Rộn ràng phố ông đồ TP.HCM

(LĐTĐ) Cứ vào mỗi dịp Tết đến xuân về, đường mai vàng và phố ông đồ ở khu vực xung quanh Nhà Văn hoá Thanh niên thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), đường Phạm Ngọc Thạch, quận 1 lại trở thành địa điểm được các bạn trẻ quan tâm và chờ đợi. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô ghi nhận không khí rộn ràng đón xuân qua chùm ảnh.
Chợ Tài Lộc ở TP.HCM rực rỡ sắc xuân TP.HCM: Đường sách Tết Quý Mão 2023 sẽ mở cửa 8 ngày TP.HCM: Khai mạc “Siêu thị mini Tết 0 đồng” chăm lo cho người nghèo đón Tết
Rộn ràng phố ông đồ TP.HCM

Từ ngày 5/1, khu vực xung quanh Nhà Văn hoá Thanh niên TP.HCM (đường Phạm Ngọc Thạch, Quận 1) bắt đầu rộn ràng không khí Tết với Lễ hội Tết Việt Quý Mão 2023. Cả một khu vực rực rỡ ánh vàng với hơn 100 gốc mai vàng, cùng nhiều tiểu cảnh mùa xuân, phố ông đồ.

Rộn ràng phố ông đồ TP.HCM
Lễ hội Tết Việt Quỹ Mão 2023 có chủ đề “Thành phố tôi yêu”, sẽ có nhiều hoạt động ý nghĩa như: Phố ông đồ; không gian vườn mai ngày tết; các chương trình nghệ thuật; các hoạt động chăm lo tết, các sự kiện tình nguyện… Lễ hội sẽ kéo dài đến hết Mùng 5 tết, tuy nhiên các hoạt động diễn ra chủ yếu trong vòng 15 ngày (từ 14 đến hết 29 tháng Chạp), sau đó chỉ còn lại không gian đường mai, phố ông đồ… để mọi người đến thưởng lãm và chụp hình.
Rộn ràng phố ông đồ TP.HCM
Phố ông đồ tái hiện lại khung cảnh những ông đồ xưa ngồi viết chữ cho khách lại qua. Sẽ có gần 50 ông đồ trẻ với mực tàu giấy đỏ, những vật dụng trang trí gợi nhớ tết xưa được sắp đặt dọc mặt tiền đường Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Thị Minh Khai… Khách đến có thể “xin chữ” để gửi gắm những ước nguyện ngày xuân.
Rộn ràng phố ông đồ TP.HCM
Không gian phố ông đồ vừa là nơi giúp cho khách tham quan du xuân, xin chữ vừa là nơi giúp cho các "ông đồ", "bà đồ" trẻ rèn luyện được khả năng thư pháp của mình. Qua đó, giúp cho hình ảnh "ông đồ" nói riêng và văn hoá dân gian Việt Nam nói chung in dấu trong giới trẻ.
Rộn ràng phố ông đồ TP.HCM
Hình ảnh ông đồ được thể hiện giống như câu thơ trong bài thơ "Ông đồ" của tác giả Vũ Đình Liên: "Mỗi năm hoa đào nở. Lại thấy ông đồ già. Bày mực Tàu, giấy đỏ. Bên phố đông người qua. Bao nhiêu người thuê viết. Tấm tắc ngợi khen tài. Hoa tay thảo những nét. Như phượng múa, rồng bay...".
Gen Z diện áo dài "săn" ảnh ở phố ông đồ TP.HCM
Phố ông đồ cũng thu hút rất nhiều bạn trẻ đến tham quan và chụp ảnh cùng những bộ áo dài truyền thống rực rỡ.
Gen Z diện áo dài "săn" ảnh ở phố ông đồ TP.HCM
Đến tham quan và chụp ảnh tại phố ông đồ, chị Minh Anh (23 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) chia sẻ, phố ông đồ đã tái hiện lại khung cảnh các "cụ đồ" cho chữ xuân ngày xưa, giúp cho những thế hệ trẻ như chị có thể liên tưởng lại những vẻ đẹp văn hoá truyền thống của cha ông ta, qua đó giúp giáo dục giới trẻ biết quý trọng văn hoá dân gian của Việt Nam.
Rộn ràng phố ông đồ TP.HCM
Phố ông đồ cũng thu hút nhiều trẻ em đến tham quan cùng với cha mẹ. Các em được trải nghiệm các trò chơi dân gian, đồ chơi dân gian và văn hoá dân gian của Việt Nam. Qua đó, giúp các em được tiếp cận và trân trọng văn hoá tươi đẹp của cha ông xưa.
Gen Z diện áo dài "săn" ảnh ở phố ông đồ TP.HCM
Bên cạnh phố ông đồ được trưng bày xung quanh Nhà văn hoá Thanh niên, còn có khoảng 100 gốc mai bao phủ mặt tiền Phạm Ngọc Thạch và trong sân 4A Nhà văn hóa Thanh niên. Ngoài ra, không gian ngày Tết còn sắp đặt các gian hàng được dựng lên bằng cây đước, lá dừa…
Rộn ràng phố ông đồ TP.HCM
Nhiều hoạt động dân gian ngày Tết được tái hiện như: nặn tò he, làm tranh nghệ thuật xoắn giấy, thủ công mỹ nghệ... cũng sẽ xuất hiện tại đây, hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn cho người dân, du khách trong những ngày Tết.
Gen Z diện áo dài "săn" ảnh ở phố ông đồ TP.HCM
Ngoài phố ông Đồ còn diễn ra nhiều hoạt động cộng đồng ý nghĩa khác như "Chuyến xe mùa xuân”, “Chuyến xe sum vầy” hỗ trợ sinh viên, công nhân về quê đón Tết, họp mặt “Sinh viên đón Tết xa nhà”; chương trình “Nghĩa tình mùa xuân”… càng làm cho những ngày Tết thêm ấm áp, nghĩa tình, đoàn viên.
Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hồi ức một thời để nhớ!

Hồi ức một thời để nhớ!

(LĐTĐ) Nhìn lại chặng đường 30 năm xây dựng và phát triển, với tư cách là Tổng Biên tập đầu tiên, tôi cảm thấy rất vui và hạnh phúc khi chứng ...
Hạnh phúc vì đã để lại những dấu ấn

Hạnh phúc vì đã để lại những dấu ấn

(LĐTĐ) Là người kế nhiệm và chèo lái con thuyền Lao động Thủ đô giai đoạn thứ 3 (giai đoạn 2012 - 2014), thời gian giữ trọng trách làm lãnh đạo ...
Luôn là tờ báo vì người lao động

Luôn là tờ báo vì người lao động

(LĐTĐ) Là cơ quan của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội; tiếng nói của tổ chức Công đoàn và công nhân, viên chức, lao động, nên tôn chỉ và ...
Nhớ về anh Nhà báo Nguyễn Mẫn Nhuệ

Nhớ về anh Nhà báo Nguyễn Mẫn Nhuệ

(LĐTĐ) Cuộc sống là một vòng tròn bất tận. Có bắt đầu thì sẽ có kết thúc, chu kỳ đời con người cũng vậy. Hôm nay (30/3), khi cả Tòa soạn ...
Tập trung hoàn thành sớm việc chỉ đạo Đại hội Công đoàn cơ sở

Tập trung hoàn thành sớm việc chỉ đạo Đại hội Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Chiều 30/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt ...
Chính phủ phê duyệt chủ trương cho phép thành lập Trường Đại học Tâm Anh

Chính phủ phê duyệt chủ trương cho phép thành lập Trường Đại học Tâm Anh

(LĐTĐ) Trường Đại học Tâm Anh do hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh làm chủ đầu tư với số vốn hơn 2.000 tỷ đồng nhằm đáp ứng nhu cầu ...
Thi đua cao điểm chào mừng Đại hội Công đoàn

Thi đua cao điểm chào mừng Đại hội Công đoàn

(LĐTĐ) Chiều 30/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Đống Đa tổ chức hội nghị phát động 100 ngày thi đua cao điểm chào mừng Đại hội Công đoàn quận Đống ...

Tin khác

Tiền có mua được sức khỏe?

Tiền có mua được sức khỏe?

(LĐTĐ) Đêm trong bệnh viện thật tĩnh lặng. Chỉ có tiếng “tít tít” của các thiết bị y tế trợ giúp người bệnh, tiếng trao đổi nho nhỏ của bác sĩ, y tá với người nhà. Chợt, phòng bệnh đối diện có tiếng nói to, riết róng vọng sang: “Tôi không động vào tiền thăm ốm của ông. Tất cả tôi cất nguyên ở đây, bao giờ khỏi ốm ông về mà đếm”. Tôi xoay bước, tâm trĩu nặng với câu hỏi: Tiền có mua được sức khỏe?
Đọc hoài niệm, cảm nỗi lòng cùng “Hà Nội chưa xa đã nhớ”

Đọc hoài niệm, cảm nỗi lòng cùng “Hà Nội chưa xa đã nhớ”

(LĐTĐ) Tôi luôn cho rằng, tản văn thực sự là một thể loại văn học dễ đọc mà không dễ viết. Tác giả Vy Anh là một cây viết đã “đóng đinh” tên tuổi của mình với những trang tản văn nhẹ nhàng trên báo Pháp luật & Xã hội (nay là báo Kinh tế & Đô thị), các tác phẩm của chị cũng đã được in chung trong nhiều tập sách. May mắn được là đồng nghiệp với chị, nên tôi hiểu rõ, tác giả Vy Anh đến với chuyên mục tản văn của tờ báo như là một cơ duyên cùng nghề báo, để rồi cứ thế, nghiệp văn chương như “dính” lấy Vy Anh cho đến tận bây giờ…
Khai mạc triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết”

Khai mạc triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết”

(LĐTĐ) Chiều 25/3, tại Chùa Quán Sứ đã diễn ra lễ Khai mạc triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết” do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) phối hợp với Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức. Triển lãm trưng bày 75 bức tranh hoa Sen của nữ họa sĩ Nguyễn Thị Kim Đức.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời các vấn đề nóng tại cuộc họp báo thường kỳ quý I

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời các vấn đề nóng tại cuộc họp báo thường kỳ quý I

(LĐTĐ) Sáng nay (24/3), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức họp báo thường kỳ quý I năm 2023, thông tin kết quả thực hiện nhiệm vụ quý I và nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2023; trả lời các vấn đề nóng mà báo chí quan tâm trong các lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Cô gái xương thuỷ tinh truyền cảm hứng trong “Trạm yêu thương”

Cô gái xương thuỷ tinh truyền cảm hứng trong “Trạm yêu thương”

(LĐTĐ) Sinh ra trong một gia đình nghèo ở thôn Thụy Nội, xã Yên Lương, huyện Ý Yên, Nam Định, Trịnh Thị Liên (sinh năm 1990) có một tuổi thơ buồn khi mắc căn bệnh xương thủy tinh bẩm sinh. Thân hình gầy gò, yếu ớt, lại mất một bên chân, thế nhưng Liên vẫn nỗ lực trở thành nghệ nhân điêu khắc gỗ mỹ nghệ, có thu nhập ổn định và truyền cảm hứng cho nhiều người.
Triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết”

Triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết”

(LĐTĐ) Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) phối hợp với Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết” vào ngày 25/3 tới tại Chùa Quán Sứ (Hà Nội).
Ngoái nhìn năm tháng thanh xuân

Ngoái nhìn năm tháng thanh xuân

(LĐTĐ) Đã bao giờ bạn nhìn lại năm tháng thanh xuân của đời mình? Mỗi người một cảm nhận riêng. Nhưng tôi tin, tất cả chúng ta đều cất trong ngăn ký ức một khoảng thời gian tràn đầy ước vọng cùng những kỷ niệm sôi động của một thời tuổi trẻ.
Chung khảo Liên hoan Ca múa nhạc “Văn hóa - Hội tụ - Bản sắc và Phát triển” - Hà Nội năm 2023

Chung khảo Liên hoan Ca múa nhạc “Văn hóa - Hội tụ - Bản sắc và Phát triển” - Hà Nội năm 2023

(LĐTĐ) Chung khảo Liên hoan Ca múa nhạc “Văn hóa - Hội tụ - Bản sắc và Phát triển” - Hà Nội năm 2023 với sự tham gia của 25/30 đơn vị quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thủ đô, diễn ra từ ngày 21-27/3.
Phát huy nguồn lực văn hóa Thăng Long Hà Nội để thúc đẩy phát triển vùng Thủ đô

Phát huy nguồn lực văn hóa Thăng Long Hà Nội để thúc đẩy phát triển vùng Thủ đô

(LĐTĐ) Tham luận tại Hội thảo khoa học “Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, GS.TS Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội cho rằng, việc phát huy nguồn lực văn hóa trong phát triển kinh tế vùng Thủ đô không chỉ góp phần tạo ra nhiều doanh thu, việc làm mà còn gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa Thủ đô trong thời đại toàn cầu hóa.
Hà Nội cần đi đầu cả nước về phát triển công nghiệp văn hóa

Hà Nội cần đi đầu cả nước về phát triển công nghiệp văn hóa

(LĐTĐ) Theo PGS.TS Đặng Văn Bài, Hà Nội chưa tạo dựng được sự cân bằng, khái quát được tiềm năng tài nguyên văn hoá. Do đó, Hà Nội cần đi đầu cả nước về phát triển công nghiệp văn hoá.
Xem thêm
Phiên bản di động