Quán cắt tóc, gội đầu nhộn nhịp trong ngày đầu mở cửa trở lại
Hà Nội mở cửa trở lại dịch vụ cắt tóc gội đầu, ăn uống trong nhà từ 0 giờ ngày 22/6 Hà Nội: Người dân tranh thủ đi cắt tóc, hàng loạt hàng quán dán thông báo “chỉ ship mang về” |
Từ 0h ngày 22/6/2021, Ủy ban nhân dân Thành phố cho phép mở cửa trở lại các dịch vụ cắt tóc, gội đầu; dịch vụ ăn, uống trong nhà với yêu cầu: Đảm bảo khoảng cách, có tấm chắn giữa người với người, ngồi không quá 50% công suất chỗ ngồi và không quá 20 người, đóng cửa trước 21h hàng ngày (nhà hàng rượu, quán rượu, bia, bia hơi chỉ được phép bán hàng mang về).
Ngay từ sáng sớm người dân đã tìm đến các quán cắt tóc. |
Ngay sau khi các loại hình dịch vụ trên được mở cửa, nhiều người dân đã tìm đến các quán cắt tóc, gội đầu để làm đẹp. Theo quan sát của phóng viên, từ 7h sáng ngày 22/6, các điểm cắt tóc vỉa hè tại phố Thái Thịnh (Đống Đa) đã bắt đầu làm việc. Dù dãy phố có tới gần 10 quán cắt tóc, hoạt động liên tục nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Do số lượng khách quá đông nên nhiều người phải chờ hàng tiếng đồng hồ.
Các quán cắt tóc vỉa hè trên đường Thái Thịnh (Đống Đa) tất bật làm việc. |
Tương tự, tại đường Tô Hiệu (Cầu Giấy), các quán cắt tóc vỉa hè cũng tất bật đón khách. Trong buổi sáng, trung bình mỗi người thợ nhận cắt cho từ 9 - 10 khách hàng. Đa số khách đến cắt tóc vỉa hè là đàn ông. Thời gian cắt tóc kéo dài khoảng 20 phút và giá từ 50.000 đồng/người.
Anh Thái (thợ cắt tóc tại đường Thái Thịnh) cho biết, sáng nay anh ra muộn nhưng chỉ 2 tiếng đồng hồ đã cắt được cho 10 người khách. “Chủ yếu là khách quen. Tôi vui lắm vì ở nhà rất nhớ nghề. Nhiều người gọi điện bảo tôi đến cắt tóc tại nhà nhưng sợ dịch bệnh nên tôi từ chối. Tôi chỉ mong chờ đến ngày chính quyền cho mở cửa trở lại dịch vụ này để được làm việc” - anh Thái chia sẻ.
Nhiều người ngồi xếp hàng chờ tới lượt mình. |
Trong lúc chờ tới lượt mình, ông Nguyễn Quang Huy (Yên Lãng, Đống Đa) vui vẻ cho hay: “Mấy hôm nay trời nắng nóng, tóc 2 ông cháu dài chạm cả vào gáy rất khó chịu. Nghe tin quán cắt tóc, gội đầu được mở cửa chúng tôi liền tranh thủ đi luôn. Tôi cũng không ngờ người tới cắt tóc lại đông như thế, đợi hơn 1 tiếng đồng hồ rồi vẫn chưa tới lượt”.
Cùng với quán cắt tóc vỉa hè, tình trạng quá tải khách tới làm đẹp cũng xảy ra đối với các salon. Là một salon tóc khá nổi tiếng, chỉ sau 1 tiếng thông báo mở cửa trở lại, Gu Hair Salon (Trần Quý Kiên, Cầu Giấy) đã quá tải lượt khác đặt lịch cắt tóc và làm các dịch vụ hóa chất khác.
Khách hàng và nhân viên đều thực hiện nghiêm túc việc đeo khẩu trang. |
Anh Vũ Tiến Dũng (quản lý Gu Hair Salon) cho biết, từ tối 21/6, sau khi nắm thông tin Thành phố cho phép các cửa hàng cắt tóc được mở cửa trở lại anh đã nhanh chóng thông báo tới các khách hàng, nhân viên và bắt tay vào dọn dẹp, khử khuẩn sạch sẽ nơi làm việc.
Được biết, tính đến sáng ngày 22/6, có hơn 90 khách hàng liên hệ với anh để đặt lịch cắt tóc, làm đẹp. Tuy nhiên, đế đảm bảo nghiêm túc quy định phòng, chống dịch của Thành phố, anh chỉ nhận tối đa 20 khách một ngày và sắp xếp thời gian làm đẹp cho khách theo từng ca.
Bên cạnh việc hạn chế số lượng khách tới salon trong ngày, anh cũng yêu cầu nhân viên phải đeo khẩu trang trong suốt quá trình làm việc; trang bị đầy đủ nước sát khuẩn để khách sử dụng khi vào quán; chỗ ngồi của khách phải được bố trí cách xa nhau.
Vị trí ngồi của khách được bố trí cách xa nhau. |
“Khi nghe tin Thành phố cho phép một số dịch vụ được mở cửa trở lại trong đó có cắt tóc, gội đầu cảm xúc trong tôi như vỡ òa ra. Tôi thật sự rất vui vì công việc này không chỉ đam mê của tôi mà nó còn là cái cần câu cơm của tất cả anh em làm việc tại đây. Chúng tôi cũng sẽ luôn chấp hành nghiêm túc mọi quy định phòng, chống dịch của Thành phố, không vì lợi ích cá nhân mà làm ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng” - Tiến Dũng cho hay.
Có thể thấy việc Hà Nội nới lỏng giãn cách, cho phép một số dịch vụ hoạt động trở lại đang tạo hiệu ứng tích cực trong nhân dân. Động thái này không chỉ góp phần vực dậy nền kinh tế Thủ đô mà còn phần nào đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu của người dân. Tuy nhiên, để có thể đạt được mục tiêu kép vừa phát triển kinh tế vừa phòng, chống dịch hiệu quả, Thành phố cần có sự kiểm tra, kiểm soát thường xuyên và mạnh tay xử lý các trường hợp cố tình vi phạm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 21:39
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56