Quần thể di sản Hà Nội "hội ngộ" người dân Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Lần đầu tiên, những biểu tượng di sản của Hà Nội "xuất hiện" tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), mang đến cho người dân nơi đây nhiều cảm xúc đặc biệt. Hoạt động nằm trong khuôn khổ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) đã góp phần giới thiệu các nét đặc trưng về di sản văn hóa tiêu biểu, độc đáo của mảnh đất ngàn năm văn hiến.
Khai mạc triển lãm “Văn Miếu Quốc Tử Giám - Ươm mầm khát vọng hiền tài” Giao lưu thể thao chào mừng sự kiện "Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh” "Dấu son Hà Nội": Bản tình ca rực rỡ giữa lòng Thành phố Hồ Chí Minh

Từ ngày 23/8 - 25/8, hoạt động trưng bày ảnh tư liệu gắn với nội dung kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô trong Chương trình “Những ngày Hà Nội tại TP.HCM” đã diễn ra trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1, TP.HCM).

Đưa Thủ đô đến gần người phương Nam

Từ năm 1010, khi vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La rồi đổi tên là Thăng Long, mảnh đất này đã trở thành nơi kết tinh của trí tuệ, phẩm chất người Việt Nam.

Quần thể di sản Hà Nội ‘hội ngộ’ người dân TP.HCM
Logo Thủ đô Hà Nội được dựng ngay đầu đường Nguyễn Huệ, trong đó 2 bên là tên 2 thành phố lớn nhất nước, thể hiện tinh thần gắn bó, đoàn kết, hữu nghị giữa 2 miền Nam - Bắc một nhà.

Trải qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, Thăng Long còn đó - vẫn là Thủ đô của người Việt với một tên gọi mới - Hà Nội, sừng sững như bức tường thành chống đỡ non sông. Nhất là trong cuộc kháng chiến chống Pháp, sau Hiệp định Genève ký ngày 21/7/1954, Hà Nội trở thành vùng tập kết, chuyển quân của quân đội Liên hiệp Pháp trong thời gian 80 ngày.

Trong 80 ngày đó, Hà Nội chưa có hòa bình, quân và dân Thủ đô phải tiếp tục cuộc đấu tranh trong bối cảnh mới để tiến tới tiếp quản. Ngày 10/10/1954, Hà Nội chính thức hoàn toàn được giải phóng trong cảm xúc hân hoan vỡ òa của người dân Thủ đô.

Quần thể di sản Hà Nội ‘hội ngộ’ người dân TP.HCM
Vào buổi tối, đông đảo người dân và du khách tại TP.HCM đã đến phố đi bộ Nguyễn Huệ để tham quan các gian hàng cũng như hòa mình vào không gian Hà Nội.

Ngày Giải phóng Thủ đô không chỉ mang ý nghĩa đặc biệt đối với cuộc kháng chiến của quân và dân Việt Nam, mà còn là một mốc son lịch sử hào hùng của đất nước.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Hà Minh Hải, chương trình “Những ngày Hà Nội tại TP.HCM” nhằm quảng bá, giới thiệu các nét đặc trưng về di sản văn hóa tiêu biểu, độc đáo của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, con người Thủ đô thanh lịch, lan tỏa tinh thần “cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước” đến người dân TP.HCM, cả nước và bạn bè quốc tế.

Quần thể di sản Hà Nội ‘hội ngộ’ người dân TP.HCM
Các biểu tượng của Thủ đô được phỏng tác lại một cách chân thật nhất.

“Chương trình là cơ hội để giới thiệu đến người dân TP.HCM cũng như cả nước giá trị văn hóa, kinh tế và đặc biệt là tình cảm con người Hà Nội. Thành phố Hà Nội mong muốn và gửi gắm thông điệp và tình cảm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đến Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.HCM, nhấn mạnh sự gắn kết, hợp tác chặt chẽ giữa hai thành phố lớn của đất nước”, ông Hà Minh Hải nhấn mạnh.

Ghi nhận tâm tư của lãnh đạo thành phố Hà Nội, bà Trần Thị Diệu Thúy - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM tin tưởng chương trình “Những ngày Hà Nội tại TP.HCM” sẽ góp phần quảng bá, giới thiệu đến người dân và du khách các nét đặc trưng về văn hóa, di sản văn hóa tiêu biểu độc đáo của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Đây còn là cơ hội góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Hà Nội - TP.HCM trong việc phát huy, khai thác tiềm năng, lợi thế về văn hóa, di sản văn hóa, du lịch; kinh tế, dịch vụ, thương mại.

Tái hiện quần thể di sản độc đáo

Nhắc tới Hà Nội là nhắc tới những di sản nổi tiếng như cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Khuê Văn Các, cầu Long Biên,…

Quần thể di sản Hà Nội ‘hội ngộ’ người dân TP.HCM
Cầu Long Biên được tái hiện chân thực, 2 bên là các bức ảnh về Hà Nội xưa và nay.

Tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, nhiều di sản đã được tái hiện qua các mô hình với mức độ tương đồng về hình thức, thẩm mỹ rất cao so với bản gốc. Quần thể di sản được tái hiện nhằm tôn vinh, quảng bá các giá trị văn hóa tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội, bắt đầu qua cổng chào logo của Hà Nội và Tượng đài Cảm Tử.

Ấn tượng nhất là mô hình di sản cầu Long Biên cũng được tái hiện, làm nổi bật một trong những biểu tượng lịch sử của Thủ đô.

Quần thể di sản Hà Nội ‘hội ngộ’ người dân TP.HCM
Nhiều du khách nước ngoài thích thú với mức độ chân thực của mô hình cầu Long Biên.

Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, do Pháp khởi công từ năm 1898 và khánh thành năm 1902. Công trình được xây dựng hoàn toàn bằng thép, không tính hai đầu cầu dẫn, đã trở thành cây cầu lớn nhất của cả xứ Đông Dương thời đó. Qua 122 năm tồn tài, cầu trở thành biểu tượng lịch sử chứng kiến bao đổi thay của Thủ đô.

Mô hình cầu Long Biên tại phố đi bộ Nguyễn Huệ được làm bằng sắt thép, dài khoảng 30m, cao khoảng 5m. Bề mặt mô hình cầu với các nhịp được làm bằng sắt thép, phía dưới là đường ray ở giữa, 2 bên dành cho phương tiện đường bộ, có thảm đá để tạo tính chân thực. Hai bên cầu và phía dưới là triển lãm các hình ảnh về Thủ đô xưa và nay.

Cũng trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, mô hình Khuê Văn Các cao khoảng 10m đươc tái hiện lại với đường nét khá tương đồng bản gốc.

Quần thể di sản Hà Nội ‘hội ngộ’ người dân TP.HCM
Khuê Văn Các - biểu tượng của thành phố Hà Nội.

Khuê Văn Các được xây vào năm 1805 dưới thời vua Gia Long, nằm trong khuôn viên di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, là nơi tập trung của mọi tinh hoa giữa đất và trời, có ý tưởng đề cao trung tâm giáo dục văn hoá Nho học của Việt Nam.

Vừa thể hiện được truyền thống hiếu học, nền văn hiến lâu đời, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ và trang trọng, năm 2012, Khuê Văn Các chính thức trở thành biểu tượng của Hà Nội.

Cầu Thê Húc là cây cầu nổi tiếng bắc qua Hồ Gươm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. Cầu gồm 15 nhịp, 32 chân gỗ tròn xếp thành 16 đôi, mặt cầu lát ván, thành sơn màu đỏ sẫm. Trong lịch sử tồn tại, cây cầu này đã nhiều lần bị gãy và được dựng lại.

Quần thể di sản Hà Nội ‘hội ngộ’ người dân TP.HCM
Nhiều hình ảnh mang đậm đặc trưng văn hóa của thành phố Hà Nội được tái hiện chân thực trong Chương trình "Những ngày Hà Nội tại TP.HCM".

Ô Quan Chưởng - một trong các công trình kiến trúc tiêu biểu của Hà Nội, nằm trên phố cùng tên, được xây dựng năm 1749 dưới đời Lê và là cửa ô duy nhất còn lại trong số các cửa ô của Hà Nội. Công trình gồm 2 tầng, được xây dựng theo kiến trúc cổng vọng lâu. Cổng có một cửa chính trên có tháp canh và cửa phụ ở hai bên; tầng hai có vọng lâu 4 mái uốn cong 4 góc, có lan can bao quanh.

Trên tường cửa chính có gắn một tấm bia ghi lệnh của Tổng đốc Hoàng Diệu cấm lính gác nhũng nhiễu dân qua lại cửa ô. Tấm bia này lập năm Tự Đức thứ 34 (1881), trước khi Hoàng Diệu tuẫn tiết khi Pháp đánh Hà Nội lần thứ hai.

Quần thể di sản Hà Nội ‘hội ngộ’ người dân TP.HCM
Trụ sở báo Hà Nội Mới cũng đã "có mặt" ở TP.HCM.

Ngoài ra, các mô hình như Tháp Bút, Trung thu Hà Nội, Hồ Gươm, phố Bích họa, trụ sở Báo Hà Nội Mới,... cũng góp phần làm phong phú thêm không gian sự kiện.

Quần thể di sản Hà Nội ‘hội ngộ’ người dân TP.HCM
Có thể nói những hình ảnh đặc sắc nhất của Hà Nội đều đã được tái hiện quá chuỗi hoạt động "Những ngày Hà Nội tại TP.HCM".

Không chỉ là quần thể di sản, không gian văn hóa của các làng nghề tiêu biểu như: Làng cổ Đường Lâm, gốm Bát Tràng, làng thêu Thường Tín, làng dệt Phùng Xá, khảm trai Chuyên Ngọ, nón Chuông, sơn mài Hạ Thái, mây tre đan Phú Vinh, làng lụa Vạn Phúc, với các sản phẩm thủ công tinh xảo, đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp văn hóa từ tri thức văn hóa dân gian cũng được tái hiện một cách tài tình. Qua đó giúp người dân miền Nam có cơ hội trải nghiệm và cảm nhận sâu sắc hơn về tâm hồn, vẻ đẹp của Thủ đô Hà Nội.

Tân Nguyên

Bài viết cùng chủ đề

70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

(LĐTĐ) Để Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn Thủ đô phát triển bền vững và đi vào cuộc sống, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động thành phố Hà Nội mong muốn huyện Mê Linh quan tâm đẩy mạnh kết nối cung - cầu; thiết lập các kênh phân phối mới như thương mại điện tử; có giải pháp chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm; quan tâm tổ chức du lịch kết hợp với quảng bá sản phẩm địa phương…
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn

Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn

(LĐTĐ) Gần 7 năm trên hành trình hiếm muộn ròng rã "tìm con", chưa bao giờ chị Bùi Thị Giang (sinh năm 1988, ở Ninh Bình) muốn bỏ cuộc. Gạt đi tất cả những lời gièm pha, những lời nói cay nghiệt "gái độc không con" ngoài xã hội, người phụ nữ ấy vẫn mạnh mẽ đồng hành cùng chồng trên hành trình tìm kiếm con yêu.
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô

Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô

(LĐTĐ) Danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô Hà Nội là danh hiệu tặng thưởng cho các cá nhân người nước ngoài có đóng góp xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô hoặc mở rộng, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, quan hệ hợp tác quốc tế của Thủ đô vì mục tiêu hòa bình, tiến bộ xã hội...
Bà Rịa - Vũng Tàu: Khẩn trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

Bà Rịa - Vũng Tàu: Khẩn trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

(LĐTĐ) Theo Nghị quyết 1256/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa 15 (Nghị quyết số 1256) có hiệu lực từ 1/1/2025, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ có 7 đơn vị hành chính cấp huyện (4 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố), 77 đơn vị hành chính cấp xã (42 xã, 28 phường và 7 thị trấn).
HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

(LĐTĐ) Việc tiếp tục mở rộng ủy quyền của Chủ tịch UBND cấp xã cho công chức thuộc UBND cấp xã theo quy định tại khoản 4, khoản 6, điều 14, Luật Thủ đô là yêu cầu khách quan, cần thiết nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước ở cơ sở; nâng cao trách nhiệm của công chức cấp xã.
Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công

Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công

(LĐTĐ) Nhà nước không cấp kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa đối với tài sản công chỉ được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết. Đơn vị sự nghiệp công sử dụng nguồn thu được từ việc kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công theo quy định.
Triệt phá nhóm đối tượng cho vay lãi nặng 1.000%/năm tại Bình Dương

Triệt phá nhóm đối tượng cho vay lãi nặng 1.000%/năm tại Bình Dương

(LĐTĐ) Các đối tượng đã sử dụng số tiền trên 5,5 tỷ đồng, cho vay tổng cộng 22 khoản vay, giá trị các khoản vay từ 80 triệu đến 350 triệu đồng với lãi suất từ 292%/năm - 1.000%/năm.

Tin khác

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật

Văn phòng Trung ương Đảng vừa có Thông báo Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp ngày 7/11/2024.
Đề xuất không trừ tỷ lệ lương hưu với cán bộ xin nghỉ hưu vì không đủ tuổi tái bổ nhiệm

Đề xuất không trừ tỷ lệ lương hưu với cán bộ xin nghỉ hưu vì không đủ tuổi tái bổ nhiệm

Bộ Nội vụ đề xuất, cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 15 năm trở lên, nếu có đơn tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi, thì không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
Nghệ An thu hút được 750 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 10 tháng năm 2024

Nghệ An thu hút được 750 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 10 tháng năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 18/11, Ban Kinh tế Trung ương làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An để khảo sát tình hình thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.
Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở 3 vấn đề cần làm ngay với ngành Giáo dục

Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở 3 vấn đề cần làm ngay với ngành Giáo dục

Ngày 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba tặng Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội). Tại đây, Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở 3 vấn đề cần làm ngay với ngành Giáo dục.
Danh sách 56 đơn vị hành chính mới của thành phố Hà Nội sau sắp xếp

Danh sách 56 đơn vị hành chính mới của thành phố Hà Nội sau sắp xếp

Tại phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại đã thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025, quyết định sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại 20 quận, huyện, thị xã.
Đưa Khu kinh tế Nghi Sơn thực sự là động lực tăng trưởng của tỉnh và khu vực Bắc Trung bộ

Đưa Khu kinh tế Nghi Sơn thực sự là động lực tăng trưởng của tỉnh và khu vực Bắc Trung bộ

(LĐTĐ) Ngày 15/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hoá Nguyễn Doãn Anh đã đến thăm và làm việc với Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp (KKTNS&CKCN) tỉnh.
Lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên

Lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên

(LĐTĐ) Phát biểu kết luận nội dung thảo luận về Luật Công chứng (sửa đổi), với quy định về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị xây dựng 2 phương án để lấy ý kiến các vị đại biểu Quốc hội.
Đã đầy đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Đã đầy đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để đất nước bước vào kỷ nguyên mới

(LĐTĐ) Phát biểu kết luận Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, ngày 15/11, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Lại Xuân Môn nhấn mạnh, đến thời điểm này đã hội tụ đầy đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, tạo vận hội để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta chung sức đồng lòng, tranh thủ tối đa thời cơ, thuận lợi, đẩy lùi nguy cơ, thách thức, đưa đất nước phát triển toàn diện, mạnh mẽ, bứt phá và cất cánh, vươn lên, vươn nhanh.
Xóa bỏ “địa giới hành chính” trong khám bệnh, chữa bệnh

Xóa bỏ “địa giới hành chính” trong khám bệnh, chữa bệnh

(LĐTĐ) Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế được thiết kế trên cơ sở xóa bỏ “địa giới hành chính” trong khám bệnh, chữa bệnh, giữ ổn định mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định của Luật hiện hành.
Áp thuế giá trị gia tăng đối với phân bón sẽ được lấy ý kiến đại biểu Quốc hội

Áp thuế giá trị gia tăng đối với phân bón sẽ được lấy ý kiến đại biểu Quốc hội

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với đề xuất của Chính phủ, chuyển phân bón, máy móc nông nghiệp và tàu khai thác thủy sản từ diện không chịu thuế sang diện chịu thuế 5%.
Xem thêm
Phiên bản di động