Góc nhìn:

Quản lý, khai thác thủy điện bền vững

(LĐTĐ) Đảm bảo an ninh năng lượng là tiền đề quan trọng cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Việt Nam cũng không nằm ngoài câu chuyện này. Có tầm quan trọng song gần đây, trước tình hình lụt bão, dự án thủy điện đã làm dấy lên không ít quan ngại.
Diện tích rừng thực hiện Dự án thủy điện là những diện tích bắt buộc phải chuyển đổi Rà soát lại các dự án thủy điện sau đợt lũ miền Trung Thuỷ điện nhỏ và vấn đề lũ lụt
Quản lý, khai thác thủy điện bền vững
Miền Trung thiệt hại nặng nề do ảnh hưởng từ lũ lụt. Ảnh: Tô Dương

Hiện nay, trước tình trạng nguồn năng lượng có xu hướng giảm sút, nhiều nước trên thế giới đã đưa ra các giải pháp để đánh giá mức độ đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Tổ chức phát triển nhiều nguồn năng lượng như điện gió, điện mặt trời… để “chung tay” cùng năng lượng từ thủy điện truyền thống.

Nguồn điện của Việt Nam đang thiếu. Để duy trì nhịp phát triển, từ năm 2015, Việt Nam trở thành nước nhập khẩu năng lượng, đặc biệt là nhập khẩu than để đảm bảo cho các nhà máy nhiệt điện than. Bên cạnh đó, việc biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn biến mạnh, khiến Việt Nam lại là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nhất. Điều này càng đặt câu chuyện đảm bảo an ninh năng lượng trở nên cấp thiết.

Phải khẳng định, Việt Nam là một trong các nước có tiềm năng lớn về phát triển năng lượng tái tạo như thủy điện, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối, năng lượng địa nhiệt... Với tiềm năng này, những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành các chính sách và cơ chế để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo như Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo, cơ chế hỗ trợ giá mua điện sinh khối, mặt trời, gió.

Đồng thời, gia tăng bổ sung vào quy hoạch điện các dự án điện gió, điện mặt trời và chuẩn bị cho cơ chế đấu thầu trong giai đoạn tới. Việc phát triển của nguồn năng lượng tái tạo sẽ góp phần quan trọng trong bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Năng lượng tái tạo sẽ góp phần trong tăng trưởng kinh tế bền vững, đặc biệt là ở cấp quốc gia, bằng cách khai thác các nguồn lực địa phương và tạo ra ngành công nghiệp mới và tạo việc làm…

Nhiều lợi ích, song có một thực tế cần phải nhìn thẳng là hiện thủy điện vẫn đang có sự đóng góp chủ đạo. Và việc xây dựng thủy điện tập trung vào một số khu vực cũng không tránh khỏi một số ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường. Minh chứng dễ thấy, tình trạng rừng bị khai thác trái phép khi “núp bóng” thủy điện vẫn còn tồn tại, nghiêm trọng hơn khi mùa mưa bão đến, một bộ phận chủ hồ thủy điện nhỏ, vì lợi ích cá nhân, chưa tuân thủ các quy định của nhà nước nên thường xả lũ không đúng quy trình đã gây thiệt hại cho vùng hạ du…

Bên cạnh đó, trong công tác quản lý vận hành điều tiết hồ chứa vẫn còn chưa phân định rạch ròi giữa chính quyền Trung ương và địa phương. Điều này vô tình đã hình thành suy nghĩ chưa thấu đáo trong cộng đồng là thủy điện gây thiệt hại cho người dân khi có mưa lũ, bão.

Điều này cũng cho thấy, công tác rà soát về quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành khai thác các công trình thủy điện là hết sức bức thiết. Thực tế, trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết số 62/2013/QH13 của Quốc hội về tăng cường quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện, Bộ Công Thương đã phối hợp với các Bộ, ngành địa phương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều quy định quản lý, khai thác, vận hành an toàn hồ đập thuỷ điện hiệu quả.

Trong đó có việc phân cấp cho các địa phương thực hiện quy định vận hành liên hồ phù hợp với tình hình thực tế. Ngay từ đầu năm 2020, Bộ Công Thương đã ban hành và liên tục chỉ đạo các đơn vị triển khai nhiều biện pháp và giải pháp cấp bách để chủ động ứng phó với thiên tai, đặc biệt là vận hành các nhà máy thủy điện. Bộ Công Thương cũng yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, rà soát kế hoạch sản xuất, chuẩn bị đầy đủ các phương án phòng chống lụt bão để bảo đảm vận hành an toàn nhà máy điện và hệ thống điện…

Sự vào cuộc rốt ráo như trên là rất đáng ghi nhận. Và trong guồng quay của bộ máy, nếu đơn vị nào cũng làm tận lực trách nhiệm, thì các sự cố đi kèm mùa mưa lũ sẽ không nặng nề. Quanh câu chuyện này, phải khẳng định, thủy điện không phải là nguyên nhân gây ra lũ, nhưng nếu xả lũ không đúng quy trình chặt chẽ thì có thể gây ra lũ và nhiều hậu quả nghiêm trọng. Bởi vậy, quản lý, khai thác thủy điện bền vững, tránh những hệ lụy đáng tiếc thì vấn đề chính lại ở khâu quản lý, điều hành, vận hành.

Cụ thể, trong quá trình xây các công trình thủy điện bắt buộc phải có một quy trình vận hành hồ chứa. Công tác điều hành và quy trình này rất quan trọng, phải được xây dựng khoa học và quản lý chặt chẽ. Ngoài ra, ở đơn vị quản lý cũng cần yêu cầu các tỉnh rà soát, đánh giá lại các dự án thủy điện trên địa bàn xem có vấn đề gì không để từ đó có kế hoạch phát triển về sau. Hơn hết, khi phát triển bất kỳ một dự án thuỷ điện nào cũng cần hết sức thận trọng trong thiết kế thi công, đánh giá tác động môi trường./.

G.Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm

Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm

Xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại theo hướng phát triển đô thị là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra tại Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn Hà Nội. Để đạt được mục tiêu này, rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải tháo gỡ, tạo sức bật cho nông dân dám nghĩ, dám làm. Dù khó là vậy nhưng huyện Đan Phượng đã làm được bởi có những cách làm hay, tạo hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp.
Hà Nội: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030

Hà Nội: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030

(LĐTĐ) Hà Nội đã điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến 2030, giảm 1,18 ha đất nông nghiệp, tăng đất phi nông nghiệp. Bổ sung dự án Đền Hai Bà Trưng và điều chỉnh bốn dự án khác. Vị trí, diện tích chuyển đổi xác định theo bản đồ đã được xác nhận.
Quy định về ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng từ 25/12/2024

Quy định về ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng từ 25/12/2024

(LĐTĐ) Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định các bộ, ngành, địa phương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an ngăn chặn, loại bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng. Doanh nghiệp viễn thông, Internet phải thực hiện yêu cầu gỡ bỏ, liên tục cung cấp dịch vụ vi phạm trong 24 giờ.
Bảng giá đất cũ được áp dụng đến hết 31/12/2025

Bảng giá đất cũ được áp dụng đến hết 31/12/2025

(LĐTĐ) Bảng giá đất theo Luật Đất đai 2013 sẽ tiếp tục áp dụng đến ngày 31/12/2025, trừ khi cần điều chỉnh theo Luật Đất đai 2024. Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh sẽ xây dựng bảng giá mới áp dụng từ ngày 1/1/2026. Điều chỉnh thực hiện theo Nghị định 71/2024/NĐ-CP.
Phản biện Dự thảo Nghị quyết quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước

Phản biện Dự thảo Nghị quyết quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước

(LĐTĐ) Chiều 14/11, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, vụ án về tham nhũng, tiêu cực

Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, vụ án về tham nhũng, tiêu cực

(LĐTĐ) Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Thành ủy về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, ngày 14/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài - Trưởng ban Chỉ đạo, yêu cầu tập trung chỉ đạo giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị về tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, khiếu nại, tố cáo kéo dài; đặc biệt là khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để chuẩn bị tốt cho nhân sự đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ tới.
Quận Hoàn Kiếm: Khẳng định vị thế trong hệ thống giáo dục Thủ đô

Quận Hoàn Kiếm: Khẳng định vị thế trong hệ thống giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Trong năm học 2023 - 2024, đông đảo nhà giáo, đoàn viên Công đoàn, người lao động Khối Giáo dục và đào tạo quận Hoàn Kiếm đã không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Thông qua các phong trào thi đua đã có hàng trăm sáng kiến kinh nghiệm được đội ngũ giáo viên đưa vào giảng dạy.

Tin khác

Tin bão mới nhất: Bão số 8 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Tin bão mới nhất: Bão số 8 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khoảng ngày 15/11, bão số 8 sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới; trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 14/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 14/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 14/11, khu vực Hà Nội có mây, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù, ngày nắng.
Tập trung sản xuất giống cây cho Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ

Tập trung sản xuất giống cây cho Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ

(LĐTĐ) Dự án trung tâm giống cây lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bắc Trung Bộ được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất cây lâm nghiệp chất lượng cao, quy mô lớn.
Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 13/11: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù

Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 13/11: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù

(LĐTĐ) Dự báo ngày 13/11, khu vực Hà Nội trời có mây, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng.
Tin bão mới nhất: Bão số 8 giật cấp 12 biển động mạnh

Tin bão mới nhất: Bão số 8 giật cấp 12 biển động mạnh

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão Toraji đã đi vào vào Biển Đông trở thành cơn bão số 8. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (89-102km/h), giật cấp 12.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 12/11: Ngày nắng, sáng sớm có nơi có sương mù

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 12/11: Ngày nắng, sáng sớm có nơi có sương mù

(LĐTĐ) Dự báo ngày 12/11, khu vực Hà Nội trời có mây, đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng.
Tin bão mới nhất: Bão Toraji giật cấp 15 đang áp sát Biển Đông

Tin bão mới nhất: Bão Toraji giật cấp 15 đang áp sát Biển Đông

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão Toraji nhiều khả năng di chuyển vào Biển Đông trong khoảng chiều tối đến đêm 11/11 (trở thành cơn bão số 8). Ngoài ra, 1 cơn bão nữa ở ngoài khơi xa tây bắc Thái Bình Dương (bão Man-yi) cũng có khả năng mạnh thêm và không loại trừ khả năng thời gian tới xuất hiện bão số 9.
Tin bão mới nhất: Bão số 7 áp sát Hoàng Sa, bão số 8 (Toraji) sắp vào Biển Đông

Tin bão mới nhất: Bão số 7 áp sát Hoàng Sa, bão số 8 (Toraji) sắp vào Biển Đông

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia lúc 4 giờ sáng ngày 11/11/2024, bão số 7 (Yinxing) hiện đang ở vị trí gần khu vực phía bắc quần đảo Hoàng Sa. Bão có sức gió mạnh nhất gần tâm đạt cấp 8 (tương đương 62 - 74 km/giờ), giật cấp 10, và di chuyển theo hướng tây nam với tốc độ 15 km/giờ.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 11/11: Ngày nắng, nhiệt độ từ 19 - 32 độ C

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 11/11: Ngày nắng, nhiệt độ từ 19 - 32 độ C

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 11/11, trời ít mây, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; ngày nắng.
Tin bão mới nhất: Bão số 7 chưa qua, Biển Đông tiếp tục đón bão số 8

Tin bão mới nhất: Bão số 7 chưa qua, Biển Đông tiếp tục đón bão số 8

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay, bão số 7 cách quần đảo Hoàng Sa 330km về phía Bắc Đông Bắc, cường độ cấp 13 (134-149km/h), giật cấp 16. Trong khi đó, cơn bão có tên quốc tế là TORAJI, đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Lu Dông (Phi-líp-pin). Khoảng đêm mai (11/11) bão TORAJI sẽ vào Biển Đông.
Xem thêm
Phiên bản di động