Quy hoạch đô thị ven sông Hồng: Điểm sáng phía Đông Hà Nội
Hơn 10 năm trước, thành phố Hà Nội với sự phối hợp của các nhà tư vấn Hàn Quốc đã tính đến việc quy hoạch sông Hồng theo mô hình của Hàn Quốc (từng làm nên kỳ tích sông Hàn) với mong muốn người Việt Nam có thể làm nên kỳ tích sông Hồng. Tuy nhiên, ý tưởng quy hoạch sông Hồng thời điểm đó theo hướng phát triển đại đô thị chạy dọc hai bên sông đã không khả thi. Vì nhiều lý do, những năm trước đây, thành phố Hà Nội chủ yếu phát triển bờ Nam sông Hồng.
Tại Diễn đàn “Quy hoạch đô thị ven sông Hồng: Điểm sáng phía Đông Hà Nội”, bà Phạm Thị Nhâm - Viện Quy hoạch Đô thị - Nông thôn Quốc gia cho rằng, Quy hoạch sông Hồng được thành phố Hà Nội thông qua có tính khả thi cao với cách tiếp cận theo hướng phát triển không chất thải, biến không gian hai bên bờ sông thành lõi xanh của thành phố.
Nhằm đảm bảo thực hiện từ quy hoạch đến thực tiễn, bà Phạm Thị Nhâm cho rằng, quan trọng nhất cần Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc hai bên bờ sông với thông tin minh bạch, có sự tham gia của người dân, các nhà khoa học để khi triển khai các dự án, chính quyền cần thực hiện đối thoại với người dân.
|
Theo bà Phạm Thị Nhâm, quy hoạch và phát triển đô thị cần dựa trên các quan điểm phát triển bền vững trên cơ sở 3 yếu tố quan trọng. Thứ nhất, đó là sự tôn trọng thiên nhiên. Sông Hồng là con sông chính tạo lập nên vùng châu thổ sông Hồng, nơi ngụ cư của trên 20 triệu dân từ ngàn đời. Lũ lụt trên sông Hồng ngày nay không còn là nỗi lo âu hàng năm bởi đã có hệ thống đê điều và các thuỷ điện lớn. Để thích ứng với biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan, đòi hỏi đô thị hoá 2 bên sông Hồng cần phải tôn trọng thiên nhiên, tôn trọng dòng chảy của sông Hồng; hạn chế bê tông hoá, không chất tải các hạ tầng lớn ở ven sông.
Phát triển cảnh quan hai bên sông trở thành chuỗi các công viên, vườn hoa lớn, vùng nông nghiệp sinh thái giữa lòng thành phố; gắn với con đường thân thiện với cây xanh, mặt nước cho người đi bộ và xe đạp. Đặc biệt, thiết kế đô thị đối với hệ thống đê điều để người dân từ các phố phường trong nội thành tiếp cận dễ dàng với dòng sông; tổ chức mạng lưới quảng trưởng mở và không gian tụ hội dành cho các lễ hội âm nhạc, thời trang, sự kiện văn hoá, sự kiện giao lưu quốc tế lớn của quốc gia và cư dân thành phố.
Thứ hai, tôn vinh văn hoá - lịch sử. Sông Hồng khởi nguyên cho nền văn minh lúa nước của dân tộc Việt, kiến tạo nên Thăng Long - Hà Nội hơn 1.000 năm văn hiến. Xuôi theo dòng chảy của sông Hồng chứng kiến các ký ức lịch sử của quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đô thị hoá 2 bên sông Hồng trên địa bàn Hà Nội cần phải tôn vinh các giá trị văn hoá; thiết lập không gian cảnh quan kết nối và bảo vệ các di tích lịch sử từ thời tiền sử như dấu tích Sơn Tinh -Thuỷ Tinh, Hai Bà Trưng, An Dương Vương, Kinh Dương Vương, Chủ Đồng Tử…; các di sản văn hoá định cư của người Việt còn lưu giữ lại ở các làng ven sông Hồng; tạo dựng thêm giá trị văn hoá mới, hiện đại, thân thiện trong mỗi công trình mới, mỗi khu vực đô thị mới. Cái cũ và cái mới phát triển tiếp nối, cộng sinh trong không gian sinh thái gắn với dòng chảy sông Hồng.
Thứ ba, nâng cao vị thế thủ đô Hà Nội, cạnh tranh với Thủ đô các nước ASEAN, khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Xu hướng mở rộng không gian đô thị Hà Nội về phía Đông hướng ra biển lớn là tất yếu nhằm khẳng định vị thế Thủ đô, nâng cao sức cạnh tranh Hà Nội với thủ đô các nước ASEAN và khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nỗ lực phát huy tiềm năng tích tụ kinh tế công nghiệp - dịch vụ quy mô lớn, kết nối với kinh tế hàng hải (thành phố Hải Phòng) và hành lang kinh tế Quốc lộ 5, Quốc lộ 18 cho tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế. Thúc đẩy giao thông thuỷ nội địa với trục xương sống là đường thuỷ sông Hồng và dành vị trí hợp lý cho hệ thống cảng 2 bên sông.
Hình ảnh cây cầu Nhật Tân bắc qua sông Hồng gây ấn tượng (ảnh: BT) |
Lựa chọn dự án đầu tư xây dựng 2 bên bờ sông Hồng cần chú trọng hình thành các trọng điểm kinh tế mới, thay vì lựa chọn các chức năng nhà ở thuần tuý. Không gian chức năng đô thị 2 bên sông và cây cầu kết nối qua sông đều phải là những biểu tượng mới về kiến trúc cảnh quan đô thị xanh, thông minh, hiện đại; và là những điểm sáng của Trung tâm mới về kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ tạo nên những đòn bẩy, cú hích đột phá phát triển vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng Bắc Bộ và thực hiện Chiến lược đổi mới nền kinh tế quốc gia, cạnh tranh toàn cầu.
Tiến sĩ, kiến trúc sưTrương Văn Quảng - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch, Phát triển đô thị Việt Nam cho biết, quá trình phát triển Thủ đô Hà Nội, có rất nhiều vấn đề cần phải quan tâm giải quyết, trong đó có chủ đề về hình thành, phát triển phân khúc đô thị, bất động sản, các dự án công trình kiến trúc mang dấu ấn thời kỳ đổi mới, đồng thời phát triển hạ tầng, môi trường, không gian đô thị ngày càng chất lượng hơn.
Hà Nội trên cương vị là Thủ đô của cả nước - đô thị loại 1 và là đô thị được sự quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước, về hình thái cấu trúc đô thị dù đã có nhiều lần thay đổi, nhưng đến nay không gian đô thị Hà Nội đã từng bước hình thành theo định hướng vị thế Thủ đô trong môi trường phát triển mới, với diện mạo của Việt Nam ngày càng có thương hiệu trên thị trường quốc tế. Do đó, ý nghĩa về vấn đề quy hoạch càng có dấu ấn quan trọng với cấu trúc đô thị trung tâm.
Quyết định 1259/QĐ-TTg gắn với Nghị quyết 15 về việc đưa sông Hồng là trục chính của quy hoạch không gian đô thị Hà Nội, bởi vì sinh hoạt của người dân gắn với toàn bộ việc hình thành nên văn hóa sông Hồng trải dài ra các khu vực gắn với các tỉnh thành liên quan. Hình ảnh sông Hồng trong cấu trúc đô thị đã được nhiều lần đưa vào quy hoạch, nhưng lần này sẽ hiện thực hóa bằng việc thúc đẩy phát triển các đô thị vệ tinh theo Quyết định 1259/QĐ-TTg và phát triển tiếp mô hình thành phố trong thành phố.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố
Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3
Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn được chuyển sang biên chế hành chính
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
TP.HCM: Nhiều giải pháp chống thất thu thuế thương mại điện tử
Ấn tượng với show diễn Elise Thu Đông 2024
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Tin khác
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng
Trật tự đô thị 30/10/2024 16:26
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 30/10/2024 14:04
Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng
Trật tự đô thị 29/10/2024 17:59