Dạy thêm sai quy định, giáo viên bị xử lý như thế nào?
3 trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm Hồ sơ đăng ký dạy thêm tăng nhanh Đảm bảo quyền lợi và sự phát triển toàn diện của học sinh |
Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/2/2025 với nhiều điểm mới được cho là mang tính đột phá, Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm được kỳ vọng sẽ đưa việc dạy thêm, học thêm cả ở trong và ngoài trường học vào nền nếp, tránh việc học sinh “buộc phải tự nguyện” học thêm.
Theo nội dung Thông tư, dạy thêm, học thêm là hoạt động dạy học phụ thêm ngoài thời lượng quy định trong kế hoạch giáo dục đối với các môn học, hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành.
![]() |
Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm được kỳ vọng sẽ đưa việc dạy thêm, học thêm cả ở trong và ngoài trường học vào nền nếp. (Ảnh minh họa) |
Về nguyên tắc dạy thêm, học thêm, Thông tư quy định rõ: Dạy thêm, học thêm chỉ được tổ chức khi học sinh, học viên (gọi chung là học sinh) có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được cha mẹ hoặc người giám hộ (gọi chung là cha mẹ học sinh) đồng ý. Nhà trường, tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh học thêm. Nội dung dạy thêm, học thêm không trái với quy định của pháp luật Việt Nam, không mang định kiến về sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, địa vị xã hội. Không cắt giảm nội dung dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường để đưa vào dạy thêm.
Việc dạy thêm, học thêm phải góp phần phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; không làm ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường và việc thực hiện chương trình môn học của giáo viên. Thời lượng, thời gian, địa điểm và hình thức tổ chức dạy thêm, học thêm phải phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi, bảo đảm sức khoẻ của học sinh; tuân thủ quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, giờ làm thêm và các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ tại khu vực có lớp dạy thêm, học thêm.
Điều 4 của Thông tư cũng quy định các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm gồm: Không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống. Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường. Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lí, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.
Việc dạy thêm sai quy định không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của giáo viên, nhà trường, chất lượng giáo dục mà còn vi phạm pháp luật và có thể dẫn đến các hình thức xử lý sau:
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 138/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về dạy thêm là: Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm không đảm bảo cơ sở vật chất theo quy định; từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm không đúng đối tượng; từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm không đúng nội dung đã được cấp phép; từ 6.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm khi chưa được cấp phép.
Tùy mức độ, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là: Tước quyền sử dụng giấy phép dạy thêm từ 6 đến 12 tháng nếu tổ chức hoạt động dạy thêm không đúng đối tượng hoặc không đúng nội dung đã được cấp phép; đình chỉ hoạt động dạy thêm từ 6 đến 12 tháng nếu tổ chức hoạt động dạy thêm khi chưa được cấp phép.
Ngoài ra, người vi phạm quy định dạy thêm cũng bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như bổ sung đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất; trả lại cho người học các khoản tiền đã thu và chịu mọi chi phí trả lại.
Với các giáo viên đang là viên chức - những người được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại các trường công lập, còn bị xử lý theo Điều 15, 16 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Đông đảo đoàn viên, CNVCLĐ quận Ba Đình tham gia hiến máu tình nguyện

Để kinh tế tư nhân trở thành trụ cột của nền kinh tế

Tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Luxembourg theo hướng hiệu quả, thực chất

Nhu cầu tuyển dụng tăng lên ở nhiều ngành nghề

Giải pháp nào để cải thiện khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp tư nhân?

TP.HCM: Đảm bảo an ninh, an toàn việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tiếp lãnh đạo Đảng Cộng sản Sri Lanka
Tin khác

TP.HCM: Đảm bảo an ninh, an toàn việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam
Cộng đồng 22/03/2025 11:08

Bộ GD&ĐT tiếp nhận hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa vào ngày 20/6
Giáo dục 22/03/2025 06:36

Ghi nhận 5 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi
Y tế 22/03/2025 06:35

Mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống bệnh lao
Y tế 22/03/2025 06:32

Hà Nội trao bằng xếp hạng cho 17 di tích lịch sử đợt 1 năm 2025
Văn hóa 22/03/2025 06:32

Ngành Giáo dục chung tay cùng cả nước xóa nhà tạm, nhà dột nát
Cộng đồng 22/03/2025 06:25

Học sinh Hà Nội đạt thành tích xuất sắc tại Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia
Giáo dục 22/03/2025 06:22

Hà Nội tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi
Y tế 22/03/2025 06:22

Ngành Y tế thực thi nghiêm Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá
Y tế 21/03/2025 17:06

12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập ở Hà Nội năm học 2025 - 2026
Giáo dục 21/03/2025 15:28