Siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm: Cần thiết nhưng phải hợp lý
Thành lập đoàn kiểm tra việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm Dạy thêm sai quy định, giáo viên bị xử lý như thế nào? Giáo viên trường công lập không được đăng kí kinh doanh dạy thêm |
Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/2 với nhiều điểm mới được cho là mang tính đột phá, những ngày qua, Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT đã tác động mạnh mẽ đến các nhà trường, giáo viên cũng như học sinh và gia đình học sinh.
Hàng loạt các lớp học bổ trợ, tăng cường trong trường học tạm dừng. Nhiều trung tâm bồi dưỡng văn hóa ngoài nhà trường tạm ngưng đón học sinh để hoàn thiện thủ tục đăng ký kinh doanh. Tại các gia đình cũng đã có sự điều chỉnh để thích nghi với thời gian biểu của nhà trường và định hướng cho con về việc học tập, ôn tập khi không còn tham gia các lớp học thêm.
![]() |
Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT đã tác động mạnh đến các nhà trường, giáo viên cũng như học sinh và gia đình học sinh. (Ảnh minh họa) |
Có con chuẩn bị thi vào lớp 10, chị Bùi Thu Nga (quận Bắc Từ Liêm) cho biết, con chị có lực học khá nhưng do quen học thêm từ nhỏ nên con bị hẫng khi các lớp học thêm ở trung tâm thông báo tạm dừng. Tuy nhiên, chị đã động viên con tập trung hơn ở lớp và tăng cường tự học ở nhà trong khi chờ các cơ quan chức năng đưa ra giải pháp hỗ trợ.
Bày tỏ lo lắng khi nhà trường dừng các lớp bồi dưỡng kiến thức, chị Nguyễn Thị Thành (quận Đống Đa, có con đang học lớp 12) chia sẻ: “Các quy định tại Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quả thật sẽ giúp giảm áp lực cho học sinh và gia đình. Song liệu rằng việc học trên lớp có đảm bảo đáp ứng yêu cầu của kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) hay không, nhất là đây lại là năm đầu tiên áp dụng theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tôi mong Sở GD&ĐT Hà Nội sớm có hướng dẫn cụ thể các nhà trường vì từ giờ đến khi kỳ thi tốt nghiệp diễn ra không còn nhiều thời gian”.
Ghi nhận tại một số trường học trên địa bàn Thành phố, các đơn vị, nhà trường đều chấp hành nghiêm túc các quy định về dạy thêm. Nhiều trường cũng nỗ lực khắc phục khó khăn để lên kế hoạch tổ chức ôn tập miễn phí cho học sinh cuối cấp. Tại Trường THPT Hoàng Văn Thụ (quận Hoàng Mai), các hoạt động giáo dục của thầy trò nhà trường được nối lại ngay sau kỳ nghỉ Tết. Thực hiện tinh thần của Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT, nhà trường đã dừng việc dạy bổ trợ cho học sinh, đồng thời yêu cầu giáo viên thực hiện nghiêm túc việc dạy thêm bên ngoài nhà trường.
“Với học sinh lớp 12, nhà trường tăng cường hướng dẫn học sinh tự ôn theo định hướng của đề thi tốt nghiệp THPT. Dự kiến từ ngày 1/3, thầy cô sẽ tổ chức dạy ôn thi cho học sinh khối 12 trong trường không thu tiền. Đồng thời, nhà trường sẽ tiếp tục chờ văn bản hướng dẫn cũng như chỉ đạo từ Sở GD&ĐT Hà Nội về việc thực hiện Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT để áp dụng vào thực tiễn phù hợp”, Hiệu trưởng Trường THPT Hoàng Văn Thụ Nguyễn Minh Phi thông tin.
Tại Trường THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm (quận Hoàn Kiếm), trước khi Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực, nhà trường đã quán triệt tới tất cả giáo viên trong trường 3 “không” (không tổ chức dạy thêm trong trường, không dạy thêm ngoài trường học sinh do mình giảng dạy, không tổ chức quản lý dạy thêm ngoài trường) cùng 2 “có” (bồi dưỡng học sinh giỏi tham gia đội tuyển của trường, tăng cường bồi dưỡng kiến thức cho học sinh năm nay thi tốt nghiệp để đạt kết quả tốt). Hai nội dung này, nhà trường chi trả kinh phí theo quy chế chi tiêu nội bộ. Dù mức chi trả không cao nhưng giáo viên ủng hộ và nhiệt tình tham gia.
Hà Nội hiện đang là địa phương có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước với hơn 2.900 trường học, 2,3 triệu học sinh và gần 130.000 giáo viên. Việc quản lý dạy thêm, học thêm ở Hà Nội sẽ khó khăn hơn các địa phương bởi đây là vấn đề phức tạp, nhu cầu rất lớn, nếu không có biện pháp quản lý chặt chẽ và phù hợp thì đối tượng chịu thiệt thòi nhiều nhất chính là học sinh. |
Liên quan đến vấn đề này, chia sẻ với báo chí, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT đã nêu rõ việc tổ chức dạy thêm không thu tiền trong nhà trường áp dụng với 3 nhóm đối tượng học sinh, gồm: Học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kỳ liền kề ở mức chưa đạt; học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi; học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng ký ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường. Việc bảo đảm học sinh có đủ kiến thức, kỹ năng theo quy định là trách nhiệm của nhà trường, giáo viên.
Hầu hết giáo viên các trường học trên địa bàn Hà Nội đều nỗ lực hỗ trợ học sinh đáp ứng yêu cầu của chương trình mới, có nhiều mô hình, sáng kiến hay trong việc phụ đạo học sinh yếu, kém cũng như nâng chất lượng các kỳ thi. Nhằm tăng cường nguồn lực cho các nhà trường, Sở GD&ĐT Hà Nội đang tích cực đề nghị các cấp thẩm quyền, Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành nghị quyết hỗ trợ kinh phí bồi dưỡng cho học sinh ôn tập.
Theo các chuyên gia, về bản chất, Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT không cấm dạy thêm, học thêm chính đáng mà nhằm mục đích đưa việc dạy thêm, học thêm vào nền nếp, khắc phục những tiêu cực từng khiến dư luận xã hội bức xúc thời gian qua. Tuy nhiên cũng cần xem xét, nghiên cứu toàn diện và thấu đáo để giải quyết nhu cầu học thêm có thực và chính đáng của học sinh. Thực tế, nếu nhu cầu xã hội lớn, nhưng quy định ban hành không phù hợp, thiếu thực tế thì các đơn vị, cá nhân dễ có nguy cơ tìm cách “lách luật”.
Để tránh các hình thức “biến tướng” trong dạy thêm, học thêm cả ở trong và ngoài nhà trường, cơ quan quản lý cần có cơ chế rõ ràng, minh bạch để các tổ chức, cá nhân liên quan nắm biết, thực hiện nghiêm túc, cũng là để bảo đảm quyền lợi người học.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Chú trọng xây dựng phong trào cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Lan tỏa mạnh mẽ giá trị văn hóa Hồ Chí Minh

Toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội hoàn thành kế hoạch tổ chức hội nghị người lao động cấp cơ sở

Tiếp tục triển khai hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn

LĐLĐ quận Tây Hồ tuyên truyền về công tác dân số tới đoàn viên

TP.HCM: Tạm dừng thi tuyển công chức, viên chức
Tin khác

Giúp học sinh định hướng rõ ràng hơn cho chặng đường lập thân, lập nghiệp
Xã hội 12/04/2025 16:20

Hà Nội: Trao giải cuộc thi Olympic tiếng Anh cấp tiểu học năm học 2024 - 2025
Giáo dục 12/04/2025 13:08

Quản lý Nhà nước về giáo dục khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
Giáo dục 11/04/2025 22:25

Bộ GD&ĐT sẽ kiểm tra công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT tại 30 Sở GD&ĐT
Giáo dục 11/04/2025 20:49

Học sinh Hà Nội được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5
Giáo dục 11/04/2025 20:41

29 Trung tâm GDNN - GDTX được giao 12.080 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10
Giáo dục 11/04/2025 19:20

Hà Nội: Chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 công lập, công lập tự chủ năm học 2025 - 2026
Giáo dục 11/04/2025 17:58

Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Giáo dục 11/04/2025 12:09

Việc lựa chọn tổ hợp xét tuyển phải bảo đảm yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi
Giáo dục 10/04/2025 14:32

Kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh lớp 11, 12 thấp hơn năm trước
Giáo dục 09/04/2025 16:00