Quốc hội thảo luận sôi nổi về hạn tuổi phục vụ của công an nhân dân
Thống nhất trình Quốc hội thông qua Nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm Năm 2024, Quốc hội xem xét thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) Tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số |
Đáng chú ý, một trong những nội dung sửa đổi của Luật là về hạn tuổi phục vụ cao nhất của sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân. Theo đại biểu Đỗ Huy Khánh (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai), việc sửa đổi, bổ sung về hạn tuổi phục vụ của sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân sẽ có tác động tích cực đối với công tác nghiệp vụ của lực lượng công an nhân dân, tận dụng được nguồn lực chuyên sâu có nhiều kinh nghiệm trong phòng ngừa và đấu tranh các loại tội phạm, đồng thời nâng cao hạn tuổi phục vụ của cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân sẽ giúp cân đối, giảm gánh nặng cho Quỹ Bảo hiểm xã hội.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên thảo luận. (Ảnh: QH) |
Đại biểu Đỗ Huy Khánh phân tích, hạn tuổi phục vụ cao nhất của sĩ quan công an hiện nay ngoài việc thực hiện theo quy định chung của Luật Công an nhân dân, trong một số trường hợp đặc biệt còn thực hiện theo quy định của Đảng, Nhà nước, như tuổi nghỉ hưu của sĩ quan công an nhân dân là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, đại biểu Quốc hội.
Tuy nhiên, Luật Công an nhân dân năm 2018 chưa quy định cụ thể về kéo dài hạn tuổi đối với các trường hợp này nên chưa đảm bảo được sự đồng bộ với các quy định của Đảng, Nhà nước hiện hành. Do đó, việc bổ sung quy định kéo dài hạn tuổi phục vụ trong các trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định là cần thiết và phù hợp với thực tế.
“Thực tế, các trường hợp đặc biệt được kéo dài hạn tuổi phục vụ rất ít, được thực hiện với quy định, thủ tục xét duyệt rất chặt chẽ, qua nhiều cấp bậc. Thời gian qua, việc kéo dài đối với một số đồng chí đã phát huy rất tích cực trình độ, năng lực ở góc độ sử dụng, cống hiến, trí tuệ, tầm cỡ, chuyên gia đầu ngành”, đại biểu Đỗ Huy Khánh nêu rõ.
Đại biểu Đỗ Huy Khánh phát biểu ý kiến. (Ảnh: QH) |
Một số ý kiến cho rằng, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung quy định việc tăng hạn tuổi phục vụ cao nhất cho nhiều nhóm đối tượng với những cách thức, lộ trình thực hiện không giống nhau. Cụ thể, tại Điểm b, Khoản 4, Điều 1 dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung Khoản 1, Điều 30 Luật Công an nhân dân năm 2018 về hạn tuổi phục vụ theo hướng: công nhân công an: Nam 62, nữ 60 (nam tăng 2 tuổi, nữ tăng 5 tuổi); Hạ sĩ quan: 47 (tăng 2 tuổi); Cấp úy: 55 (tăng 2 tuổi); Thiếu tá, Trung tá: nam 57, nữ 55 (tăng 2 tuổi cả nam và nữ); Thượng tá: nam 60, nữ 58 (nam tăng 2 tuổi, nữ tăng 3 tuổi); Đại tá: nam 62, nữ 60 (nam tăng 2 tuổi, nữ tăng 5 tuổi); Cấp tướng: nam 62, nữ 60 (nam tăng 2 tuổi, nữ giữ nguyên).
Trong khi đó, lộ trình tăng hạn tuổi phục cao nhất là mỗi năm tăng 3 tháng đối với nam công nhân công an, đại tá và cấp tướng; và 4 tháng đối với nữ công nhân công an, thượng tá, đại tá. Các trường hợp còn lại thực hiện tăng hạn tuổi phục vụ cao nhất khi Luật này có hiệu lực thi hành…
Đề nghị cần làm rõ vì sao lại có sự khác nhau trong lộ trình tăng hạn tuổi phục cao nhất, đại biểu Quàng Thị Nguyệt (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên) đặt vấn đề: Liệu có bảo đảm tính công bằng và bình đẳng đối với đối tượng là nữ? Theo đại biểu Thị Nguyệt, chỉ nên quy định lộ trình tăng hạn tuổi phục vụ cao nhất là mỗi năm tăng 3 tháng đối với nam, tăng 4 tháng đối với nữ và xác định thời điểm tăng hạn tuổi từ ngày mùng 1/1/2021 theo quy định của Bộ luật Lao động. Còn đối tượng cụ thể và lộ trình tăng tuổi cụ thể sẽ do Chính phủ quy định.
Đại biểu Quàng Thị Nguyệt phát biểu ý kiến. (Ảnh: QH) |
Cùng quan điểm này, đại biểu Nguyễn Đại Thắng (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên), đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu tiếp tục tiến hành rà soát để thiết kế, sắp xếp, bố trí tăng hạn tuổi phục vụ cao nhất với những nhóm đối tượng, lộ trình, thời điểm thực hiện khoa học hơn, hợp lý hơn. Các quy định cần bảo đảm thống nhất với quy định của Bộ luật Lao động, bảo đảm dễ hiểu, dễ áp dụng, thống nhất trong nhận thức và triển khai thực hiện.
Còn theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương), Bộ luật Lao động 2019 ra đời nâng mức tuổi nghỉ hưu theo lộ trình lên 62 đối với nam và 60 đối với nữ để vừa thu hẹp khoảng cách độ tuổi nghỉ hưu giữa 2 giới, vừa dự phòng sự thiếu hụt lao động trong tương lai do quá trình già hóa dân số, đồng thời đảm bảo nguồn lực trong một số quỹ an sinh xã hội.
“Với tinh thần chung đó của bộ luật gốc, việc quy định nâng độ tuổi nghỉ hưu của lực lượng công an nhân dân là phù hợp. Dự thảo Luật cũng quy định sự chênh lệch 2 tuổi giữa nam và nữ làm việc trong lực lượng Công an nhân dân để đảm bảo thống nhất với Bộ luật Lao động, góp phần thu hẹp khoảng cách giới. Tuy nhiên, việc nâng tuổi nghỉ hưu cần tính toán đến đặc thù công việc khác nhau của các lực lượng thuộc ngành công an và phải có lộ trình cụ thể”, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đề nghị.
Các đại biểu dự Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH) |
Theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, đối với các lực lượng thuộc các bộ phận trực chiến, cơ động, điều tra nên quy định tuổi nghỉ hưu thấp hơn đối với các bộ phận thuộc lĩnh vực quản lý hành chính, hậu cần, văn phòng, những vị trí không yêu cầu cao về thể lực và sức chiến đấu, điều này cũng phù hợp với quy định phân loại các nhóm lao động theo đặc thù công việc để áp dụng tuổi nghỉ hưu thấp hơn của pháp luật lao động.
Thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật, phát biểu tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết các ý kiến góp ý xác đáng của các đại biểu không chỉ là sự chỉ đạo, sự quan tâm mà còn là sự động viên, biểu dương và chăm sóc rất kịp thời của Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội đối với lực lượng công an nhân dân. Trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội, cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp với các cơ quan Quốc hội tổng hợp, tiếp thu, giải trình để báo cáo cấp có thẩm quyền, để hoàn thiện hồ sơ dự án luật trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp này.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm phát biểu tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội. (Ảnh: QH) |
Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương ghi nhận không khí thảo luận sôi nổi, dân chủ, trí tuệ, khách quan, thẳng thắn và có nhiều thông tin, các ý kiến có căn cứ chính trị, pháp lý và thực tiễn rõ ràng, sâu sắc, toàn diện, thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm cao của các vị đại biểu Quốc hội đối với nội dung dự án luật.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan chủ trì soạn thảo, các cơ quan có liên quan nghiêm túc tiếp thu đầy đủ ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật và báo cáo tiếp thu, giải trình bảo đảm tính thuyết phục, tạo sự đồng thuận cao để báo cáo cấp có thẩm quyền và trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp theo đúng quy định của pháp luật và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đã được Quốc hội thông qua.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Chế tài mạnh để nâng cao văn hóa giao thông
Quận Thanh Xuân phát động công nhân, viên chức, lao động thi đua hoàn thành tốt các nhiệm vụ năm 2025
Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol chính thức bị bắt giữ
Công đoàn các cấp huyện Mỹ Đức: Tham gia hiệu quả các phong trào thi đua
Sau 15 ngày thực hiện Nghị định 168: Người dân chấp hành nghiêm, kỷ cương được thiết lập
Giá xăng dầu hôm nay (15/1): Giá dầu thế giới quay đầu giảm
Tỷ giá USD hôm nay (15/1): Đồng USD bất ngờ giảm mạnh
Tin khác
Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol chính thức bị bắt giữ
Quốc tế 15/01/2025 11:14
Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà tại quận Nam Từ Liêm
Tin mới 14/01/2025 20:40
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón và hội đàm với Thủ tướng Nga
Tin mới 14/01/2025 19:54
Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà Tết tại Thạch Thất và Quốc Oai
Tin mới 14/01/2025 14:47
Cấp bách xử lý ô nhiễm không khí, ùn tắc giao thông, làm sống lại các dòng sông chết tại Hà Nội
Tin mới 14/01/2025 14:24
Vùng Đồng bằng sông Hồng phải tăng trưởng 2 con số để cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới
Tin mới 14/01/2025 10:27
Chuẩn y ông Nguyễn Lộc Hà giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương
Tin mới 13/01/2025 16:20
Tập trung nguồn lực phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 13/01/2025 15:16
Tổng Bí thư Tô Lâm: Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là con đường sống còn (*)
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 13/01/2025 14:19
Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Sự kiện 13/01/2025 12:06