Quy định rõ lãi suất 0% tạo sự rõ ràng, minh bạch
Thành phố Hồ Chí Minh: Đề xuất cho doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ vay lãi suất 0% Từ ngày 23/9, Ngân hàng Nhà nước tăng một loạt mức lãi suất thêm 1% Các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động |
Một trong nội dung đáng chú ý của lần sửa đổi này là Dự thảo cho phép sử dụng cho vay đặc biệt ngay từ bước can thiệp sớm, đồng thời mở rộng thêm một số khái niệm như cho vay không có tài sản bảo đảm, chỉ định cho vay đặc biệt; ấn định lãi suất cho vay đặc biệt là 0%/năm và cơ chế hỗ trợ cho tổ chức tín dụng cho vay đặc biệt.
Thẩm tra sơ bộ, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo làm rõ việc cho vay đặc biệt không có tài sản bảo đảm ảnh hưởng thế nào đến khả năng thu hồi khoản vay đặc biệt.
Điều hành lãi suất linh hoạt sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Ảnh minh họa |
Nhiều ý kiến đề nghị cân nhắc việc bổ sung quy định khoản vay đặc biệt không có tài sản bảo đảm do về nguyên tắc các tổ chức tín dụng phải bảo đảm khả năng thanh toán, nếu không có bảo đảm sẽ không có tính cảnh báo, răn đe các ngân hàng thực hiện nghiêm túc điều kiện đảm bảo khả năng thanh toán do biết có thể được vay đặc biệt dẫn đến hệ lụy rủi ro cho người cho vay và khách hàng; đồng thời, đề nghị làm rõ trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước và các bên liên quan trong trường hợp không thu hồi được khoản vay đặc biệt.
Ngoài ra, Ủy ban Kinh tế đề nghị làm rõ cơ sở, sự cần thiết, đánh giá tác động kỹ lưỡng đối với việc sửa đổi quy định về lãi suất cho vay đặc biệt từ “đến mức 0%” thành “là 0%” như quy định tại Dự thảo (tránh việc ấn định cùng một mức lãi suất ưu đãi tối đa cho từng tổ chức tín dụng có thực trạng và vấn đề xử lý khác nhau); làm rõ cơ sở đề xuất biện pháp chỉ định cho vay đặc biệt, sự cần thiết của việc hỗ trợ các tổ chức tín dụng cho vay đặc biệt cũng như được chỉ định cho vay đặc biệt; đánh giá tác động của việc cho vay đặc biệt đối với chính các tổ chức tín dụng được chỉ định này.
Trong trường hợp chỉ định một số tổ chức tín dụng cho vay đặc biệt thì cần làm rõ căn cứ Ngân hàng Nhà nước lựa chọn tổ chức tín dụng để chỉ định cho vay đặc biệt cũng như căn cứ phân bổ số tiền cho vay đặc biệt đối với mỗi tổ chức tín dụng cho vay đặc biệt. Việc chỉ định tổ chức tín dụng cho vay đặc biệt với lãi suất 0% như quy định tại Điều này có mâu thuẫn với quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng quy định Dự thảo không?
Cho vay đặc biệt không có tài sản đảm bảo, theo Chính phủ, không thể tránh khỏi bất lợi song vẫn cần thiết để hạn chế các tổn thất nghiêm trọng hơn về mặt kinh tế, chính trị, trật tự an toàn xã hội. |
Tại văn bản giải trình, Chính phủ cho rằng, Ngân hàng Nhà nước với nhiệm vụ bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, cần thiết cho vay đặc biệt để hỗ trợ thanh khoản đối với tổ chức tín dụng có nguy cơ/mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống.
Trên thực tế, có trường hợp tổ chức tín dụng có đủ tài sản bảo đảm cho khoản vay đặc biệt, nhưng cũng đã có trường hợp/giai đoạn cấp bách, tài sản của tổ chức tín dụng rất hạn chế, không đáp ứng yêu cầu tài sản đảm bảo khoản vay đặc biệt theo quy định, Ngân hàng Nhà nước đã phải cho vay đặc biệt không có tài sản đảm bảo.
Đối với trường hợp thực tế gần đây, tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt và không đủ tài sản bảo đảm, nếu Ngân hàng Nhà nước không cho vay đặc biệt để chi trả cho người gửi tiền thì sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người gửi tiền, tình trạng rút tiền lan truyền cả hệ thống, dẫn đến nguy cơ mất an toàn hệ thống tổ chức tín dụng, kéo theo sự bất ổn của kinh tế, chính trị, xã hội.
Việc cho vay đặc biệt không có tài sản bảo đảm, theo Chính phủ, không thể tránh khỏi bất lợi về khả năng thu hồi khoản vay, tuy nhiên, trong điều kiện nguồn lực của bảo hiểm tiền gửi và ngân sách Nhà nước còn hạn chế, việc cho phép tổ chức tín dụng phá sản là không dễ dàng (cần cân nhắc đến hệ lụy đối với sự ổn định chính trị, xã hội, an ninh, chính trị) thì biện pháp cho vay đặc biệt, kể cả khi phải cho vay không có tài sản bảo đảm vẫn cần thiết để hạn chế các tổn thất nghiêm trọng hơn về mặt kinh tế, chính trị, trật tự an toàn xã hội. Bên cạnh đó, khoản cho vay đặc biệt chỉ áp dụng đối với một số trường hợp và có quy định về ưu tiên hoàn trả khoản vay đặc biệt .
Hồi âm băn khoăn của cơ quan thẩm tra về lãi suất cho vay 0%, Chính phủ giải thích biện pháp cho vay đặc biệt không chỉ hỗ trợ riêng tổ chức tín dụng vay đặc biệt mà nhằm đáp ứng tốt hơn quyền lợi cho người dân, tổ chức gửi tiền, bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng, ổn định an ninh, trật tự an toàn xã hội. Vì vậy, lợi ích của biện pháp cho vay đặc biệt lãi suất 0% cần được xét trên tổng thể, dài hạn về mặt kinh tế, xã hội.
Việc quy định rõ mức lãi suất 0% áp dụng chung đối với khoản cho vay đặc biệt tạo sự rõ ràng, minh bạch trong thực hiện, vì thực tế các tổ chức tín dụng phải vay đặc biệt đều gặp các khó khăn như nêu trên, không có cơ sở để phân định từng mức lãi suất đối với từng trường hợp.
Về tác động, theo báo cáo, khi cho vay đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước đưa tiền ra lưu thông (không sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước), tương tự như thực hiện các biện pháp, công cụ tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở…, tác động đến thanh khoản, tiền tệ, lạm phát tùy theo diễn biến tiền tệ, thị trường.
Cho vay đặc biệt là biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng, ngăn chặn đổ vỡ hàng loạt, góp phần bảo đảm hệ thống thanh toán thông suốt, duy trì ổn định trật tự và an toàn xã hội, qua đó, thị trường tiền tệ, môi trường hoạt động ngân hàng, kinh doanh cũng được ổn định để thực thi chính sách tiền tệ, tài khóa và chính sách kinh tế vĩ mô khác một cách hiệu lực, hiệu quả.
Khi xảy ra trường hợp tổ chức tín dụng có nguy cơ hoặc lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, dù do nguyên nhân chủ quan hay khách quan, Chính phủ cần có biện pháp ngăn chặn tình trạng đổ vỡ, mất an toàn hệ thống (đây là thực tế chung các nước, không chỉ có Việt Nam). Trong đó, cho vay đặc biệt là một trong các biện pháp cần thiết được xem xét thực hiện, báo cáo nêu.
Chính phủ cũng cho rằng, đối với việc chỉ định cho vay đặc biệt thì không thể tránh khỏi các vướng mắc như ý kiến của Ủy ban Kinh tế. Tuy nhiên, biện pháp chỉ định chỉ áp dụng khi đảm bảo an toàn hệ thống, đảm bảo an ninh trật tự xã hội. Đảm bảo an toàn hoạt động cũng chính là đảm bảo an toàn cho chính tổ chức tín dụng đó và các tổ chức tín dụng cũng có trách nhiệm chung trong quá trình đảm bảo an toàn hoạt động tổ chức tín dụng.
Nên xem
Áp lực giao thông cuối năm và "điểm sáng" về tuân thủ pháp luật
Hà Nội: Phạt hơn 30 tỷ đồng vi phạm giao thông sau 15 ngày thực hiện Nghị định 168
Bí thư Quận ủy Thanh Xuân thăm, chúc Tết thương binh, cá nhân tiêu biểu
Cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam bị đề nghị mức án từ 12-13 năm tù
Diễn đàn “Công nhân với Đảng, Đảng với công nhân”: Nâng cao bản lĩnh chính trị và tự hào giai cấp
Mang Tết sớm đến với đoàn viên, người lao động huyện Thanh Trì
Đảm bảo tốt quyền lợi và phúc lợi tốt hơn cho đoàn viên, người lao động UDIC
Tin khác
Hỗ trợ các doanh nghiệp thủ công, truyền thống tiếp cận với công nghệ
Tài chính 13/01/2025 09:57
12 triệu cổ phiếu DDB sẽ giao dịch trên sàn UPCoM ngày 15/1
Tài chính 12/01/2025 14:56
HNX chấp thuận hơn 9,3 triệu cổ phiếu KTT và TKG lên sàn UPCoM ngày 13/1
Tài chính 11/01/2025 17:35
Ngưỡng nợ thuế hoãn xuất cảnh như thế nào là phù hợp
Tài chính 08/01/2025 08:52
Báo chí góp phần vào thành công chung của ngành Tài chính
Tài chính 07/01/2025 21:20
Tín dụng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên
Tài chính 07/01/2025 18:12
Nghệ An thu hút gần 1,75 tỷ USD vốn FDI trong năm 2024
Tài chính 07/01/2025 11:49
Thu thuế thu nhập cá nhân năm 2024 ước đạt 189.000 tỷ đồng
Tài chính 07/01/2025 07:41
Thúc đẩy giải ngân gói 145.000 tỷ đồng cho vay mua nhà ở xã hội
Tài chính 05/01/2025 07:26
Giảm thuế giá trị gia tăng đến 30/6/2025
Tài chính 02/01/2025 06:39