Sắp cưỡng chế thu hồi đất Dự án cải tạo Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi

(LĐTĐ) Dự án nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) từ năm 2010, đến nay đã 14 năm vẫn đang "mắc kẹt" do nhiều hộ dân chưa bàn giao mặt bằng. Từ nay đến cuối năm 2024, với những trường hợp không phối hợp bàn giao mặt bằng cho Dự án, huyện Thanh Trì sẽ tiến hành cưỡng chế thu hồi đất theo quy định.
Huyện Phú Xuyên tổ chức cưỡng chế thu hồi đất thi công tuyến đường trục phía Nam Quận Thanh Xuân sẽ cưỡng chế thu hồi gần 2.500m2 đất mở rộng phố Nguyễn Tuân 100% hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng phố Nguyễn Tuân

Công tác GPMB còn phức tạp

Sáng nay (14/11), Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thanh Trì tổ chức họp triển khai phương án tổ chức tuyên truyền, vận động, đối thoại, thuyết phục và tổ chức cưỡng chế thu hồi đất phục vụ thi công Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi.

Dự Hội nghị có ông Nguyễn Xuân Phong - Phó Bí thư Huyện ủy Thanh Trì, Phó Ban Chỉ đạo GPMB huyện Thanh Trì; ông Nguyễn Huy Toàn và Nguyễn Văn Hưng - Phó Chủ tịch UBND huyện, Tổ trưởng các Tổ cưỡng chế, vận động, thu hồi đất; Lãnh đạo Công an huyện Thanh Trì; các thành viên Ban Giải phóng mặt bằng; Tổ cưỡng chế, vận động, thu hồi đất; đại diện các phòng, ban liên quan công tác GPMB; Ủy ban các xã Tứ Hiệp, Ngũ Hiệp, Ngọc Hồi, Liên Ninh.

Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi (Km185 - Km189) huyện Thanh Trì đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư và thực hiện dự án tại Quyết định số 3553/QĐ-UBND ngày 19/7/2010; Ngày 30/3/2011, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 1513/QĐ-UBND về việc bổ sung Quyết định số 3553/QĐ-UBND ngày 19/7/2010.

Sắp cưỡng chế thu hồi đất Dự án cải tạo Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi
Phó Bí thư Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Xuân Phong chủ trì hội nghị.

Dự án bắt đầu thực hiện công tác GPMB từ năm 2010 theo Thông báo số 65/TB-UBND ngày 2/4/2010 của UBND huyện Thanh Trì về việc ban hành thông báo thu hồi đất để thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi (Km185 - Km189) huyện Thanh Trì.

Năm 2012, 2013, UBND huyện đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng cho Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội với diện tích 92.674,65m2 (Gồm 90.077m2 mặt đường, đất lưu không đường và 2.597,65m2 đất của các hộ), phần diện tích này đã được Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội đầu tư xong và đưa vào sử dụng.

Đối với phần diện tích đất còn lại là 93.072,35m đất tương ứng với 806 phương án đất và công trình trên đất của 806 hộ gia đình, cá nhân, tổ chức trên địa bàn 4 xã gồm: Xã Tứ Hiệp với diện tích đất 4.586,45m2 tương ứng với 49 phương án. Xã Ngũ Hiệp với diện tích đất 18.127,7m2 tương ứng với 278 phương án. Xã Ngọc Hồi với diện tích đất 46.380,2m2 tương ứng với 179 phương án. Xã Liên Ninh với diện tích đất 23.978m2 tương ứng với 300 phương án.

Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi (Km185 - Km189) huyện Thanh Trì đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư và thực hiện dự án tại Quyết định số 3553/QĐ-UBND ngày 19/7/2010; Ngày 30/3/2011, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 1513/QĐ-UBND về việc bổ sung Quyết định số 3553/QĐ-UBND ngày 19/7/2010.

Theo đó, đoạn Km185+112 đến Km185+282, mặt cắt ngang B=53,00m; bề rộng mặt đường vẫn giữ nguyên, hè trái rộng 15,00 (trong phạm vi chỉ giới đường đỏ phê duyệt tại Quyết định 04/2005/QĐ-UB ngày 13/01/2005).

Đoạn Km186+645 đến Km186+713, mặt cắt ngang B=56,00m; bề rộng mặt đường vẫn giữ nguyên, hè trái rộng 18,00 (trong phạm vi chỉ giới đường đỏ phê duyệt tại Quyết định 04/2005/QĐ-UB ngày 13/01/2005).

Đoạn Km186+713 đến Km187+136, mặt cắt ngang B=50,39m đến B=53,15m; bề rộng mặt đường vẫn giữ nguyên, hè trái rộng 12,39m đến 15,15m (trong phạm vi chỉ giới đường đỏ phê duyệt tại Quyết định 04/2005/QĐ-UB ngày 13/01/2005).

Quá trình thực hiện dự án kéo dài nhiều năm, từ năm 2016, nguyên nhân là do việc xác định nguồn gốc đất của các xã Tứ Hiệp, Ngũ Hiệp, Ngọc Hồi, Liên Ninh gặp nhiều khó khăn, việc quản lý hồ sơ địa chính đối với toàn bộ khu đất dọc đường Quốc lộ 1A các xã cập nhật không đầy đủ; nguồn gốc sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân phức tạp như: Đất được giao không đúng thẩm quyền (có giấy tờ và không có giấy tờ), đất lấn chiếm, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất qua nhiều chủ sử dụng...

Trên cơ sở xác định nguồn gốc đất của các xã, Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của huyện đã hoàn thiện phương án bồi thường, hỗ trợ đối với diện tích đất nằm trong chỉ giới GPMB của các hộ dân theo quy định. Không đồng ý với phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do UBND huyện phê duyệt, nhiều hộ dân đã gửi đơn đề nghị UBND huyện, UBND Thành phố xem xét giải quyết.

Trên cơ sở hướng dẫn và chấp thuận của UBND Thành phố về việc đồng ý chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi (Km185 - Km189), UBND huyện Thanh Trì đã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn điều chỉnh các phương án bồi thường, hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức theo quy định và theo các văn bản: Kết luận số 3443/KL-TTTP (P4) ngày 26/7/2019 của Thanh tra Thành phố; Văn bản số 10355/VP-GPMB ngày 27/11/2020 của Văn phòng UBND Thành phố.

Đến nay, UBND huyện đã phê duyệt xong toàn bộ 806 phương án của các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức và tổ chức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức theo quy định. Trong đó, 718 trường hợp đã nhận tiền bồi thường hỗ trợ và bàn giao mặt bằng tại các xã Tứ Hiệp, Ngũ Hiệp, Ngọc Hồi, Liên Ninh. 88 trường hợp chưa nhận tiền bồi thường hỗ trợ và bàn giao mặt bằng.

Cưỡng chế là "biện pháp cuối cùng"

Phó Bí thư Huyện ủy Nguyễn Xuân Phong cho biết, Quốc lộ 1A là tuyến đường giao thông trọng điểm và huyết mạch của huyện Thanh Trì và thành phố Hà Nội. Dự án hoàn thành góp phần khớp nối đồng bộ hệ thống giao thông của thành phố với các tỉnh, thành phía Nam, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, nâng cao năng lực phục vụ của tuyến đường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng trọng điểm phía Nam của Thủ đô, đồng thời tạo đà phát triển để huyện Thanh Trì hoàn thành đề án xây dựng huyện thành quận, các xã thành phường đến năm 2025 theo chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố.

Thực hiện Quyết định số 178/QĐ-UBND ngày 9/1/2023 của UBND Thành phố về việc phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc Lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi (Km185 - Km189), huyện Thanh Trì, theo đó thời gian thực hiện dự án chỉ được thực hiện đến hết năm 2024. Ban thực hiện cưỡng chế thu hồi đất UBND huyện Thanh Trì đã xây dựng kế hoạch tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với các trường hợp chưa nhận tiền bồi thường hỗ trợ và bàn giao mặt bằng tại các xã liên quan.

Do vậy, huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo GPMB huyện do đồng chí Bí thư Huyện ủy trực tiếp làm Trưởng Ban, các Phó Bí thư Huyện ủy làm Phó Ban, nhằm giải quyết dứt điểm công tác GPMB Dự án Quốc lộ 1A. Huyện đã thông qua Ban Thường vụ thành lập 2 Tổ tuyên truyền, vận động, cưỡng chế thu hồi đất.

Sắp cưỡng chế thu hồi đất Dự án cải tạo Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi
Các tổ công tác sẽ thực hiện nghiêm ngặt các giải pháp an toàn trước khi thực hiện cưỡng chế đối với các trường hợp chưa bàn giao mặt bằng theo quy định.

Ông Nguyễn Xuân Phong cho biết, công tác GPMB sẽ thực hiện trên tinh thần có lợi cho nhân dân, nhưng đảm bảo quyết liệt và hiệu quả. Lãnh đạo huyện Thanh Trì cũng khẳng định, biện pháp hành chính (cưỡng chế) là biện pháp cuối cùng. Quan điểm của lãnh đạo huyện Thanh Trì là “làm tất cả để có lợi cho người dân”.

Tại Hội nghị, đại diện các xã đã báo cáo tiến độ công tác tuyên truyền, vận động, thu hồi, cưỡng chế trong thời gian qua, đồng thời nêu những khó khăn, kiến nghị trong công tác GPMB; chia sẻ kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn công tác GPMB nhằm thực hiện hiệu quả và đúng tiến độ Dự án.

Kết luận Hội nghị, Phó Bí thư Huyện ủy Nguyễn Xuân Phong nhấn mạnh: Một trong nguyên nhân chính dẫn đến giải ngân chậm đó chính là công tác GPMB. Nhiệm vụ GPMB rất lớn, trên địa bàn Thanh Trì bên cạnh Dự án Quốc lộ 1A còn nhiều dự án GPMB sẽ thực hiện trong thời gian tới, vì vậy, năm 2024 cần phải quyết liệt và quyết tâm hoàn thành công tác GPMB Dự án Quốc lộ 1A.

Ông Nguyễn Xuân Phong cũng lưu ý, các Tổ công tác phải thực hiện rà soát kỹ lưỡng các hộ gia đình, tâm tư nguyện vọng của người dân trước khi thực hiện cưỡng chế (đối với những hộ chưa di dời). Đặc biệt là lực lượng an ninh cần nêu cao cảnh giác đối với các đối tượng gây mất trật tự, manh động, cản trở công tác thu hồi, đảm bảo an toàn cho lực lượng cưỡng chế hoàn thành nhiệm vụ.

Phó Bí thư Huyện ủy một lần nữa nhấn mạnh: “Chúng ta sẽ vận động nhân dân cho đến phút cuối cùng. Kể cả khi đã đọc lệnh cưỡng chế mà người dân đồng ý trả mặt bằng thì phải để người dân tự bàn giao”.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô

Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô

(LĐTĐ) Phiên dịch nông sản giữa Hà Giang và Hà Nội diễn ra từ ngày 21-23/11/2024. Sự kiện thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia hợp tác, mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP. Đặc biệt, hơn 2 tấn cam vàng Hà Giang đã được tiêu thụ ngay trong ngày đầu.
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

(LĐTĐ) Từ ngày 21 đến 23/11, tại Quốc Oai (Hà Nội), Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tập huấn cho gần 250 cán bộ công đoàn các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

(LĐTĐ) Lãnh đạo thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn đầu tư công, gồm: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

(LĐTĐ) Chiều nay (21/11), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới dự và phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc năm 2024, diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC Hòa Lạc, Hà Nội).
Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11

Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11

(LĐTĐ) Theo điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h chiều nay (21/11), giá xăng dầu đồng loạt giảm (trừ dầu mazut tăng 5 đồng/kg); giá xăng RON 95 giảm 79 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành.
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

(LĐTĐ) Từ năm 2019 đến tháng 10/2024, tỉnh Hưng Yên thu hút được 222 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2.394 triệu USD. Trong đó, đến hết tháng 10/2024, tổng số dự án còn liệu lực trên địa bàn tỉnh là 2.320 dự án (gồm 1.728 dự án trong nước, 592 dự án nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 345.323 tỷ đồng và 7,73 tỷ USD).

Tin khác

Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh

Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh

(LĐTĐ) Mới đây, tại Kỳ họp thứ 19, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A

Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A

(LĐTĐ) Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi hoàn thành sẽ góp phần khớp nối đồng bộ hệ thống giao thông của thành phố Hà Nội với các tỉnh, thành phía Nam. Vì vậy, huyện Thanh Trì đang quyết liệt vào cuộc nhằm gỡ “nút thắt” tại một số đoạn đường chưa giải phóng mặt bằng (GPMB) của Dự án.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”

Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi

Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi

(LĐTĐ) Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã giao đơn vị địa bàn khẩn trương xác minh, làm rõ hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông của nhóm học sinh không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe máy, cầm cờ có biểu tượng Trường Trung học phổ thông (THPT) Huỳnh Thúc Kháng di chuyển trên đường Nguyễn Trãi.
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao

Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao

(LĐTĐ) Theo quy định, đường Vành đai 3 trên cao là đường cao tốc, chỉ dành riêng cho ô tô lưu thông, vận tốc tối đa theo từng đoạn 80-100km/h. Tuy nhiên, vẫn có một số người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy cố tình vi phạm. Đây là vi phạm xuất phát từ ý thức kém của một bộ phận người tham gia giao thông, cần phải lên án, xử lý nghiêm.
Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt

Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt

(LĐTĐ) Theo phương án được đề xuất, Dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc - Nam có tổng chiều dài chính tuyến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD. Điểm đầu tại Thành phố Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và điểm cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh (ga Thủ Thiêm).
10 tháng, hơn 9 nghìn người ra đi vì tai nạn giao thông

10 tháng, hơn 9 nghìn người ra đi vì tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Theo Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia, trong 10 tháng năm 2024, toàn quốc xảy ra 19.711 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 9.061 người, bị thương 14.685 người. So với 10 tháng năm 2023, tăng 1.334 vụ, giảm 844 người chết và tăng 2.137 người bị thương.
Hiện thực mục tiêu đến năm 2030 Hà Nội trở thành Thành phố thông minh, hiện đại

Hiện thực mục tiêu đến năm 2030 Hà Nội trở thành Thành phố thông minh, hiện đại

(LĐTĐ) Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội” được Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố thông qua sẽ giải quyết các tồn tại, hạn chế hiện nay; hình thành hệ thống giao thông thông minh của thành phố theo các giai đoạn, thực hiện mục tiêu đến năm 2030 Hà Nội sẽ cơ bản trở thành Thành phố thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới.
Những xe nào được miễn phí sử dụng đường bộ từ 1/1/2025?

Những xe nào được miễn phí sử dụng đường bộ từ 1/1/2025?

(LĐTĐ) Thông tư mới của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 quy định sẽ có 12 đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ.
Chấm dứt trước thời hạn hợp đồng BOT đường nối từ đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương

Chấm dứt trước thời hạn hợp đồng BOT đường nối từ đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương

(LĐTĐ) Sau quãng thời gian dài nghiên cứu, rà soát, tìm phương án giải quyết, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cũng đã có phương án cuối cùng là chính thức chấm dứt trước thời hạn hợp đồng BOT dự án đầu tư xây dựng đoạn tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương.
Xem thêm
Phiên bản di động