Dự kiến phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020
Thêm chương trình luyện thi THPT quốc gia cho học sinh trên truyền hình | |
Phần tự học có hướng dẫn vẫn có thể ra trong đề thi | |
Thí sinh bị đình chỉ thi sẽ bị hủy kết quả toàn bộ các bài thi |
Ngày 22/4, trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đã có những chia sẻ về phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020.
Sẽ không tổ chức kỳ thi THPT quốc gia như mọi năm
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, kỳ thi THPT sẽ được tổ chức muộn hơn, dự kiến vào tháng 8/2020. Thời điểm này cả Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học đã có hiệu lực thi hành (Luật Giáo dục đại học có hiệu lực từ 1/7/2019 và Luật Giáo dục có hiệu lực từ 1/7/2020). Do vậy, sẽ không tổ chức kỳ thi THPT quốc gia như mọi năm mà tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Mục đích của kỳ thi nhằm lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông; từ đó điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học trong các nhà trường. Kết quả của kỳ thi cũng có thể được các trường đại học, cao đẳng sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2019. (Ảnh: P.T) |
Kỳ thi tốt nghiệp THPT dự kiến sẽ gồm 3 bài thi độc lập (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và 2 bài thi tổng hợp: Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội. Bài thi Khoa học tự nhiên gồm tổ hợp của 3 môn Vật lí, Hóa học và Sinh học. Bài thi Khoa học xã hội đối với thí sinh THPT gồm tổ hợp của 3 môn Lịch sử, Địa lí và Giáo dục công dân; đối với thí sinh Giáo dục thường xuyên gồm tổ hợp của 2 môn Lịch sử và Địa lí.
Thí sinh THPT phải thi 3 bài thi bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tự chọn Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội. Thí sinh Giáo dục thường xuyên phải thi 2 bài thi bắt buộc Toán, Ngữ văn và 1 bài thi tự chọn Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội.
Bài thi Ngữ văn thi theo hình thức tự luận. Các bài thi Toán, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có một mã đề thi riêng. Thí sinh làm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm. Kết quả làm bài của thí sinh trên phiếu trả lời trắc nghiệm được chấm bằng phần mềm máy tính do Bộ GD&ĐT cung cấp.
Mỗi bài thi tổng hợp được chấm chỉ với 1 đầu điểm, không có điểm các môn thành phần như đối với bài thi tổ hợp trong kỳ thi THPT quốc gia những năm trước đây.
Đề thi dễ hơn, độ phân hóa giảm so với các năm trước
Để đảm bảo tính khách quan, công bằng và mặt bằng chung trong đánh giá, xét công nhận tốt nghiệp, Bộ GD&ĐT xây dựng và cung cấp đề thi cho các địa phương để tổ chức thi tốt nghiệp cùng một thời điểm trong cả nước.
Với bài thi trắc nghiệm, mỗi thí sinh trong mỗi phòng thi sẽ có một mã đề thi riêng. Đề thi sẽ dùng chung cho cả học sinh giáo dục THPT và học viên Giáo dục thường xuyên.
Mỗi Hội đồng thi có các Điểm thi được bố trí đảm bảo tại thuận lợi tối đa cho thí sinh. (Ảnh minh họa: P.T) |
Nội dung thi nằm trong chương trình giáo dục THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12; phù hợp với nội dung tinh giản chương trình học kỳ II năm học 2019 - 2020 đã được Bộ GD&ĐT công bố.
Nội dung đề thi sẽ dễ hơn, độ phân hóa của đề thi cũng sẽ giảm đi so với các năm trước để phù hợp với mục đích của kỳ thi tốt nghiệp THPT cũng như điều kiện dạy học do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố chủ trì tổ chức kỳ thi
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, kỳ thi sẽ do UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì tổ chức. Bộ GD&ĐT chỉ đạo, UBND tỉnh/thành phố chịu trách nhiệm tổ chức kỳ thi của địa phương mình bảo đảm an toàn, nghiêm túc, công bằng và đúng quy chế.
Các tỉnh/thành phố sẽ thành lập Hội đồng thi để tổ chức thi cho tất cả thí sinh. Hội đồng thi sẽ chịu trách nhiệm tổ chức tất cả các khâu của kỳ thi như: In sao đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo, công bố kết quả thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Mỗi Hội đồng thi có các Điểm thi được bố trí đảm bảo tại thuận lợi tối đa cho thí sinh. Cán bộ coi thi là giáo viên của tỉnh và có sự đổi chéo giáo viên coi thi giữa các trường với nhau, bảo đảm giáo viên không coi thi học sinh của trường mình.
Công tác thanh tra, giám sát sẽ được tăng cường để hướng tới kỳ thi được tổ chức an toàn, nghiêm túc, trung thực, khách quan. Dự kiến, ngoài lực lượng thanh tra của Bộ GD&ĐT, thanh tra của Sở GD&ĐT, sẽ có thêm lực lượng thanh tra của tỉnh để thanh tra, giám sát tất cả các khâu của kỳ thi, nhất là các khâu in sao, vận chuyển, bảo mật đề thi, công tác coi thi và chấm thi.
Các bài thi trắc nghiệm sẽ được chấm bằng máy, bằng phần mềm chung của Bộ GD&ĐT, có sự giám sát của hệ thống camera trên cơ sở phát huy hiệu quả của quy trình chấm thi năm 2019 sẽ đảm bảo quy trình chấm thi an toàn, nghiêm túc, đề phòng gian lận.
Đặc biệt, năm nay, các tỉnh/thành phố phải công khai phổ điểm thi, báo cáo toàn bộ điểm học bạ của các thí sinh qua hệ thống dữ liệu điện tử. Bộ GD&ĐT sẽ lấy đó làm căn cứ đối sánh kết quả thi.
Ngày 21/4, Bộ GD&ĐT đã có cuộc họp báo cáo, xin ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam về phương án tổ chức kỳ thi THPT trong điều kiện ứng phó với dịch bệnh Covid-19. Sau khi phân tích tình hình diễn biến dịch bệnh, các quy định của pháp luật và các yếu tố liên quan đến công tác tổ chức thi, các ý kiến tại cuộc họp thống nhất chọn phương án vẫn tổ chức thi nhưng kỳ thi nhằm mục tiêu chính là xét tốt nghiệp THPT; đồng thời làm căn cứ để đánh giá chất lượng giáo dục cả nước, từ đó điều chỉnh nội dung, chương trình, phương pháp dạy học trong các trường phổ thông. Bộ GD&ĐT tiếp tục chịu trách nhiệm ra đề thi, áp dụng công nghệ thông tin để quản lý chặt chẽ bài thi, tiếp tục tổ chức chấm thi trắc nghiệm trên máy tính. Địa phương được giao chủ trì công tác tổ chức thi, coi thi, chấm thi tự luận. Về tuyển sinh, các cơ sở giáo dục đại học thực hiện theo quyền tự chủ được quy định trong Luật. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đề nghị Bộ GD&ĐT tiếp thu các ý kiến, hoàn thiện phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT, sớm báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực
Giáo dục 19/11/2024 15:36