Giáo dục là quốc sách hàng đầu
Phản ánh được những bức xúc của người dân | |
Xem xét trả lời tất cả những kiến nghị của cử tri | |
Trạm thu giá chỉ cần lấy lại tên cũ là Trạm thu phí |
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Chủ trương của Đảng và Nhà nước coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp trồng người phải luôn được ưu tiên để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xây dựng đất nước. Thời gian qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của gia đình và xã hội, lĩnh vực giáo dục, đào tạo đã có nhiều chuyển biến tích cực, so với các nước trong khu vực chất lượng giáo dục của nước ta đã có nhiều kết quả tiến bộ, hệ thống giáo dục đại học, giáo dục phổ thông có nhiều đổi mới, nhiều học sinh Việt Nam đạt thành tích cao trong các cuộc thi quốc tế và khu vực.
Chúng ta đã có 2 trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội lọt vào top 1.000 trường đại học tốt nhất thế giới. Giáo dục mầm non đã được nhà nước, xã hội quan tâm đầu tư. Bộ đã tích cực triển khai nghị quyết của Trung ương và Quốc hội về đổi mới căn bản hệ thống giáo dục đào tạo, đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Bên cạnh những thành quả đạt được còn không ít những tồn tại, hạn chế, bất cập, trong gia đình, ngoài xã hội vẫn còn chưa thực sự yên tâm với chất lượng chung của hệ thống giáo dục quốc dân, vẫn còn nhiều trăn trở, lo lắng cho con em trong việc học hành, thi cử, băn khoăn về những khó khăn của giáo dục mầm non, bức xúc trước tình trạng vi phạm đạo đức của một số giáo viên, học sinh, phụ huynh.
Chủ tịch Quốc hội phát biểu kết thúc phiên chất vấn (ảnh: Quóchoi.vn) |
Xuất phát từ mối quan tâm của xã hội, của cử tri và nhân dân, nhiều đại biểu đã chất vấn, tranh luận để làm rõ các nội dung nêu trên với mong muốn Bộ trưởng có các giải pháp thiết thực, hiệu quả để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ đối với lĩnh vực giáo dục, đào tạo, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ ngành liên quan tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội chỉ đạo quyết liệt thực hiện các giải pháp nhằm khắc phục có hiệu quả những tồn tại, hạn chế và tập trung vào một số vấn đề sau đây:
Tiếp tục rà soát, hoàn thiện chính sách pháp luật về giáo dục đào tạo, trong đó quan tâm đến chính sách đối với các đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn quy định chi tiết các nội dung đã được giao khi Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục được Quốc hội thông qua.
Tích cực chuẩn bị để triển khai thực hiện chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo nghị quyết của Quốc hội, hướng tới mục tiêu giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
Sớm hoàn thành đề án quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, chú trọng các trường sư phạm đào tạo giáo viên, phát triển các cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao, tiến tới đạt chuẩn khu vực và thế giới để thu hút số sinh viên có nhu cầu và điều kiện du học ở nước ngoài có thể học ở trong nước với chất lượng cao.
Có chính sách thu hút các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tham gia hoạt động giáo dục đào tạo, sớm ban hành nghị định về tự chủ đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập, đổi mới quản trị, quản lý đào tạo, khắc phục các bất cập, hoàn thiện và ổn định cách thức thi cử, tuyển sinh, xét tuyển, cử tuyển, tránh tạo áp lực cho học sinh, gia đình, xã hội. Có chính sách thu hút người giỏi vào học sư phạm.
Đẩy mạnh và kiểm soát chặt chẽ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, tập trung vào kiểm định chương trình đào tạo, rà soát, công khai công tác kiểm định bằng cấp, đổi mới chương trình đào tạo theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu của thị trường để nâng cao khả năng có việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, phát triển tư duy sáng tạo của học viên, tăng cường công tác nghiên cứu khoa học trong nhà trường.
Xây dựng và phê duyệt chương trình giáo dục phổ thông mới phù hợp với xu hướng, không tạo sức ép quá tải lên học sinh, tiếp tục rà soát quy hoạch lại mạng lưới trường, lớp học và đào tạo đội ngũ giáo viên gắn với các điều kiện đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
Tăng cường xã hội hóa để thành lập các trường tư thục chất lượng cao, rà soát hệ thống trường, lớp, đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, khắc phục tình trạng lớp học quá đông, chấm dứt tình trạng nợ chỉ tiêu trong việc công nhận các trường chuẩn. Quản lý, sắp xếp, đánh giá đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục theo chuẩn.
Nên xem
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31