“Sống mãi tuổi 17”, vở diễn truyền cảm hứng và lý tưởng sống cho thế hệ trẻ
Chia sẻ với báo chí, NSƯT Sĩ Tiến - Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ cho biết: “Trong nhiều năm, khán giả đến với Nhà hát Tuổi trẻ đã được thưởng thức các tác phẩm mang màu sắc đương đại, phản ánh đời sống xã hội qua những “Mùa kịch Lưu Quang Vũ” được tổ chức hàng năm như “Hoa cúc xanh trên đầm lầy”, “Ai là thủ phạm?”, “Tin ở hoa hồng”, “Ông không phải là bố tôi”…nhưng với “Sống mãi tuổi 17”, khán giả sẽ đến với kịch Lưu Quang Vũ trong một vở diễn lấy bối cảnh từ thời kỳ đất nước chưa giành được độc lập, là tác phẩm đầu tay của ông từng được dàn dựng tại Nhà hát Tuổi trẻ hơn 40 năm trước.
Một cảnh trong “Sống mãi tuổi 17”. |
Cho đến hôm nay, những thông điệp và ý nghĩa của vở diễn vẫn còn nguyên giá trị đối với công chúng và thời đại. Là Nhà hát dành cho thanh thiếu nhi, chúng tôi hy vọng vở diễn sẽ có sức lan tỏa tích cực đến với đông đảo thế hệ trẻ, tôi tin rằng, rất nhiều bạn trẻ trong chúng ta vẫn còn trăn trở trong hành trình nhận diện mục đích và lý tưởng sống đúng đắn cho riêng mình”.
Vở diễn được dàn dựng với mục đích truyền cảm hứng, lý tưởng và ý chí quyết tâm, không lùi bước trước khó khăn, sẵn sàng gánh vác sứ mệnh và trọng trách của thế hệ thanh niên Việt Nam trước Tổ quốc hôm nay và mai sau.
Vở kịch được công chiếu dịp Đại hội đại biểu của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XII vào lúc 20 giờ ngày 13 và 14/12/2022. |
“Sống mãi tuổi 17” khai thác bối cảnh đất nước ta trong giai đoạn lầm than dưới ách đô hộ của thực dân Pháp gần 100 năm trước, lột tả sự thống khổ của người dân lao động thuộc địa một cổ hai tròng, cơ cực bi thương. Chuyện kịch kể về Lý Tự Trọng - người thanh niên trẻ tuổi sớm được giác ngộ cách mạng, đảm nhận nhiệm vụ liên lạc trong và ngoài nước cho Xứ ủy Nam Kỳ và Trung ương Đảng; đồng thời được giao nhiệm vụ đặc biệt khi vận động tập hợp thanh niên trong các nhà máy, trường học để thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản trong nước.
Lý Tự Trọng với tư chất thông minh đã sáng tạo, gan dạ, nhiều lần vượt qua sự truy lùng, vây bắt của kẻ thù và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ngay cả khi bị địch bắt, trong nhà tù thực dân đế quốc, kẻ thù sử dụng mọi hình thức tra tấn dã man, tàn khốc nhưng anh vẫn kiên cường giữ vững ý chí, lý tưởng, không một lời khai báo.
Khi bị kết án tử hình, Lý Tự Trọng khảng khái tuyên bố: “Tôi hành động có suy nghĩ, tôi hiểu việc tôi làm, tôi làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi trưởng thành thật, nhưng tôi đã đủ trí khôn để hiểu con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác”.
Cuộc đời và sự hy sinh anh dũng của Lý Tự Trọng đã để lại cho lớp lớp các thế hệ thanh niên Việt Nam nhiều bài học quý báu về lòng yêu nước nồng nàn, yêu đồng bào và tinh thần tự tôn dân tộc; bài học về tấm gương ham học hỏi, ham hiểu biết để đóng góp được nhiều hơn cho đất nước và dân tộc.
Chia sẻ về cơ duyên ra đời tác phẩm “Sống mãi tuổi 17”, NSƯT Sĩ Tiến - Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ cho biết, năm 1979, một năm sau khi Nhà hát Tuổi trẻ được thành lập, xuất phát từ nhu cầu dàn dựng một vở diễn nghệ thuật dành cho thế hệ trẻ nhằm cổ vũ và tôn vinh lối sống đẹp, tinh thần cống hiến, dấn thân của thanh niên trong thời đại mới, đạo diễn - NSND Phạm Thị Thành (nguyên Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ) đã tìm đến gặp Lưu Quang Vũ và đề nghị ông viết một vở kịch như vậy.
Chỉ chưa đầy 20 ngày sau, “Sống mãi tuổi 17” đã ra đời với nhân vật chính được xây dựng từ hình tượng người anh hùng trẻ tuổi Lý Tự Trọng, dựa trên câu chuyện “Cậu nhỏ” của cán bộ lão thành Vũ Duy Kỳ. Vở diễn được đưa lên dàn dựng trên sân khấu Nhà hát Tuổi trẻ cuối năm 1979 và ngay sau đó xuất sắc giành được Huy chương Vàng tại Hội diễn Sân khấu toàn quốc năm 1980, chính là bước ngoặt cuộc đời khiến từ đó Lưu Quang Vũ say mê với lĩnh vực sáng tác kịch bản, mở ra sự nghiệp lừng lẫy của nhà viết kịch tài hoa bậc nhất, người góp lửa cho sân khấu Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua.
Trong 10 năm, ông đã viết hơn 50 kịch bản sân khấu, phần lớn đã được các nhà hát, đoàn nghệ thuật trên cả nước dàn dựng, công diễn hàng trăm buổi trong nước và lưu diễn trên thế giới.
Trước đó, Lưu Quang Vũ bắt đầu bén duyên với sân khấu từ năm 1978, sau khi trở thành biên tập viên của Tạp chí Sân khấu, sự nghiệp kịch nghệ của ông chỉ kéo dài trong 10 năm nhưng với sự lao động miệt mài, cùng tài năng và sức sáng tác phi thường, Lưu Quang Vũ đã để lại cho đời nhiều tác phẩm giá trị, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, có sức ảnh hưởng dài lâu đối với nền sân khấu nước nhà.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Tin khác
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40
Hà Nội đêm trầm lắng, bình yên!
Văn hóa 17/12/2024 09:07