Qua 3 vòng hiệp thương, số người tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV giảm 67 người

(LĐTĐ) Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết, qua 3 vòng hiệp thương, số lượng người tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV là 9 người, chiếm tỷ lệ 1,35%; giảm 67 người so với danh sách sơ bộ được lập tại Hội nghị hiệp thương lần thứ hai (là 76 người).
Hà Nội: 14 đại biểu Quốc hội khóa XIV tái ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV Cả nước có 16 cán bộ Công đoàn cấp tỉnh, thành phố ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV 205 người là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử đại biểu Quốc hội khóa XV

Về kết quả Hội nghị hiệp thương lần thứ ba bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, ở trung ương, ngày 16/4/2021, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiến hành Hội nghị hiệp thương lần thứ ba để thỏa thuận lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XV của các cơ quan, tổ chức ở trung ương.

Qua 3 vòng hiệp thương, số người tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV giảm 67 người
Hội nghị hiệp thương lần thứ ba do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức để lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội XV

Theo đó, tại Hội nghị, đại biểu tham dự đã biểu quyết bằng hình thức giơ tay, với 67/67 đại biểu (tỷ lệ 100%) có mặt nhất trí thông qua danh sách 205 người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.

Cụ thể, về cơ cấu như sau: Người ứng cử là phụ nữ có 46/205 người, tỷ lệ 22,43%; người ứng cử là người dân tộc thiểu số có 22/205 người, tỷ lệ 10,73%; người ứng cử là người ngoài Đảng có 4/205 người, tỷ lệ 1,9%; người ứng cử là người trẻ tuổi (từ 40 tuổi trở xuống) có 5/205, tỷ lệ 2,43%; người tái ứng cử có 100/205, tỷ lệ 48,78%.

Ở cấp tỉnh, thành phố, từ ngày 14/4 đến hết ngày 18/4/2021, tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ ba bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV.

Kết quả, các địa phương đã lập danh sách được 665 người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, trong đó có 656 người được giới thiệu ứng cử và 9 người tự ứng cử; giảm 215 người so với danh sách sơ bộ được lập tại các hội nghị hiệp thương lần thứ hai; đạt tỷ lệ số dư là 2,25 lần so với tổng số đại biểu Quốc hội được bầu ở địa phương (là 295 đại biểu). Tỷ lệ này ở Quốc hội khóa XIV là 2,25 lần; khóa XIII là 2,05 lần; khóa XII là 2,13 lần.

Trong đó, người ứng cử là phụ nữ có 348 người, tỷ lệ 52,33%; giảm 87 người so với danh sách sơ bộ được lập tại Hội nghị hiệp thương lần thứ hai (là 435 người). Cơ cấu này ở Quốc hội khóa XIV là 46,19%; khóa XIII là 241 người, tỷ lệ 37,08%. Một số địa phương có tỷ lệ người ứng cử là phụ nữ cao như các tỉnh Nam Định (81,82%), Bắc Ninh (80%), Yên Bái (75%).

Người ứng cử là người ngoài Đảng có 73 người, tỷ lệ 10,98%; giảm 68 người so với danh sách sơ bộ được lập tại Hội nghị hiệp thương lần thứ hai (là 141 người). Những tỉnh, thành phố tỷ lệ người ứng cử là người ngoài Đảng cao như Bắc Ninh, Phú Thọ, Điện Biên, Hòa Bình.

Người ứng cử là người dân tộc thiểu số có 165 người, tỷ lệ 24,81%, giảm 57 người so với danh sách sơ bộ được lập tại Hội nghị hiệp thương lần thứ hai (là 222 người). Các địa phương có tỷ lệ người dân tộc thiểu số ứng cử cao như các tỉnh Lạng Sơn (100%), Lai Châu (100%), Cao Bằng (87,5%), Điện Biên (87,5%), Hà Giang (87,5%), Kon Tum (87,5%), Yên Bái (87,5%).

Người ứng cử là người trẻ tuổi (từ 40 tuổi trở xuống) có 213 người, tỷ lệ 32,03%, giảm 87 người so với danh sách sơ bộ được lập tại Hội nghị hiệp thương lần thứ hai (là 300 người). Cơ cấu này ở khóa XIV là 266 người, tỷ lệ 39%; khóa XIII là 180 người, tỷ lệ 27,69%.

Đối với những người tái ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV có 105 người, tỷ lệ 15,78%. Cơ cấu này ở khóa XIV là 67 người, tỷ lệ 9,82%; khoá XIII là 83 người, tỷ lệ 12,77%. Một số địa phương có tỷ lệ người tái ứng cử khá cao như thành phố Hồ Chí Minh (39,47%), Tuyên Quang (30%), Đồng Tháp (30%), Bình Phước (37,5%), Hà Nội (27,78%).

Qua 3 vòng hiệp thương, số lượng người tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV là 9 người, tỷ lệ 1,35%; giảm 67 người so với danh sách sơ bộ được lập tại Hội nghị hiệp thương lần thứ hai (là 76 người). 9 người ứng cử tập trung ở 6 tỉnh, thành phố là: Bắc Cạn, Cần Thơ, Nam Định, Sóc Trăng, mỗi địa phương 1 người; thành phố Hà Nội 3 người, và thành phố Hồ Chí Minh 2 người.

B.D

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

(LĐTĐ) Giá vé lượt tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) từ 7.000đ - 20.000đ, nếu hành khách thanh toán không dùng tiền mặt, giá chỉ còn từ 6.000 - 19.000 đồng. Ngoài ra, hành khách có thể mua vé đi tháng với giái thấp hơn. Riêng học sinh, sinh viên được giảm 50%.
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

(LĐTĐ) Khoảng 150 tiểu quách, bên trong có hài cốt, được phát hiện tại ngõ 167 Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Theo lãnh đạo địa phương, việc phát hiện hài cốt vô danh ở khu vực này đã được dự đoán từ trước. Hiện toàn bộ số tiểu vô danh đang được làm các thủ tục cần thiết để di chuyển về nghĩa trang Yên Kỳ của Thành phố.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

(LĐTĐ) Chỉ với vài thao tác đặt câu hỏi, AI (trí tuệ nhân tạo) hoàn toàn có thể cung cấp và lý giải kiến thức mới, mở ra cơ hội học tập nhanh hơn. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng này khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu AI có thể thay thế vai trò người thầy, người cô trên lớp, đặc biệt trong việc học ngoại ngữ?
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 21/11, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tổ chức lễ ký kết biên bản phối hợp triển khai một số nhiệm vụ của Đề án 06 với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.

Tin khác

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

(LĐTĐ) Chiều nay (21/11), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới dự và phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc năm 2024, diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC Hòa Lạc, Hà Nội).
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

(LĐTĐ) Từ năm 2019 đến tháng 10/2024, tỉnh Hưng Yên thu hút được 222 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2.394 triệu USD. Trong đó, đến hết tháng 10/2024, tổng số dự án còn liệu lực trên địa bàn tỉnh là 2.320 dự án (gồm 1.728 dự án trong nước, 592 dự án nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 345.323 tỷ đồng và 7,73 tỷ USD).
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

(LĐTĐ) “Người ta tính rằng một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà. Một câu hỏi cử tri đặt ra cho chúng tôi là tại sao không có một cơ chế thí điểm để tháo gỡ cho vướng mắc nhất hiện này đó là nhà ở xã hội?”, đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Phạm Minh Chính có chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica từ ngày 19 - 21/11. Sáng ngày 20/11 (giờ địa phương), tại Cung Quốc gia ở Thủ đô Santo Domingo, sau nghi lễ đón trang trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm.
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình

Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Đất nước đã đi được chặng đường gần 40 năm đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Những thành tựu đạt được trên bình diện kinh tế - đối ngoại… là chưa từng có. Song để hiện thực hóa mục tiêu đất nước hùng cường vào thời điểm kỷ niệm 100 năm thành lập nước, cần phải có những bước đột phá chiến lược.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án. Để bảo đảm triển khai thành công dự án mang tầm chiến lược quốc gia, Chính phủ đã đề xuất đầu tư dự án theo hình thức đầu tư công.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia

Chiều 20/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đang thăm chính thức Việt Nam.
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

(LĐTĐ) Chiều 20/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND).
Xem thêm
Phiên bản di động