Sự biến hóa của hình tượng hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam

(LĐTĐ) Cách ngày nay trên 2.000 năm, hình tượng hổ bước vào mỹ thuật trên các đồ đồng Đông Sơn, với quan niệm kính sợ và tôn thờ sức mạnh, oai linh. Tạo hình hổ trong mỹ thuật Việt vốn thể hiện sự khỏe khoắn, uy dũng, đáng sợ, nhưng lại có những giai đoạn loài vật này được khắc họa một cách hiền lành, gần gũi tựa một con thú nuôi trong nhà.
Lưu giữ những nét đẹp vốn có của Tết Việt cho thế hệ mai sau Hương vị Tết trong bánh chưng Tranh khúc Tái hiện không gian Tết cổ truyền qua Triển lãm "Tết xưa"

Hổ của 10 thế kỷ đầu Công nguyên

Trong văn hoá Việt Nam, hình tượng hổ có những diễn biến và ý nghĩa tương ứng với từng thời kỳ lịch sử. Hổ mang nét đẹp tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng, biểu tượng vương quyền trong những vật dụng, trang trí đời sống sinh hoạt thường nhật dân gian. Từ tạo hình, phong cách, ứng dụng, ý nghĩa hổ của mỗi thời đại cũng tồn tại những khác biệt.

Trong nghệ thuật thời Đông Sơn, hình hổ săn hươu và người săn hổ đã xuất hiện rất sớm và lâu đời. Cụ thể, nó được phác họa trên mặt và tang của những chiếc trống đồng Đông Sơn khai quật tại Kai và Sangeang (Indonesia).

Sau đó hình tượng này cũng được nhà khảo cổ H.R.Van Heekeren mô tả trong công trình "The Bronze-Iron age of Indonesia", xuất bản năm 1958. Những chiếc trống đó đều có nguồn gốc từ văn hoá Đông Sơn và đang được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Indonesia.

Một minh chứng rõ nét về hình tượng hổ đã có từ lâu đời là dáng hình hổ với những chấm trên thân, trên cả 2 mặt của chiếc qua đồng được L.Pajot sưu tầm tháng 7 năm 1921.

Ngoài những hình hổ trang trí bằng họa tiết chìm, người Đông Sơn còn thể hiện hình tượng hổ thông qua việc tạo ra những khối tượng tròn như: bốn khối tượng hổ cắp mồi rất sinh động trên nắp thạp đồng Vạn Thắng (Cẩm Xuyên, Phú Thọ), tượng hổ kết hợp với rắn, voi trên chuôi dao găm Đông Sơn khai quật tại di chỉ Làng Vạc (Nghệ An)...

Nghệ thuật điêu khắc, trang trí ở đây vừa mang tính tả thực vừa mang tính ước lệ, thể hiện sinh động sức mạnh bí ẩn của loài vật này.

Sự biến hóa của hình tượng hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam

Qua đồng cách ngày nay 2.000 - 2.500 năm, trên cả 2 mặt có hình hổ với những chấm trên thân và nhấn mạnh rõ ràng giới tính đực, cùng với hình hổ còn có 2 hình giao long (cá sấu)

Bước vào nghệ thuật 10 thế kỷ đầu Công nguyên, hình tượng hổ thời kỳ này bắt đầu xuất hiện gắn với các quan niệm về Tứ Tượng hay còn gọi là Tứ Linh, Tứ Thần Thú: Thanh Long (phương Đông), Bạch Hổ (phương Tây), Chu Tước (Phương Nam), Huyền Vũ (Phương Bắc).

Các thần thú này còn đại diện cho các khía cạnh khác như: 4 mùa trong năm, các đức tính, các nguyên tố trong tự nhiên, vị trí của các chòm sao trong thiên văn học thời cổ. Sở dĩ quan niệm đó ra đời bởi văn hoá Việt Nam đã tiếp thu ngày một sâu rộng các yếu tố văn hoá Trung Hoa. Hình tượng hổ theo đó cũng có những chuyển biến về tạo hình, ý nghĩa, nội hàm văn hoá.

Trong thời kỳ này, hổ trở thành một biểu tượng trong các thần thú mang ý nghĩa tâm linh, tôn giáo do vậy về cấu tạo, thể hình, biểu hiện đều xa rời hình ảnh của hổ trong thực tế. Trí tưởng tượng và tư duy thẩm mỹ tạo hình thời kỳ này chú trọng vào sự hài hoà, các đặc điểm cơ thể của loài hổ chủ yếu được tập trung từ phần đầu đến trước ngực và vị trí từ mông đến chân sau bao gồm cả đuôi, toàn thân gấp khúc như hình chữ "S".

Tạo hình thẩm mỹ mang tính thận trọng và uyển chuyển, kết hợp với các biểu tượng mang tính chất thiêng hoá thể hiện niềm tin và sự tôn kính đối với hổ.

Sự biến hóa của hình tượng hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam

Các hiện vật lần lượt từ trái sang phải là: Bình hình thú/hổ tử làm bằng gốm, thế kỷ 1 – 3 thuộc bộ sưu tập An Biên; bình hình thú/hổ tử bằng đồng cách ngày nay khoảng 2.000 năm; Bích đồng thú thế kỷ 1-3 trang trí hình 4 thần (Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ, Chu Tước) và hình hổ có người cưỡi trên lưng; đĩa đồng 3 chân thế kỷ 1 – 3 trang trí hình hổ và rồng, phượng, chim, thú.

Ở chiều ngược lại, trong các thời gian và không gian văn hoá khác, hổ không còn được coi là biểu tượng của sự sợ hãi và tôn thờ sức mạnh hay quyền lực siêu nhiên; hình tượng hổ còn có xu hướng bị bắt chước và sử dụng.

Trong các trường hợp này, tạo hình thường thiếu sự phối hợp và hài hòa trong hình thức về mặt tỷ lệ, tạo hình các bộ phận cơ thể không theo quy luật thẩm mỹ. Tuy nhiên, chính sự khác biệt về ý thức thẩm mỹ giữa hình tượng hổ của các thời kỳ, trong các ứng dụng sinh hoạt khác nhau đã chỉ rõ quy luật và nguồn gốc, diễn biến của hình tượng hổ trong lịch sử xã hội và văn hoá của mỗi thời đại.

Gắn liền với từng thời kỳ lịch sử

Bước vào Thế kỷ 10, hình tượng hổ xuất hiện nhiều hơn trong các lăng mộ nhất là ở thế kỷ 13-18. Từ đây, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng các triều đại phong kiến tự chủ. Các triều Đinh (968-980), đặc biệt triều Lý (1009-1225), công cuộc xây dựng đất nước được đẩy mạnh với nhiều dấu ấn sâu đậm trên mọi phương diện văn hoá, tôn giáo, pháp luật, kinh tế, chính trị...

Với hơn 200 năm tồn tại, nhà Lý đã đưa đất nước trở nên cường thịnh, củng cố nền tự chủ, thúc đẩy văn minh Đại Việt phát triển hùng mạnh. Sử sách ghi chép nhiều chuyện có liên quan đến hổ như nuôi hổ, đấu hổ để giải trí và trừng trị phạm nhân, Thái sư Lê Văn Thịnh hóa hổ... Dường như trong quan niệm đương thời, hổ đại diện cho cái ác, sự trừng phạt, tạo cảm giác ghê sợ, do vậy, cho đến nay chưa phát hiện được hình tượng hổ nào trong nghệ thuật của thời kỳ này.

Thời Trần (1225-1400), hổ xuất hiện với tạo hình khoẻ khoắn, sinh động, thể hiện sự dũng mãnh, oai phong, đồng thời được coi như linh thú trấn yểm, bảo vệ các lăng mộ. Tượng hổ ở lăng Trần Thủ Độ (Hưng Hà, Thái Bình) và lăng vua Trần Hiến Tông (Đông Triều, Quảng Ninh) là các tác phẩm điêu khắc hiếm hoi còn lại của thời Trần, mở đầu cho truyền thống đặt tượng ở hai bên trục thần đạo tại các lăng mộ.

Sự biến hóa của hình tượng hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam
Tượng hổ lăng Trần Thủ Độ.

Khu lăng mộ các vua Lê ở Lam Kinh (Thanh Hoá) cho biết những thông tin chính xác hơn về quy mô, cấu trúc của các lăng tẩm hoàng gia thời phong kiến. Các lăng này thường có 10 pho tượng với kích thước nhỏ (khoảng 110cm đối với tượng người và 60cm đối với tượng thú), chia làm 5 đôi gồm: quan hầu, lân, tê giác, ngựa, hổ.

Ở một số lăng muộn hơn, tượng voi thay cho tượng hổ còn các tượng khác vẫn giữ nguyên. Một đặc điểm nổi bật, dễ nhận thấy là các pho tượng lăng mộ thời Lê Sơ có sự sắp xếp, bố cục và kích thước gần như bằng nhau ở các lăng mộ.

Điều này phần nào bộc lộ tính khuôn thước, mẫu mực theo tinh thần Nho giáo. Các lăng đều có quy mô nhỏ, do đó, tượng đặt ở lăng cũng không được quá lớn. Các tượng nói chung và tượng hổ được thể hiện đơn giản ở cách tạo dáng, khối, đường nét nhưng vẫn giàu tính biểu cảm.

Thời Lê - Trịnh thế kỷ 17-18, với sự nới lỏng trong việc ban phong chức tước và hậu đãi với tầng lớp quan lại là thời kỳ nở rộ của các loại hình kiến trúc lăng mộ. Tại quê hương các danh tướng triều Lê - Trịnh như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Thanh Hoá, quần thể lăng mộ các tầng lớp quan lại được xây dựng to lớn với hệ thống điêu khắc dày đặc. Hầu hết chủ nhân các lăng mộ đá thời Lê - Trịnh là quan thái giám - quận công.

Triều Lê - Trịnh đã đặt ra nhiều quy chế nghiêm ngặt trong việc xây cất lăng mộ, nhưng sự tiếm quyền của các vị công thần đã dẫn đến nhiều lăng mộ đồ sộ cả về quy mô kiến trúc và điêu khắc.

Tượng hổ tại các di tích này thường được làm với kích thước lớn, khối hình chau chuốt mang tính tả thực cao. Vị trí của tượng hổ tại các lăng mộ được đặt ở ngoài cùng, nhiều trường hợp được đặt ở vị trí ngoài tường bao, cách khá xa các cặp tượng voi, ngựa, quan hầu khác. Như vậy, hổ được coi như hộ môn thú, canh gác cửa các khu lăng mộ.

Theo ông Nguyễn Văn Đoàn - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam, hình tượng hổ có lịch sử lâu đời trong văn hóa Việt Nam. Hình ảnh của loài vật này đã đồng hành và đóng góp nét đặc sắc với phức cảm thẩm mỹ đa dạng vào lịch sử mỹ thuật Việt.

Thế kỷ 19-20, thời Nguyễn để lại nhiều di sản mỹ thuật phong phú với những hình tượng trang trí đa dạng. Hình tượng hổ - biểu trưng cho sức mạnh được sử dụng khá phổ biến: trang trí các tấm bổ tử trên phẩm phục võ quan, trên các bức trướng, tranh thêu, trên đồ gỗ chạm khảm, đồ ngọc, đồ pháp lam, bình phong trong các di tích đền, miếu...

Quần thể di tích Cố đô Huế còn có công trình Hổ quyền - đấu trường của voi và hổ được xây dựng năm 1830 dưới triều vua Minh Mạng. Hình hổ cũng được được đúc trên Cao đỉnh - chiếc đỉnh lớn nhất trong cửu đỉnh, báu vật tượng trưng cho đế nghiệp muôn năm vững bền của triều Nguyễn.

Hình tượng hổ dưới thời Nguyễn được thể hiện đa sắc, đa dạng, từ cung đình cho đến dân gian, từ các biểu tượng tôn giáo, tín ngưỡng đến đời sống sinh hoạt thường nhật, góp những nét đặc sắc vào lịch sử mỹ thuật Việt Nam.

Sưu tập tranh thêu lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, đề tài hổ được sử dụng khá nhiều với ý nghĩa cát tường, chúc phúc, trừ tai... các tác phẩm thể hiện rõ tính chất nghệ thuật của nghề thêu truyền thống, từ cách phối màu, kỹ thuật thêu trên từng đồ án, tên người cung tiến, một số bức còn có niên đại chế tác trên dòng lạc khoản.

Đánh giá về sự xuất hiện hình ảnh hổ, nhà sử học Dương Trung Quốc nhận xét, trong nghệ thuật Đông Sơn, hổ liên quan đến quan niệm kính sợ và tôn thờ sức mạnh, oai linh, cũng như có thể liên quan đến tín ngưỡng thờ vật tổ, tín ngưỡng vạn vật hữu linh của cư dân thời kỳ này. Sự tôn thờ này còn tồn tại khá phổ biến ở một số vùng, dân tộc đến tận ngày nay.

Trong khi đó, hổ ở những giai đoạn sau đôi lúc xuất hiện với biểu cảm ngộ nghĩnh, vui vẻ. Có thể nói hình tượng hổ Việt Nam rất độc đáo, từ các biểu tượng tôn giáo, tín ngưỡng đến đời sống sinh hoạt thường nhật, góp những nét đặc sắc vào lịch sử mỹ thuật nước nhà.

Quang Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

(LĐTĐ) Ngàay 24/12, Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức kỳ họp lần thứ 10 và kiện toàn Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra Hội LHPN Hà Nội khóa XVI.
Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình

Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình

(LĐTĐ) Chiều 24/12, Báo Phụ nữ Thủ đô tổ chức Giao lưu trực tuyến với chủ đề “Lựa chọn thực phẩm, bữa ăn cân bằng dinh dưỡng cho gia đình”. Các chuyên gia đã cung cấp những thông tin chính xác, thiết thực, giúp hội viên phụ nữ xây dựng một chế độ dinh dưỡng tối ưu cho cả gia đình.
Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025

Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025

(LĐTĐ) Tại dự thảo Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã đề xuất thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Long Biên: Ra mắt Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở thứ hai

Long Biên: Ra mắt Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở thứ hai

(LĐTĐ) Chiều 24/12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức ra mắt Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở phường Bồ Đề với 53 đoàn viên. Đây là Nghiệp đoàn thứ hai được thành lập, ra mắt trên địa bàn quận.
VinFast miễn phí sạc pin cho tất cả ô tô điện đến ngày 30/6/2027

VinFast miễn phí sạc pin cho tất cả ô tô điện đến ngày 30/6/2027

(LĐTĐ) Để tri ân khách hàng đã đồng hành đưa VinFast trở thành thương hiệu ô tô số 1 thị trường Việt Nam, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ chiến dịch “Mãnh liệt Tinh thần Việt Nam - Vì tương lai xanh”, VinFast công bố áp dụng chính sách miễn phí sạc pin cho tất cả khách hàng cá nhân đã và sẽ mua xe tới hết ngày 30/6/2027. Với “0 đồng nhiên liệu” trong vòng hơn 2 năm tới, người tiêu dùng sẽ có thêm nhiều động lực để chuyển đổi sang xe điện, góp phần kiến tạo môi trường xanh bền vững.
Cựu phó Giám đốc Sở thừa nhận tổ chức chuyến bay giải cứu là cơ hội tăng thu nhập

Cựu phó Giám đốc Sở thừa nhận tổ chức chuyến bay giải cứu là cơ hội tăng thu nhập

(LĐTĐ) Khai nhận trước tòa, bị cáo Trần Tùng, cựu Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Thái Nguyên cho rằng, bị cáo thấy việc tổ chức cho công dân ở nước ngoài về cách ly có lãi, và là cơ hội để kiếm thêm thu nhập.
Techcombank hỗ trợ khách hàng gấp rút hoàn thiện, đăng ký sinh trắc học trước giờ “G”

Techcombank hỗ trợ khách hàng gấp rút hoàn thiện, đăng ký sinh trắc học trước giờ “G”

(LĐTĐ) Khách hàng của Techcombank, bao gồm khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức, đang được ngân hàng liên tục nhắc nhớ và hỗ trợ cập nhật giấy tờ tùy thân (GTTT) và hoàn tất đăng ký thông tin sinh trắc học để đảm bảo mọi giao dịch tài chính của khách hàng đều được thông suốt và liền mạch kể từ ngày 1/1/2025.

Tin khác

Nâng cao vai trò cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội đền Đồng Nhân

Nâng cao vai trò cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội đền Đồng Nhân

(LĐTĐ) Ngày 24/12, tại Di tích quốc gia đặc biệt Đền - Chùa - Đình Hai Bà Trưng, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hai Bà Trưng tổ chức chương trình tọa đàm "Nâng cao vai trò của cộng đồng trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể Lễ hội đền Đồng Nhân, phường Đồng Nhân và phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội".
Noel trong tôi

Noel trong tôi

(LĐTĐ) Tháng 12 với những cơn gió đông về, mưa rây đầy trời, mưa thả những hạt li ti và lạnh đến sắt se, ấy là ngày Noel sắp đến.
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

(LĐTĐ) Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của Trời và Đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống.
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong

Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong

(LĐTĐ) Sau một thế kỷ đầy biến động, đám cưới của thế kỷ 21 đã mang dáng vẻ rất khác khi xưa. Nhiều gia đình chuộng việc tổ chức đám cưới ở các trung tâm tiệc cưới, các dịch vụ như chụp ảnh, quay phim, trang trí đám cưới mọc lên như nấm. Sự phát triển của kinh tế kéo theo quy mô của tiệc cưới cũng to hơn. Các gia đình cầu kỳ hơn trong các tiểu tiết như hoa trang trí, trang điểm, tráp cưới,..
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đạt được những kết quả quan trọng và toàn diện trên các lĩnh vực hoạt động. Với phương châm “Tăng tốc, sáng tạo, về đích”, ngành đã bám sát và triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng

"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng

(LĐTĐ) Tối 21/12 tới, tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt "Con đường lịch sử" với quy mô hoành tráng, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1. Chương trình do Bộ Quốc phòng và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”

Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa chấp thuận đề xuất của Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố về thiết kế Hội Hoa xuân Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người

Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người

(LĐTĐ) Ba tháng cuối năm luôn là mùa cao điểm cưới hỏi. Người người nhà nhà nhộn nhịp chuẩn bị lễ cưới, cỗ cưới, ảnh cưới, mừng cưới,... Trong những sự tất bật và không khí náo nức của những đám cưới, chúng ta nhận ra nhiều thứ đã thay đổi trong vòng chuyển động bất tận của xã hội này, và đám cưới cũng thế.
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024

Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024

(LĐTĐ) Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức sáng 18/12, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã nhấn mạnh những thành tựu, kết quả tích cực của lĩnh vực VHTTDL Thủ đô đã đạt được trong năm qua.
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 18/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo Hội nghị.
Xem thêm
Phiên bản di động