Quản lý đất đai vẫn còn yếu kém

Tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV, chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, đại biểu Quốc hội Phan Viết Lượng - Bình Phước, đề nghị Bộ trưởng cho biết Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ làm thế nào để góp phần khắc phục những hành vi vi phạm quản lý đất trong thời gian qua.
tin nhap 20180607111701 Sửa đổi Luật CAND trong thời điểm hiện nay là cấp bách
tin nhap 20180607111701 Giáo dục là quốc sách hàng đầu
tin nhap 20180607111701 Các ngành kinh tế tiếp tục phát triển ổn định

Về câu hỏi liên quan đến quy hoạch quản lý đất đai hạn chế của đại biểu, theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Hiện nay đúng là có nhiều vấn đề về quản lý đất đai, đây chính là yếu kém hiện nay trong quản lý đất đai. Trên thực tế hiện nay vấn đề quản lý theo quy hoạch hoặc các đất công giao cho các đối tượng, như đất chưa sử dụng hoặc đất giao cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, đất giao cho các phường, xã, đất đai giao cho các doanh nghiệp nhà nước.

Bộ trưởng cho biết, trên thực tế hiện nay khâu để quản lý sử dụng hiệu quả đối với loại hình này trước đây rất ưu tiên, trên thực tế quá trình quản lý cũng chưa làm một cách hết sức quyết liệt, do đó cũng chưa đánh giá được toàn bộ nguồn lực này. Việc sử dụng không đúng mục đích hoặc để đất đai lãng phí... Bên cạnh vấn đề vi phạm, hiện nay có nhiều doanh nghiệp khi đầu tư các dự án rất lớn nhưng quá trình năng lực đầu tư lại kém, nên trước luật năm 2013 chưa quy định về năng lực đầu tư, những biện pháp tài chính như đặt các quỹ để đảm bảo cam kết đầu tư. Như vậy, việc nguồn lực nhiều khi chỉ mang tính chất đầu cơ đất đai, đi tìm các nhà đầu tư khác và không đủ năng lực, đây là một thực tế.

tin nhap 20180607111701
Đại biểu Quốc hội Phan Viết Lượng (ảnh: Quochoi.vn)

Bộ trưởng hoàn toàn đồng tình với đại biểu, và cho rằng việc để tăng cường biện pháp quản lý, biện pháp đối với vấn đề cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, Trung ương và địa phương cần phải sớm xem xét, rà soát lại quỹ đất, sử dụng đất, các quy định hiện hành như thế nào đối với các đối tượng mà Bộ trưởng đã nêu.

Thực tế vừa qua, Hà Nội và 4 địa phương khác đã thu hồi trên 77.000 ha các dự án có quyết định phê duyệt nhưng đầu tư chậm không đạt tiến độ để đất đai lãng phí, sai mục đích, thu hồi lại và đấu giá để lựa chọn các nhà đầu tư khác. Bộ trưởng cho rằng đó là những biện pháp cần thiết và trong thời gian tới vấn đề xác định các tiêu chí, năng lực của các nhà đầu tư, đảm bảo các tiến độ đầu tư hoặc các cơ chế, tài chính đất đai để đảm bảo nhà đầu tư phải thực hiện đã có nhưng chúng ta cần phải làm hết sức nghiêm túc, chặt chẽ, có trách nhiệm rất cụ thể của từng cơ quan quản lý.

Cũng theo đại biểu Phan Viết Lượng, cử tri rất bức xúc trước tình trạng vi phạm pháp luật về môi trường và gây ô nhiễm môi trường của một số doanh nghiệp trong thời gian qua. Đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân tình trạng này và giải pháp để kiểm soát, giám sát hoạt động xả thải của doanh nghiệp, chế tài nghiêm khắc đối với các doanh nghiệp vi phạm pháp luật.

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, đại biểu đã nêu vấn đề xã hội rất bức xúc hiện nay, đó là vi phạm pháp luật môi trường. Bộ trưởng cho rằng vi phạm này là do chủ trương thu hút đầu tư, năng lực của các doanh nghiệp, trình độ công nghiệp của các doanh nghiệp, đó là nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân thứ hai là năng lực để kiểm tra, giám sát, kiểm soát chưa đầy đủ, trên thực tế riêng ngành tài nguyên, môi trường ở trung ương cũng không kiểm soát hết được các đối tượng mình quản lý.

tin nhap 20180607111701
Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời chất vấn (Quochoi.vn)

Một nguyên nhân nữa là các biện pháp phòng ngừa, do trước đây chưa nhận thức được nên chưa đưa ra được những yêu cầu về giám sát, kiểm soát thường xuyên, trong đó có vấn đề phát hiện của người dân. Trên thực tế các doanh nghiệp này công nghệ không đáp ứng, tiêu chuẩn hiện nay đang yêu cầu cao lên và yêu cầu có những biện pháp để giám sát, thông thường là xả trộm ra môi trường như tình hình bức xúc vừa qua.

Đây là vấn đề cần rút ra bài học trong thời gian sắp tới, biện pháp thứ nhất là từ khâu đánh giá tác động môi trường, đến khâu phân loại các lĩnh vực đầu tư sản xuất để khoanh lại những lĩnh vực tiềm năng ô nhiễm cao và có thể xác định được đâu là những doanh nghiệp cần quan tâm thường xuyên tập trung để quản lý, không quản lý không có đối tượng rõ ràng như hiện nay.

Biện pháp thứ hai là phải áp dụng các biện pháp công nghệ, như hiện nay là yêu cầu đối với những khu vực khó có thể giám sát thường xuyên được thì phải có quan trắc tự động về không khí, nước và các hệ thống đó phải chuyển đến các cơ quan quản lý trực tiếp ở địa phương để giám sát, nếu có phát hiện gì thì chúng ta kịp thời xử lý.

Thứ ba là thanh tra, kiểm tra hiện nay không hiệu quả, thông báo đến thì doanh nghiệp có thể chạy hết công suất của công nghệ xử lý nhưng khi chúng ta về thì ban đêm có thể doanh nghiệp tắt máy... Bộ trưởng cho rằng thanh tra hiện nay cũng cần phải thay đổi để không phải thực hiện thanh tra thường xuyên mà cần thanh tra đột xuất trên cơ sở phát hiện của người dân.

Biện pháp cuối cùng là nếu đánh giá doanh nghiệp vi phạm một vài lần và trên thực tế công nghệ về sản xuất không thể khắc phục được, trong trường hợp đó cần tiến hành yêu cầu đình chỉ hoạt động, trên thực tế chúng ta cũng làm rồi. Tương lai cần phải phân dòng các loại đầu tư và phân dòng từ công nghệ sản xuất mới là chính, sau đó mới quan tâm đến vấn đề giám sát, kiểm soát. Những loại hình thân thiện với môi trường thì chỉ quan tâm tới hậu kiểm, không tập trung quan tâm đến tất cả các loại hình công nghiệp.

Võ Hoàng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nghĩa trang liệt sĩ A1 Điện Biên Phủ lung linh ánh nến

Nghĩa trang liệt sĩ A1 Điện Biên Phủ lung linh ánh nến

(LĐTĐ) Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia A1 lung linh trong sắc nến, khi thế hệ trẻ Điện Biên đến dâng hương, dâng hoa tri ân các anh hùng, liệt sĩ.
Người dân không nên hoang mang về tác dụng phụ của vắc xin AstraZeneca

Người dân không nên hoang mang về tác dụng phụ của vắc xin AstraZeneca

(LĐTĐ) Trước thông tin vắc xin AstraZeneca phòng Covid-19 đang bị cáo buộc gây ra tác dụng hiếm gặp có khả năng dẫn đến đông máu, các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân cần hiểu rõ thông tin để tránh tâm lý hoang mang không cần thiết.
Hình ảnh ấn tượng trong buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hình ảnh ấn tượng trong buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 5/5, tại thành phố Điện Biên Phủ đã diễn ra buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ với nhiều hình ảnh ấn tượng, sẵn sàng cho ngày chính thức 7/5.
Người dân và du khách nô nức đổ về Điện Biên mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Người dân và du khách nô nức đổ về Điện Biên mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Chỉ còn 2 ngày nữa, Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) sẽ chính thức diễn ra. Các di tích tại Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ đang đón lượng lớn du khách và người dân tới tham quan. Dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ trở thành ngày hội lớn của nhân dân Điện Biên nói riêng, cả nước nói chung.
Phấn đấu thu nhập bình quân của người lao động trong hợp tác xã đạt 60 triệu đồng/năm

Phấn đấu thu nhập bình quân của người lao động trong hợp tác xã đạt 60 triệu đồng/năm

(LĐTĐ) Năm 2024, thành phố Hà Nội đặt kế hoạch phấn đấu doanh thu bình quân của hợp tác xã đạt 2.700 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân của người lao động trong hợp tác xã đạt 60 triệu đồng/năm...
Công an TP.Nha Trang truy tìm nữ nghi can gây tai nạn giao thông khiến cháu bé tử vong

Công an TP.Nha Trang truy tìm nữ nghi can gây tai nạn giao thông khiến cháu bé tử vong

(LĐTĐ) Ngày 5/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP.Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) cho biết, đơn vị đang tiến hành truy tìm nữ nghi can gây ra vụ tai nạn giao thông khiến cháu bé tử vong.
Tái hiện câu chuyện lịch sử "Sống mãi với Điện Biên" qua ngôn ngữ xiếc

Tái hiện câu chuyện lịch sử "Sống mãi với Điện Biên" qua ngôn ngữ xiếc

(LĐTĐ) Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Liên đoàn Xiếc Việt Nam thực hiện chương trình nghệ thuật “Sống mãi với Điện Biên” ra mắt khán giả Thủ đô vào các ngày 4, 5, 11 và 12/5/2024 tại Rạp Xiếc Trung ương (số 67 - 69 Trần Nhân Tông, Hà Nội).

Tin khác

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng nay (5/5), tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước tổ chức tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng gửi Thư thăm hỏi thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng gửi Thư thăm hỏi thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Thay mặt Thành ủy - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng có Thư thăm hỏi thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Báo Lao động Thủ đô trân trọng đăng toàn văn nội dung Thư.
Trước ngày 10/5 sẽ trình Chính phủ các nghị định, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Trước ngày 10/5 sẽ trình Chính phủ các nghị định, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

(LĐTĐ) Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, chiều 4/5, Thứ tưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết, dự kiến trước 10/5, Bộ TN&MT sẽ trình Chính phủ các nghị định, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
Cải cách tiền lương mới từ 1/7 bảo đảm công bằng, không tăng giá vào thời điểm tăng lương

Cải cách tiền lương mới từ 1/7 bảo đảm công bằng, không tăng giá vào thời điểm tăng lương

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu chuẩn bị kỹ, báo cáo cấp có thẩm quyền để thực hiện cải cách tiền lương mới từ 1/7/2024, bảo đảm công bằng, tổng thể, thống nhất. Quán triệt tăng cường quản lý giá cả, thị trường, Thủ tướng nhấn mạnh không tăng giá đột ngột, không tăng giá nhiều mặt hàng trong cùng một thời điểm, không tăng giá vào thời điểm tăng lương.
Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4

(LĐTĐ) Sáng 4/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.
Ngộ độc thực phẩm gia tăng, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ngăn ngừa, xử lý

Ngộ độc thực phẩm gia tăng, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ngăn ngừa, xử lý

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 44/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Ngày 3/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã đến thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên tại quận Ba Đình.
Từ ngày 1/7, chỉ sử dụng tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Từ ngày 1/7, chỉ sử dụng tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng một tài khoản duy nhất là VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024.
Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra thị trường vàng

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng.
Tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với ông Dương Văn Thái

Tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với ông Dương Văn Thái

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý với đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái.
Xem thêm
Phiên bản di động