Bãi tập kết vật liệu xây dựng: Người dân “chìm” trong đất bụi
Liên tiếp xảy ra tình trạng rơi vãi bùn đất trên cầu Nhật Tân | |
Các điểm tập kết vật liệu xây dựng ven sông sẽ được quản lý chặt |
Ngập trong cát, bụi
Theo phản ánh của người dân thôn Mộc Hoàn, suốt nhiều năm nay dọc đường từ Đại lộ Thăng Long điểm từ cầu vượt Phương Bản dẫn vào thôn xuất hiện nhiều bãi tập kết vật liệu xây dựng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và làm ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh hoạt của người dân.
Con đường xuống cấp trầm trọng do bị xe trọng tải lớn “giày xéo” |
Cụ thể, những bãi tập kết vật liệu xây dựng ở đây chủ yếu tập kết đất, đá, sỏi, cát vàng… không được che chắn cẩn thận khiến cho đất cát bay thẳng vào khu dân cư làm ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của hàng trăm hộ dân.
Dù người dân trong khu vực bức xúc và nhiều lần có ý kiến tới chính quyền các cấp nhưng sự việc trên cho đến nay vẫn chưa được giải quyết. Các chủ bãi vẫn ngang nhiên cho các phương tiện hoạt động, xe quá tải quá khổ chạy liên tục bất kể ngày đêm khiến mặt đường xuống cấp. Nhức nhối hơn cả là trải rộng khắp khu vực rộng lớn lúc nào cũng chìm trong khói bụi.
Bãi tập kết vật liệu xây dựng nằm trên đoạn đường đi vào thôn Mộc Hoàn |
Có mặt trực tiếp tại khu vực người dân phản ánh, theo ghi nhận của phóng viên, trên đoạn đường bê tông dài gần 1km nối từ cầu vượt Phương Bản đến thôn Mộc Hoàn xuất hiện trên 6 bãi tập kết vật liệu xây dựng hoạt động nhộn nhịp. Các bãi tập kết này đều chứa đất, cát với quy mô lớn, nhỏ khác nhau.
Trong đó, theo người dân, lớn và quy mô nhất là bãi tập kết vật liệu xây dựng đá, phục vụ cho các trạm trộn bê tông của một người tên T. Tại bãi tập kết này, luôn thường trực 2 chiếc máy xúc để phục vụ việc trung chuyển vật liệu. Khi các trạm trộn bê tông cần sử dụng đá, thì bãi tập kết này hoạt động nhộn nhịp với hàng loạt xe trọng tải lớn ra vào. Những chiếc xe được cơi nới, độ thùng lên gấp 2 đến 3 lần, không được che chắn, ầm ầm chạy qua khiến mặt đường nứt toác, lỗ chỗ ổ voi, ổ gà.
Trao đổi với phóng viên về vấn đề trên, ông Nguyễn Xuân Lý – Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoài Đức cho biết: Theo quy hoạch sử dụng đất, mỗi xã chỉ được bố trí một bãi tập kết vật liệu xây dựng để phục vụ người dân. Việc bãi tập kết vật liệu xây dựng trên đất nông nghiệp ở khu vực này có được cấp phép hay không là do Phòng quản lý đô thị huyện chịu trách nhiệm. Còn theo đại diện phòng quản lý đô thị huyện Hoài Đức, khu vực phóng viên phản ánh nằm trên địa bàn quản lý của xã An Thượng. Đồng thời, phòng quản lý đô thị huyện cũng khẳng định, UBND huyện chưa cấp phép cho bất kỳ đơn vị nào để hoạt động tập kết xây dựng ở đây. |
Đáng nói, đoạn đường nối liền giữa Thôn Mộc Hoàn đến cầu vượt Phương Bản đến là con đường huyết mạch, nối liền giữa xã Vân Côn ra Đại lộ Thăng Long. Vì vậy, muốn đi vào nội thành, người dân bắt buộc phải di chuyển qua khu vực này.
Anh Nguyễn Ngọc Giang – một người dân thuộc xã Vân Côn cho biết, các bãi tập kết xây dựng này đã xuất hiện cách đây 2 năm trước, gây bức xúc cho người dân địa phương cũng như những người tham gia giao thông trong khu vực. “Thời gian qua người dân chúng tôi đều phải sống chung với khói bụi. Mỗi lần đi qua đoạn đường này, chỉ cần một chút gió thôi thì lập tức tóc tai, quần áo đều bị phủ một lớp bụi trắng xóa. Mặc dù rất phẫn nộ trước tình trạng trên nhưng người dân chúng tôi đều bất lực buông xuôi vì không có cách nào để giải quyết” - Anh Nguyễn Ngọc Giang bức xúc.
Bịt vội khẩu trang để tránh bụi, chị Nguyễn Thị Thúy (Vân Côn, Hoài Đức) chia sẻ: “Từ ngày những bãi tập kết vật liệu xây dựng xuất hiện cuộc sống của người dân chúng tôi bị xáo trộn hoàn toàn. Xe trọng tải lớn phá nát đường, tạo nên những ổ trâu, ổ gà sâu hoắm. Mùa hè khói bụi, mưa xuống những ổ trâu, ổ gà bị nước che lấp khiến việc đi lại vô cùng nguy hiểm. Hè đến, tôi phải cho con cái tới bệnh viện khám thường xuyên, cát bụi thế này, chỉ lo trẻ con hỏng phổi”.
Đáng chú ý, nhiều chủ bãi tập kết vật liệu xây dựng còn tiến hành cắt bỏ các thanh hộ lan trên đường trên để “mở lối” cho các xe chuyên chở ra vào bãi dễ dàng hơn. Theo tìm hiểu, đây là một trong những hành vi phá hoại tài sản công của Nhà nước. Cần phải khẳng định, thanh hộ lan vốn có tác dụng giúp người điều khiển mô tô, xe máy nhận biết và điều khiển phương tiện một cách an toàn hơn.
Đồng thời, trong tình huống nguy hiểm, các thanh hộ lan còn có thể cản và ngăn việc phương tiện lao ra khỏi trục đường chính, giảm bớt xung lực, tốc độ khi phương tiện va chạm mạnh. Hành động tự ý tháo gỡ thanh hộ lan không chỉ phá vỡ kết cấu hành lang đường bộ mà còn gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông tại khu vực này.
Chính quyền cần sớm có sự vào cuộc
Có mặt trực tiếp tại khu vực người dân dân phản ánh, theo ghi nhận của phóng viên, trên đoạn đường bê tông dài gần 1km nối từ cầu vượt Phương Bản đến thôn Mộc Hoàn xuất hiện trên 6 bãi tập kết vật liệu xây dựng hoạt động nhộn nhịp. Các bãi tập kết này đều chứa đất, cát với quy mô lớn, nhỏ khác nhau. Trong đó, theo người dân, lớn và quy mô nhất là bãi tập kết vật liệu xây dựng đá, phục vụ cho các trạm trộn bê tông của một người tên T. Tại bãi tập kết này, luôn thường trực 2 chiếc máy xúc để phục vụ việc trung chuyển vật liệu. Khi các trạm trộn bê tông cần sử dụng đá, thì bãi tập kết này hoạt động nhộn nhịp với hàng loạt xe trọng tải lớn ra vào. Những chiếc xe được cơi nới, độ thùng lên gấp 2 đến 3 lần, không được che chắn, ầm ầm chạy qua khiến mặt đường nứt toác, lỗ chỗ ổ voi, ổ gà. |
Theo tìm hiểu, các bãi tập kết vật liệu xây dựng trên đoạn đường từ cầu vượt Phương Bản đến thôn Mộc Hoàn đều nằm trên diện tích đất nông nghiệp thuộc huyện Hoài Đức. Mặc dù, gây ra những ảnh hưởng nặng nề tới môi trường cũng như cuộc sống của người dân, nhưng dường như, các bãi tập kết vật liệu xây dựng này lại chưa được các cơ quan chức năng biết đến.
Trao đổi với phóng viên về vấn đề trên, ông Nguyễn Xuân Lý – Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoài Đức cho biết: Theo quy hoạch sử dụng đất, mỗi xã chỉ được bố trí một bãi tập kết vật liệu xây dựng để phục vụ người dân. Việc bãi tập kết vật liệu xây dựng trên đất nông nghiệp ở khu vực này có được cấp phép hay không là do Phòng quản lý đô thị huyện chịu trách nghiệm.
Còn theo đại diện phòng quản lý đô thị huyện Hoài Đức, khu vực phóng viên phản ánh nằm trên địa bàn quản lý của xã An Thượng. Đồng thời, phòng quản lý đô thị huyện cũng khẳng định, UBND huyện chưa cấp phép cho bất kỳ đơn vị nào để hoat động tập kết xây dựng ở đây.
Cũng theo vị đại diện trên, để xảy ra tình trạng xuất hiện các bãi tập kết vật liệu xây dựng không phép trên địa bàn xã thì, trách nhiệm trước tiên thuộc về UBND cấp xã. Còn về phía UBND huyện, các phòng ban chuyên môn sẽ tham mưu với lãnh đạo để có phương án giải quyết sớm nhất. Trước thực trạng các bãi tập kết xây dựng gây ô nhiễm môi trường, đe dọa trực tiếp tới cuộc sống của người dân xã Vân Côn đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền sớm vào cuộc, tránh để vi phạm kéo dài, gây bức xúc trong dư luận. Đồng thời cần xem xét, xử lý đối với các cá nhân, tổ chức có liên quan.
Lê Thắm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Tin khác
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô
Điều tra - bạn đọc 02/11/2024 14:22
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?
Điều tra - bạn đọc 14/10/2024 10:44
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc
Điều tra - bạn đọc 19/09/2024 09:12
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em
Điều tra - bạn đọc 05/09/2024 15:50
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh
Điều tra - bạn đọc 28/08/2024 10:24
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước
Điều tra - bạn đọc 15/08/2024 09:45
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ
Điều tra - bạn đọc 08/08/2024 13:55
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp
Điều tra - bạn đọc 09/07/2024 08:48
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?
Điều tra - bạn đọc 17/06/2024 18:44
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng
Điều tra - bạn đọc 12/06/2024 16:05