Sản phẩm "nhà em làm ngon lắm" và những cam kết an toàn thực phẩm bằng...miệng
Lắm người 'ăn theo' với thực phẩm nhà làm Thận trọng khi sử dụng thực phẩm "handmade" Bán hàng 'nhà làm', coi chừng bị phạt nặng |
Nhiều người tiêu dùng lo ngại hoá chất công nghiệp có trong thực phẩm nguy hại đến sức khoẻ nên chuyển sang tìm mua các loại mặt hàng bánh kẹo, giò chả, mứt Tết… được gắn mác "nhà làm".
Tết đến Xuân về, thực phẩm “nhà làm” lên ngôi
Ngày thường, thực phẩm nhà làm đã được người tiêu dùng lan truyền bằng miệng một cách chóng mặt. Cận Tết, số lượng người bán thực phẩm nhà làm càng tăng cao, từ trên các sàn thương mại điện tử đến cả ngoài vỉa hè.
Chỉ cần lên mạng gõ từ khóa “thực phẩm nhà làm”, hàng loạt các sản phẩm từ các trang cá nhân, hội nhóm hiện lên với những hình ảnh quảng cáo hấp dẫn, mẫu mã đa dạng và đặc biệt luôn đi kèm một vài câu quảng cáo như “thực phẩm nhà làm, ngon như nhà làm”, “thực phẩm nhà làm, như má nhà làm”,…
Bên cạnh đó, rất nhiều sản phẩm được người bán cam kết 100% làm từ nguyên liệu tươi, mới, không chất phụ gia, không phẩm màu... nhưng khi được hỏi ai chứng nhận thì “nhà làm” chịu, không nói được.
Nhiều sản phẩm được người bán cam kết 100% làm từ nguyên liệu tươi, mới, không chất phụ gia, không phẩm màu... nhưng ai chứng nhận cho những lời cam kết đó thì thực phẩm kiểu “nhà làm” không chứng minh được. Ảnh minh họa. |
Đặc biệt, dịp cận Tết, những thực phẩm chế biến thủ công, được rao bán nhiều nhất là giò chả, lạp xưởng, củ kiệu, khô gà/bò, các loại cá/tôm khô, bánh quy, kẹo hạnh phúc, mứt… Tất cả các sản phẩm được người bán cam kết bằng miệng, người mua tin bằng sự may rủi.
Những ngày cận Tết này, chị N.L.H, một đầu mối bán mứt dừa non tại quận Bình Tân (TP.HCM) tất bật để cho ra những mẻ mứt dừa kịp giao cho khách. Năm nay, mứt dừa non do cơ sở sản xuất tại nhà của chị N.L.H được bán ra thị trường gồm nhiều vị như trà xanh, ca cao, lá dứa, lá cẩm, gấc…
Theo đó, mứt dừa sáp non có giá 650.000-700.000 đồng/kg, mứt dừa xiêm non từ 350.000-500.000 đồng/kg, các loại mứt dừa non khác từ 250.000-300.000 đồng/kg.
"Do được làm từ dừa non cùng sữa tươi và đường phèn nên so với các loại mứt trái cây trên thị trường Tết, mứt dừa non nằm ở phân khúc giá cao nhưng vẫn rất hút khách hàng tìm mua", chị N.L.H quảng cáo.
Chị N.L.H cho biết thêm: "Năm ngoái, tôi sản xuất và bán ra gần 1,3 tấn mứt dừa non. Năm nay, kinh tế khó khăn, người dân đều thắt chặt chi tiêu nhưng số lượng khách sỉ và lẻ đặt hàng trong dịp Tết này cũng đạt gần 1 tấn. Do số lượng khách đặt hàng nhiều, tôi phải tuyển thêm hai nhân viên thời vụ để hỗ trợ khâu sản xuất và đóng gói”.
Dưa món, củ kiệu nhà làm được bán tràn lan dịp Tết. Ảnh: Lâm Ngọc. |
Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, cơ sở của chị N.L.H đã đầu tư hệ thống máy hút chân không, bao bì đóng hộp và nhãn mác đầy đủ. Để khách hàng an tâm hơn, các quy trình từ chọn nguyên liệu đến chế biến cũng thường được chị quay, chụp và đăng tải lên mạng xã hội.
Lựa chọn kinh doanh lạp xưởng vào dịp Tết, anh P.M.T (quê Long An, ngụ quận Gò Vấp), cho biết đây là thời điểm sản xuất nhộn nhịp nhất trong năm. Những ngày thường, anh P.M.T chỉ sản xuất nhỏ lẻ để phục vụ cho gia đình, bạn bè và một số khách hàng quen. Dịp cận Tết, chị bắt đầu nhận nhiều đơn đặt hàng sỉ và lẻ cho lạp xưởng.
“Mặc dù hôm nay đã là 29 Tết nhưng nhà tôi đã nhận được hơn 70kg lạp xưởng đặt hàng. Khách hàng chủ yếu của nhà tôi là người quen, đã đặt hàng nhiều lần và biết chất lượng nên tin tưởng đặt tiếp. Dù là thực phẩm tự làm nhưng sản phẩm của tôi đều được đóng gói và hút chân không cẩn thận, đảm bảo chất lượng đến tay khách hàng”, anh P.M.T khẳng định.
Theo anh P.M.T, số lượng thực phẩm nhà làm tuy nhiều nhưng nhóm đối tượng khách hàng chủ yếu là nhóm nhỏ, người quen và dựa trên sự tin tưởng nhau. Nếu có xảy ra bất kỳ sự cố gì, người làm ra sản phẩm có thể dễ dàng nắm bắt, hỗ trợ.
“Còn với các cửa hàng bán rộng rãi, phổ biến thì tất nhiên cần đăng ký với cơ quan chức năng về an toàn về vệ sinh thực phẩm”, anh P.M.T nêu quan điểm.
Cam kết bằng miệng, ngộ độc thì… "ăn vào mới biết"
Có rất nhiều người kinh doanh truyền thống từ lâu đời nên việc tạo nên được thương hiệu cá nhân từ những thực phẩm nhà làm mà không cần bất cứ hình thức quảng cáo nào là có, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều sản phẩm được rao bán trên mạng xã hội không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hạn sử dụng.
Thậm chí, một số người bán còn sử dụng lại hình ảnh sản phẩm của các cơ sở làm ăn chân chính để quảng cáo. Điều này dẫn đến tình trạng sản phẩm không đạt chất lượng, tiềm ẩn các nguy cơ về mất an toàn thực phẩm.
Bà Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, khẳng định: “Nếu thực phẩm được gắn mác nhà làm không có nhãn mác, sản xuất theo quy định thì hãy để người trong gia đình tự ăn với nhau. Còn một khi thực phẩm được bán ra cộng đồng và thu lợi nhuận, người sản xuất cần phải tuân thủ tất cả những quy định về an toàn thực phẩm. Người chế biến và người bán phải chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình.”
Đoàn kiểm tra Sở An toàn Thực phẩm TP.HCM đi kiểm tra tại Chợ Đầu mối Bình Điền. Ảnh: Lâm Ngọc. |
Theo bà Lan, những thực phẩm chế biến đóng gói phải tự công bố theo các tiêu chuẩn chất lượng, có phiếu kiểm nghiệm, quy trình sản xuất. Ngoài ra, người trong khâu chế biến phải giữ vệ sinh sạch sẽ, không bị các bệnh truyền nhiễm… Dựa vào những thông tin này, người tiêu dùng có thể an tâm lựa chọn sản phẩm.
Bà Lan cho biết thêm, hiện nay vẫn còn nhiều khoảng trống trong việc quản lý thực phẩm nhà làm, trong khi đó thị phần đang ngày càng mở rộng hơn. Đa số thực phẩm nhà làm được rao bán trong các hội nhóm trên mạng xã hội, đây là hình thức mới phát sinh trong những năm gần đây nên những quy định bán hàng trực tuyến chưa có đầy đủ. “Vì vậy, đã đến lúc các cơ quan chức năng cần có quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm gọi là nhà làm nhưng được rao bán qua mạng để hạn chế rủi ro cho người tiêu dùng. Để tránh sử dụng phải thực phẩm không đảm bảo chất lượng, đại diện Sở An toàn thực phẩm TP.HCM khuyến cáo người tiêu dùng nên chọn mua sản phẩm nhà làm ở những địa chỉ đáng tin cậy, có thương hiệu, uy tín để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình”, bà Lan khẳng định.
Hiện Sở An toàn thực phẩm Thành phố vẫn đang kiểm tra các cơ sở sản xuất, cũng như nghiên cứu, đề xuất những mô hình để quản lý thực phẩm nhà làm phù hợp thực tiễn. Ngoài ra, khi phát hiện những cơ sở bán sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm, người dân có thể thông báo qua số đường dây nóng của Sở An toàn thực phẩm TP.HCM là 02839301714 để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00