Sẽ không có tình trạng thí sinh đổ dồn về các thành phố lớn
![]() | Dự kiến phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 |
![]() | Phần tự học có hướng dẫn vẫn có thể ra trong đề thi |
![]() | Thí sinh bị đình chỉ thi sẽ bị hủy kết quả toàn bộ các bài thi |
Mới đây, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc đã có những trao đổi với báo chí về công tác tuyển sinh năm 2020 trong bối cảnh phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) vừa được Thủ tướng Chính phủ thông qua
Bộ GD&ĐT tiếp tục hỗ trợ các trường “lọc ảo”
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã thông qua phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 với mục tiêu chính là lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT đảm bảo mặt bằng chung của cả nước có tính tới điều kiện ảnh hưởng của dịch bệnh. Kỳ thi được tổ chức theo nguyên tắc đảm bảo an toàn, nghiêm túc, chặt chẽ, đồng thời giảm áp lực, chi phí nói chung đối với học sinh và xã hội.
Kết quả của kỳ thi sẽ được các trường đại học, cao đẳng xem xét sử dụng hợp lý trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ tuyển sinh. Tuy vậy, những thay đổi của kỳ thi THPT cũng làm cho công tác tuyển sinh sẽ phải có điều chỉnh phù hợp.
![]() |
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2019. (Ảnh minh họa: P.T) |
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết, sau khi phân tích các thuận lợi, khó khăn phát sinh, trên cơ sở đề nghị của các cơ sở giáo dục đại học, với quan điểm cố gắng tối đa đảm bảo công tác tuyển sinh diễn ra thuận lợi, công bằng, khách quan, trung thực, nhất là quyền lợi của thí sinh, Bộ GD&ĐT dự kiến sẽ tiếp tục hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học và thí sinh trong công tác tuyển sinh trong khâu tổ chức đăng ký xét tuyển, lọc ảo như năm 2019.
Với sự hỗ trợ này, thí sinh không phải tốn thời gian, công sức, kinh phí đi lại, nộp hồ sơ dự tuyển nhiều nơi, rồi lại đi rút hồ sơ nếu không đúng nguyện vọng... nên rất thuận lợi cho thí sinh đăng ký những ngành/trường mình mong muốn.
Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc, việc lọc ảo tốt sẽ giúp các trường có khả năng tuyển một số lượng chỉ tiêu hợp lý ngay từ đợt tuyển sinh đầu để đảm bảo hoạt động đào tạo chung của nhà trường. Quy trình này đã thực hiện tốt trong những năm qua.
Ngoài ra, do có sự thay đổi của kỳ thi THPT năm nay, một số cơ sở giáo dục đại học (nhất là các trường tốp trên) có thể sẽ tổ chức thi riêng để tuyển sinh cho trường mình hoặc theo nhóm trường. Bộ GD&ĐT sẽ có giải pháp hỗ trợ việc tổ chức thi, đăng ký xét tuyển, lọc ảo theo nhóm trường. Hiện tại, Bộ GD&ĐT đang hoàn thiện Quy chế tuyển sinh năm nay và sẽ ban hành sớm nhất trong những ngày tới.
Trước những băn khoăn về việc không còn kỳ thi với đề thi phân hóa cao phục vụ cho công tác xét tuyển đại học sẽ gây khó cho các trường lựa chọn kết quả thi THPT để xét tuyển, cũng như những trường chưa sẵn sàng cho việc tự tổ chức xét tuyển riêng, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho rằng, những năm qua, các cơ sở giáo dục đại học đã đẩy mạnh tự chủ tuyển sinh bằng nhiều phương thức khác nhau.
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, trong 3 năm gần đây, kết quả tuyển sinh của toàn hệ thống có xu hướng giảm dần tỷ trọng trúng tuyển từ sử dụng kết quả kỳ thi THPT, tăng dần tỷ trọng trúng tuyển từ học bạ và các phương thức khác. Cụ thể: Số thí sinh trúng tuyển thông qua sử dụng kết quả thi TPHT quốc gia năm 2017 chiếm 81,5%; năm 2018 chiếm 73,6%; năm 2019 là 62,4% trong tổng số thí sinh trúng tuyển. Trong đó, số thí sinh trúng tuyển bằng xét kết quả học bạ năm 2018 chiếm 18%, năm 2019 chiếm gần 30%. Còn lại là các phương thức khác (từ thi đánh giá năng lực, thi năng khiếu, văn hóa, sử dụng chứng chỉ quốc tế…) khoảng 10%.
Xu hướng thay đổi này còn thể hiện rõ trong các đề án tuyển sinh riêng của các trường đại học khi ngày càng nhiều cơ sở giáo dục đại học sử dụng kết hợp nhiều phương thức tuyển sinh, trong đó phương án tự tổ chức thi riêng cũng đã được một số trường tốp trên xác định và chuẩn bị từ nhiều năm trước.
Điều này đúng với tinh thần tự chủ của Luật Giáo dục đại học, phù hợp với lộ trình đổi mới giáo dục đại học, đẩy mạnh tự chủ đại học trong thời gian qua. Đồng thời phù hợp với xu thế tuyển sinh đại học trên thế giới, trong đó việc tuyển sinh được tổ chức nhiều kỳ trong năm, sử dụng kết hợp nhiều phương thức xét tuyển, sử dụng cả kết quả học tập THPT (điểm GPA), điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm các kỳ thi chuẩn hóa để tuyển sinh đại học (SAT, ACT…).
Khó xảy ra tình trạng “trăm hoa đua nở”
Có ý kiến lo ngại để các trường tự chủ tuyển sinh sẽ dẫn đến tình trạng “trăm hoa đua nở”, mỗi trường tổ chức một kỳ thi riêng dẫn đến áp lực, tốn kém… Về vấn đề này, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho rằng việc này khó xảy ra.
Số liệu thống kê những năm qua cho thấy số trường thi tuyển sinh riêng rất ít, chỉ khoảng 3 - 4% tổng số thí sinh trúng tuyển. Năm nay dự đoán số trường tham gia thi tuyển sinh riêng tăng lên nhưng chủ yếu là một số trường tốp trên, số thí sinh tăng lên nhưng sẽ không đột biến. Sẽ chỉ có những trường đại học thuộc nhóm ngành đào tạo đặc thù như Y dược, Công an, Quân đội hoặc nhóm trường, nhóm ngành năng khiếu nghệ thuật… và một số trường đại học có mức độ cạnh tranh cao, có những yêu cầu riêng về chất lượng đầu vào có nhu cầu tự tổ chức kỳ thi.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ được tổ chức an toàn, chặt chẽ, minh bạch gồm 5 đầu điểm là các môn Văn, Toán, Ngoại ngữ, 1 môn tự chọn Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội. Do đó, dự đoán là đa phần các cơ sở giáo dục đại học vẫn có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp để xét tuyển vào đại học, đồng thời kết hợp với các phương thức tuyển sinh đa dạng khác mà các trường sẽ đưa ra trong đề án tuyển sinh của mình.
Ngoài ra, do tính đặc thù, các trường có chung lĩnh vực, phân khúc đào tạo hoặc tương đồng về quy mô, vị trí địa lý cũng như các đại học quốc gia, đại học vùng sẽ có xu hướng liên kết lại để tổ chức thi tuyển sinh chung. Trên cơ sở đó, các trường nhỏ hơn có thể sử dụng kết quả thi này để xét tuyển.
Cụ thể, một số trường đại học phía Nam đã thống nhất sẽ sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh để xét tuyển, kết hợp với các phương thức xét tuyển khác. Do vậy năm nay sẽ không có quá nhiều trường tổ chức thi, không có nhiều cuộc thi diễn ra trong nhiều đợt nên không thể lặp lại tình trạng tập trung quá đông thí sinh về một điểm, trong một thời gian nên sẽ không tạo nên áp lực về luyện thi, thi quá nhiều hay đổ dồn về các khu đô thị lớn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất

Từ 1/4/2025: 10 Bảo hiểm xã hội khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới

Thời gian người lao động được nghỉ dưỡng sức sau ốm đau

Hà Nội: Công bố kế hoạch tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 của 30 quận, huyện, thị xã

Đề xuất thực hiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm

Tạo sân chơi thể thao cho đoàn viên, người lao động
Tin khác

Hà Nội: Công bố kế hoạch tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 của 30 quận, huyện, thị xã
Giáo dục 30/03/2025 20:06

Kế hoạch tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2025 - 2026 tại TP.HCM
Giáo dục 30/03/2025 16:49

Đồng hành với học sinh trên hành trình chọn nghề
Giáo dục 29/03/2025 20:13

Khi nào công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025?
Giáo dục 29/03/2025 15:44

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Lưu ý cách tô phiếu trả lời trắc nghiệm đạt điểm cao
Giáo dục 29/03/2025 14:12

Quản lý dạy thêm, học thêm: Không “đánh trống bỏ dùi”
Giáo dục 29/03/2025 14:06

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Tăng gấp đôi mã đề môn tự chọn
Giáo dục 29/03/2025 13:57

Tăng cường giải pháp bảo đảm an toàn trong việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ
Giáo dục 28/03/2025 17:07

Một số lưu ý từ khi đăng ký đến lúc dự thi tốt nghiệp THPT
Giáo dục 28/03/2025 14:13

Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên dự kiến diễn ra từ ngày 18 - 20/4
Giáo dục 27/03/2025 15:30