5/2024), 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), 26 năm ngày mất của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (27/4/1998 - 27/4/2024), hôm nay (26/4), đoàn đại biểu tỉnh Hưng Yên đã đến dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà lưu niệm Bác Hồ; dâng hoa tại Tượng đài Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh; đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tỉnh.
Đảm bảo cho người lao động có môi trường làm việc an toàn

Đảm bảo cho người lao động có môi trường làm việc an toàn

(LĐTĐ) Sáng nay (26/4), tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) Trung ương phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.
Bình Dương: Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Thành phố Bến Cát

Bình Dương: Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Thành phố Bến Cát

(LĐTĐ) Sau khi thị xã Bến Cát chính thức lên Thành phố, tỉnh Bình Dương có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện và 5 thành phố. Tính đến thời điểm hiện tại, Bình Dương là địa phương có nhiều thành phố nhất cả nước.
Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tiếp tục chuỗi hoạt động tại tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố dẫn đầu đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.
Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân - dân Nghệ An”; cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

(LĐTĐ) Những ngày cuối tháng Tư, chúng tôi có dịp về làng An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên - nơi đã từng ghi đậm dấu tích minh chứng cho lịch sử của Thành An Thổ trong phong trào Cần Vương chống Pháp và là nơi sinh của đồng chí Trần Phú, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.
Xem thêm
Phiên bản di động