Sẵn sàng mọi kịch bản về y tế cho ngày bầu cử
Đảm bảo các điều kiện an toàn phòng, chống dịch
Đánh giá về tình hình dịch Covid-19 hiện tại, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 xuất hiện từ ngày 27/4 đến nay, đã có nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước có ca bệnh. Điểm đáng chú ý của đợt dịch lần này là dịch bệnh diễn biến phức tạp với sự xuất hiện nhiều ổ dịch đồng thời cùng lúc ở nhiều địa phương khác nhau.
Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây tổ chức diễn tập phương án bầu cử, đảm bảo an toàn trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Ảnh: Đinh Luyện |
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, đợt dịch Covid-19 này có nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Trong đó, có nguồn từ các chuyên gia nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam mà trong quá trình cách ly việc thực hiện quản lý chưa nghiêm. Nguồn lây nhiễm thứ hai là trong cộng đồng cũng có các trường hợp mắc bệnh, rồi từ đó lây vào bệnh viện, từ bệnh viện lại lây ra cộng đồng. Đáng lo ngại, trong đợt dịch Covid-19 lần này, xuất hiện chủng vi rút lần đầu tiên phát hiện ở Ấn Độ với đột biến kép làm tăng khả năng lây nhiễm lên nhiều lần. Nếu như chủng của Anh lây gấp 1,7 lần so với các chủng trước đó, thì chủng Ấn Độ còn lây nhiễm mạnh hơn chủng của Anh.
Thực tế này đòi hỏi công tác phòng, chống dịch Covid-19 phải rất khẩn trương. Bởi vậy, ngay từ khi xuất hiện dịch đến nay, Bộ Y tế luôn đặt trong tình trạng báo động rất cao. Bộ Y tế liên tục chỉ đạo các địa phương, đơn vị triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Với vai trò là cơ quan tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Y tế liên tục có báo cáo đánh giá, nhận định tình hình, từ đó đề xuất và đưa ra những giải pháp cụ thể để phòng, chống dịch.
Đặc biệt, sắp tới, ngày 23/5 sẽ diễn ra bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 nên ngành Y tế chủ động xây dựng kế hoạch, phương án cụ thể, bố trí đủ nhân lực, phương tiện, trang thiết bị, cơ số thuốc để chăm sóc sức khỏe cho các đại biểu và cử tri tham gia bầu cử. Cụ thể, vừa qua, Bộ Y tế đã phát đi Công điện Số 668/CĐ- BYT về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trước và trong thời gian bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần đảm bảo các điều kiện an toàn phòng, chống dịch.
Theo đó, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và thủ trưởng các đơn vị có liên quan tiếp tục phối hợp thực hiện tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trước và trong thời gian bầu cử. Trong đó, Sở Y tế các tỉnh, thành phố cần phải tổ chức rà soát và thường xuyên cập nhật dự báo tình hình dịch của địa phương; bổ sung các phương án, giải pháp phù hợp, chuẩn bị sẵn sàng kịp thời ứng phó các tình huống phòng, chống dịch Covid-19 phục vụ bầu cử. Trong quá trình triển khai thực hiện bầu cử lưu ý bổ sung phương án/kế hoạch bầu cử cho cử tri đang làm nhiệm vụ phòng, chống dịch, đang cách ly và đang điều trị bệnh.
Đặc biệt, tại các địa phương đang phát hiện ca nhiễm, mỗi điểm bầu cử phải bố trí một khu vực cách ly tạm thời dành cho người nghi nhiễm SARS-CoV-2.Trường hợp tổ chức bầu cử cho người đang cách ly tại nhà, khu cách ly tập trung, cách ly tại khách sạn, cách ly tại bệnh viện, khu vực đang bị phong tỏa phải thực hiện khử khuẩn bề mặt hòm phiếu trước và sau khi kết thúc việc bỏ phiếu. Sau khi kết thúc bỏ phiếu, hòm phiếu phải được để ở vị trí riêng và đánh dấu hoặc dán nhãn cảnh báo nguy cơ lây nhiễm theo quy định.
Riêng đối với thành viên Tổ bầu cử, người giám sát bầu cử, người vận chuyển hòm phiếu, người kiểm phiếu phải được trang bị, hướng dẫn mặc và cởi bỏ các phương tiện phòng hộ cá nhân (quần áo, kính đeo mắt, mũ, găng tay, khẩu trang, ủng...); thực hiện thu gom phương tiện phòng hộ cá nhân thải bỏ sau khi sử dụng như chất thải lây nhiễm. Riêng đối với cử tri khi tham gia bỏ phiếu phải sử dụng bút, thước riêng (thải bỏ sau 1 lần sử dụng).
Các bệnh viện duy trì hoạt động 24/24
Cùng với ngành Y tế cả nước, ngành Y tế Hà Nội cũng đã chủ động và khẩn trương lên các phương án, kịch bản cụ thể nhằm đảm bảo an toàn cho ngày bầu cử. Theo lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội, ngành Y tế Hà Nội là đơn vị thường trực trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, các đơn vị trong ngành đã có nhiều kinh nghiệm tham gia đảm bảo y tế cho các sự kiện lớn của đất nước diễn ra trên địa bàn Thủ đô. Đặc biệt, là vừa qua diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Vì vậy ngành Y tế Hà Nội luôn sẵn sàng các phương án đảm bảo y tế nói chung và phòng, chống dịch Covid-19 nói riêng.
Cụ thể, ngành Y tế Hà Nội đã lên kế hoạch và triển khai nhiều hoạt động như: Đảm bảo khám, chữa bệnh và sẵn sàng tiếp nhận cấp cứu, điều trị cho đại biểu, cử tri; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng, chống ngộ độc thực phẩm; đảm bảo phòng, chống dịch bệnh đặc biệt là phòng, chống dịch Covid-19. Việc triển khai thực hiện được giao cụ thể tới các Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã và căn cứ Kế hoạch của Sở Y tế, các Trung tâm sẽ triển khai đối với các xã, phường, thị trấn.
Bệnh viện Đa khoa Hà Đông chuẩn bị trước khu vực hòm bỏ phiếu dành cho bệnh nhân đang trong khu cách ly tham gia bầu cử tại bệnh viện |
Đồng thời, Sở Y tế yêu cầu các đơn vị trực thuộc tăng cường thực hiện các biện pháp đảm bảo tốt an toàn vệ sinh thực phẩm, thành lập các đoàn kiểm tra để kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống... trên địa bàn toàn Thành phố. Tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở dịch vụ ăn uống vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm vừa đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19. Song song với công tác phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm, ngành Y tế cũng triển khai thực hiện tốt công tác cấp cứu, khám chữa bệnh. Các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh bố trí đầy đủ nhân lực, phương tiện, thuốc, trang thiết bị để đảm bảo công tác cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh phục vụ nhân dân.
Cũng trong dịp bầu cử, tất cả các bệnh viện duy trì hoạt động 24/24/7, phân công thường trực cấp cứu, khám chữa bệnh. Đặc biệt vào ngày bầu cử ngành Y tế Thủ đô sẽ bố trí tăng quân số trực tại các cơ sở khám, chữa bệnh để đảm bảo sẵn sàng tham gia hỗ trợ y tế khi có tình huống phát sinh.
Theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà: Để làm tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19, Sở Y tế đã xây dựng kế hoạch với những phương án/kịch bản cụ thể khi có tình huống đại biểu, cử tri tham gia bầu cử nhiễm Covid-19. Các đơn vị y tế được phân công khẩn trương khoanh vùng, xử lý môi trường, chuyển người bệnh đến cơ sở y tế để điều trị theo phân tuyến; thần tốc truy vết, lấy mẫu xét nghiệm, thực hiện cách ly tập trung tất cả những trường hợp tiếp xúc gần với trường hợp mắc bệnh (F1), rà soát các trường hợp tiếp xúc với trường hợp tiếp xúc gần (F2) yêu cầu cách ly tại nhà theo quy định. Thực hiện phong tỏa những địa điểm có liên quan tới ca mắc để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
Bên cạnh đó, cơ quan y tế sẽ tham mưu cho Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch địa phương thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp về phòng, chống lây nhiễm Covid-19 trong quá trình tổ chức bầu cử cho người đang cách ly tại nhà; bầu cử tại khu vực cách ly tập trung và nơi thực hiện cách ly xã hội hoặc phong tỏa; bầu cử tại bệnh viện, cơ sở y tế để đảm bảo quyền lợi của cử tri theo luật định.
Với sự chủ động của ngành Y tế cả nước nói chung và ngành Y tế Hà Nội nói riêng trong công tác phòng, chống dịch bệnh, đồng thời thực hiện tốt chăm sóc sức khỏe cho các đại biểu và nhân dân tham gia cuộc bầu cử, sẽ góp phần làm nên thành công ngày hội của toàn dân./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55