Tín dụng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên
Tăng trưởng tín dụng năm 2024 sẽ đạt 15% Tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng Tăng trưởng tín dụng năm 2025 dự kiến 16% |
Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, tính đến ngày 31/12/2024, tín dụng nền kinh tế tăng khoảng 15,08% so với cuối năm 2023. Tín dụng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên.
Năm 2024, bám sát các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động bám sát diễn biến kinh tế thế giới và trong nước để triển khai đồng bộ các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, phục hồi sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, an toàn hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng.
Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú chủ trì họp báo. |
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng đẩy mạnh triển khai các chương trình tín dụng như: Chương trình 145.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm, thủy sản… Đặc biệt, ngành Ngân hàng đã khẩn trương, kịp thời thực hiện các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Đánh giả cả năm 2024, ngành Ngân hàng đã đạt được các mục tiêu lớn với chính sách tiền tệ hợp lý và linh hoạt, đảm bảo kiểm soát lạm phát dưới 4,5%, trong khi tăng trưởng kinh tế đạt 7,08%. Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đã góp phần quan trọng vào kết quả này.
Theo Phó Thống đốc, các công cụ điều hành của Ngân hàng Nhà nước như điều hành lãi suất, cho vay tái cấp vốn, hoạt động thị trường mở, mua bán tín phiếu... đều được sử dụng linh hoạt, đảm bảo thanh khoản cho các ngân hàng thương mại. Gần như không có giai đoạn nào trong năm mà ngân hàng thiếu vốn để cho vay.
Về tỷ giá, Phó Thống đốc cho biết, năm 2024 chịu áp lực và sức ép rất lớn từ diễn biến kinh tế quốc tế và trong nước, tuy nhiên Ngân hàng Nhà nước đã điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường, kiểm soát những biến động bên trong, ngăn chặn hoá giải các cú sốc bên ngoài; phối hợp đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ (điều tiết thanh khoản, lãi suất,…) nhằm giảm mức chênh lệch lãi suất giữa đồng USD và VND, góp phần giảm áp lực mất giá VND; đồng thời, công bố can thiệp ngoại tệ trong những giai đoạn thị trường chịu áp lực lớn để phục vụ các nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế, bình ổn tâm lý thị trường, ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.
Nhờ đó, thị trường ngoại tệ năm 2024 được duy trì ổn định, tâm lý thị trường bình ổn, thanh khoản ngoại tệ thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế được đáp ứng đầy đủ; tỷ giá diễn biến linh hoạt theo cả hai chiều tăng/giảm, phù hợp với điều kiện thị trường.
"Cuối năm, tỷ giá tăng khoảng 5,03%, chúng tôi đánh giá là mức hài hòa, đảm bảo doanh nghiệp và nhà đầu tư không lo ngại, có tâm lý đầu cơ và găm giữ USD. Mức mất giá của VND phù hợp với xu hướng chung của các đồng tiền trong khu vực và trên thế giới", Phó Thống đốc nói.
Thông tin về một số nhiệm vụ, định hướng thời gian tới, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cũng cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục bám sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước để điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ và giải pháp chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối, kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng theo định hướng đề ra.
Thực hiện các giải pháp điều hành tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế. Giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 ngay từ đầu năm cho các tổ chức tín dụng và thông báo công khai nguyên tắc xác định để tổ chức tín dụng chủ động thực hiện tăng trưởng tín dụng.
Năm 2025, Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu định hướng tín dụng tăng 16%. Phó Thống đốc cho biết, con số 16% chỉ là mục tiêu định hướng, Ngân hàng Nhà nước có thể điều chỉnh tùy tình hình thực tế trên cơ sở ổn định giá trị đồng tiền, tỷ giá và hỗ trợ tăng trưởng.
Bên cạnh đó, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn, tập trung vào sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng theo chủ trương Chính phủ, đồng thời kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào lĩnh vực rủi ro như bất động sản, chứng khoán... Triển khai quyết liệt các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong đó có Chương trình tín dụng cho vay phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; phối hợp với các bộ, ngành kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nhiều cơ sở để GDP năm 2025 đạt 8-10%
Khơi dậy tinh thần thi đua lao động, sáng tạo trong CNVCLĐ huyện Phúc Thọ
Phạt đến 3 triệu đồng đối với tài xế xe máy đi vào đường Vành đai 2 trên cao
Bộ Công an nói về thông tin “lãnh đạo ngân hàng ACB đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài”
Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết
Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng
Thị trường đào quất Tết trầm lắng dù nhu cầu vẫn cao
Tin khác
Ngưỡng nợ thuế hoãn xuất cảnh như thế nào là phù hợp
Tài chính 08/01/2025 08:52
Báo chí góp phần vào thành công chung của ngành Tài chính
Tài chính 07/01/2025 21:20
Nghệ An thu hút gần 1,75 tỷ USD vốn FDI trong năm 2024
Tài chính 07/01/2025 11:49
Thu thuế thu nhập cá nhân năm 2024 ước đạt 189.000 tỷ đồng
Tài chính 07/01/2025 07:41
Thúc đẩy giải ngân gói 145.000 tỷ đồng cho vay mua nhà ở xã hội
Tài chính 05/01/2025 07:26
Giảm thuế giá trị gia tăng đến 30/6/2025
Tài chính 02/01/2025 06:39
10 sự kiện nổi bật của ngành Tài chính năm 2024
Tài chính 01/01/2025 11:47
Chính thức bãi bỏ 12 thông tư trong lĩnh vực tài chính đất đai
Tài chính 31/12/2024 21:59
Tăng trưởng tín dụng năm 2025 dự kiến 16%
Tài chính 31/12/2024 12:36
Thanh Trì: Bàn giải pháp thu nợ thuế
Tài chính 29/12/2024 14:58