Quyền lợi người tiêu dùng vẫn chưa được bảo đảm!
Cảnh giác với giao hàng qua mạng | |
Facebook tung công cụ đắc lực phục vụ mua bán online | |
Hội thảo "Giải pháp thương mại điện tử và công cụ báo cáo quản trị cho mô hình bán lẻ và phân phối” |
Từ bỏ thói quen giao dịch bằng... niềm tin
5 năm trở lại đây, hình thức mua sắm trực tuyến đang ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Không chỉ trên các sàn thương mại điện tử, mà ở hầu khắp các trang mạng xã hội như: facebook, zalo…người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú cùng hình thức thanh toán linh hoạt…cho phép người tiêu dùng mua sắm trực tuyến một cách nhanh chóng, tiện lợi.
Thay đổi thói quen mua sắm bằng niềm tin để bảo vệ chính mình (ảnh minh họa) |
Trước sự phát triển nhanh chóng của hình thức kinh doanh, giao dịch online, nhiều chuyên gia kinh tế hàng đầu cho rằng, hình thức kinh doanh online là tốt, nhưng người tiêu dùng cần phải là những người thông thái, tránh mua bán bằng niềm tin. Đó chính là kẽ hở để những kẻ kinh doanh hám lợi, luồn lách bán sản phẩm kém chất lượng.
Chị Thanh (ở phường Đức Thắng, Bắc Từ Liêm) chia sẻ, chị thường xuyên có thói quen mua sắm trực tuyến. Theo chị Thanh, mua sắm trực tuyến có nhiều tiện ích như chỉ cần ngồi nhà lướt mạng đã có thể ngắm và được tư vấn sản phẩm tận tình mà không sợ bị “đốt vía” như ở một số cửa hàng khách chỉ hỏi mà không mua hàng, được giao hàng tận nơi, nhận hàng mới thanh toán…
Nhằm tăng bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, Cục Thương mại Điện tử và CNTT (Bộ Công Thương) cho biết sẽ mạnh tay với các doanh nghiệp sở hữu sàn thương mại điện tử nếu không thực hiện nghĩa vụ của mình. Trong đó, tổ chức sở hữu website và ứng dụng thương mại điện tử sẽ bị xử phạt từ 40 triệu đến 80 triệu đồng (theo quy định tại Điều 83 của Nghị định 124/2015/NĐ- CP) nếu vi phạm. |
Tuy nhiên, việc mua bán trực tuyến hiện vẫn chủ yếu dựa vào niềm tin nên phần lớn sản phẩm khi mua vẫn dựa vào hên - xui. “Nhiều lúc mua được món hàng rất ưng ý, nhưng cũng có lần tôi mua một chiếc váy có giá gần 500 nghìn đồng, nhưng khi giao hàng lại không giống như mẫu mình đã chọn..
Trước những tình huống dở khóc, dở cười của người tiêu dùng khi mua sản phẩm online, bà Nguyễn Thị Hà, giảng viên Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Hà Nội chia sẻ:“Khi mua hàng, nhiều người không quan tâm đến chất lượng sản phẩm, sẵn sàng mua hàng nhái loại 1, loại 2 khi người bán nói về sản phẩm của mình.
Nhưng cũng không ít người khi mua hàng trên mạng, sẽ bị rơi vào ma trận giữa trang web bán hàng được cấp phép và chưa được cấp phép, giữa loại hàng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và hàng giả, hàng nhái, giữa món hàng ảo chỉ có trên hình ảnh và chất lượng thật…vì thế, nhiều người khi mua phải hàng nhái đã liên hệ theo địa chỉ các trang web, nhưng không được hỗ trợ và họ đành chấp nhận thiệt hại mà không biết kêu ai.
Để quyền lợi người tiêu dùng thực sự được bảo đảm
Mới đây, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) chính thức công bố dữ liệu cho thấy, chỉ tính riêng năm 2016 và quý I/2017, tình trạng vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trong hình thức mua sắm trực tuyến diễn ra khá thường xuyên. Bên cạnh đó, quá trình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp cho thấy tình trạng vi phạm quyền lợi người tiêu dùng vẫn đang diễn ra phổ biến.
Trước vấn đề trên, Luật sư Đào Đăng Sơn cho rằng, việc để hàng giả, hàng nhái lộng hành trên các trang mạng xã hội, sàn giao dịch online đó là lỗ hổng trong quản lý của các cơ quan chức năng ngay từ thời điểm Thương mại điện tử xuất hiện ở Việt Nam.
Luật sư Sơn cho biết: “Ngay từ khi xuất hiện, tình trạng hàng giả, hàng nhái đã tràn làn trên các trang thương mại điện tử, và đây chính là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của thương mại điện tử Việt Nam. Hàng giả, hàng nhái được bày bán công khai, song để ngăn chặn nạn hàng giả, hàng nhái trong thương mại điện tử cũng không hề đơn giản”.
Từ những bức xúc của người tiêu dùng, cùng vấn nạn tràn lan hàng giả, hàng nhái trên các sàn giao dịch điện tử, Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) đã đưa ra một số lưu ý trong quá trình mua sắm trực tuyến an toàn. Qua đó, người tiêu dùng nên mua hàng tại những trang web uy tín, được cấp phép hoạt động, có thông tin liên lạc rõ ràng (địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế…);
Tìm hiểu kỹ về sản phẩm/dịch vụ trước khi mua: người tiêu dùng có thể tìm kiếm thông tin về sản phẩm/dịch vụ trên internet như: nguồn gốc xuất xứ, tính năng, đánh giá (review) về sản phẩm/dịch vụ nhằm tránh trường hợp mua phải sản phẩm/dịch vụ kém chất lượng...
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh
Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Tin khác
Năm 2025: Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm
Tài chính 24/12/2024 11:34
Điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo tăng trưởng bền vững
Tài chính 24/12/2024 08:24
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Tài chính 23/12/2024 11:37
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Tài chính 23/12/2024 06:10
Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ
Tài chính 22/12/2024 06:02
6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12
Tài chính 21/12/2024 22:33
Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm
Tài chính 21/12/2024 22:32
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm
Tài chính 21/12/2024 17:35
Cơ hội đầu tư nào sẽ khởi sắc trong năm 2025?
Tài chính 19/12/2024 16:33
Tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng
Tài chính 19/12/2024 11:42