Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động có chủ bỏ trốn, nợ bảo hiểm
Người lao động có thể tự chốt sổ và làm thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần? | |
Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội | |
Làm thế nào để chốt sổ bảo hiểm xã hội? |
Chị Lê Thị Thanh Hoa (email: lehoa... @gmail.com) hỏi: Tôi đóng bảo hiểm xã hội ở công ty cũ từ năm 2012 (công ty cũ của tôi thuộc địa bàn Bảo hiểm xã hội quận Hoàn Kiếm quản lý). Năm 2012, công ty của tôi phá sản, chủ doanh nghiệp bỏ trốn, và công ty nợ bảo hiểm xã hội.
Sau đó, khi đi làm ở công ty mới, tôi đã dùng số sổ bảo hiểm xã hội đó để đóng bảo hiểm xã hội. Giờ tôi cần xác nhận chốt sổ tại công ty cũ thì tôi cần làm gì, thủ tục như thế nào?
- Thông tin chị hỏi, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội cho biết: Căn cứ theo Tiết 1.2, Điểm 1, Khoản 72, Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH ngày 27/3/2020 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 quy định:
“Đối với đơn vị nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan Bảo hiểm xã hội xác nhận sổ bảo hiểm xã hội để kịp thời giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ bảo hiểm xã hội đến thời điểm đã đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ bảo hiểm xã hội”.
Như vậy, hiện tại trường hợp của chị được Bảo hiểm xã hội quận Hoàn Kiếm xác nhận quá trình đóng trên sổ bảo hiểm xã hội đến thời điểm Công ty cũ đã đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Chị có thể tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội ở công ty mới và được xác nhận thời gian tham gia trên cùng một sổ bảo hiểm xã hội. Sau này, khi công ty cũ đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ xác nhận bổ sung thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội trên sổ bảo hiểm xã hội cho chị.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, làm thế nào để hưởng lương hưu?
Chính sách 20/12/2024 06:10
Làm sao để biết công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội?
Chính sách 19/12/2024 17:30
Quy định về thời hạn nộp tiền BHXH bắt buộc hằng tháng
Chính sách 17/12/2024 09:42
Công ty nợ tiền bảo hiểm, người lao động có thể tham gia BHYT tự nguyện?
Chính sách 12/12/2024 06:57
100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH từ 6-24 tháng
Chính sách 12/12/2024 06:49
Công ty nợ tiền BHXH, giải quyết chế độ thai sản thế nào?
Chính sách 10/12/2024 10:06
Cách tính mức trợ cấp hằng tháng cho người không đủ điều kiện hưởng lương hưu
Chính sách 08/12/2024 22:02
Quy định về thời điểm hưởng lương hưu có hiệu lực từ ngày 1/7/2025
Chính sách 07/12/2024 06:37
Mở rộng quyền lợi, phạm vi hưởng BHYT của người tham gia
Chính sách 06/12/2024 06:35
Đã hưởng chế độ ốm đau, có được hưởng chế độ tai nạn lao động?
Chính sách 05/12/2024 07:05