Phẫu thuật thành công cho người đàn ông bị lưỡi bừa đâm xuyên cẳng chân
Theo tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, sau khi bị lưỡi bừa cắt và găm sâu vào cẳng chân trái, anh H được gia đình đưa vào cấp cứu tại trong tình trạng sốc do đau và mất máu.
Bác sĩ thăm, khám cho bệnh nhân sau phẫu thuật. |
Theo lời kể của anh H, buổi sáng khi đang làm ruộng, trong lúc điều khiển máy bừa, anh bị lệch tay lái, khiến lưỡi bừa cắt vào chân. Ngay sau tai nạn, người dân đã hỗ trợ gỡ lưỡi bừa ra khỏi máy và đưa bệnh nhân đến bệnh viện. Tuy nhiên, trong thời gian di chuyển, bệnh nhân mất nhiều máu vì máu tiếp tục phun ra mạnh từ vết thương.
Khi vào viện, anh H vẫn còn mắc kẹt với một phần máy và lưỡi bừa đang găm thẳng vào cẳng chân. Ngay lập tức, các bác sĩ đã quyết định chuyển bệnh nhân thẳng vào phòng mổ cấp cứu.
Bác sĩ Hoàng Mạnh Hà, Trưởng khoa Ngoại Chấn thương Chỉnh hình và Thần kinh Cột sống (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương) - người trực tiếp thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhân H cho biết: “Không giống như các ca phẫu thuật thường quy, chúng tôi không có đủ thời gian để thực hiện các xét nghiệm toàn diện, mà chỉ tiến hành nhanh các xét nghiệm nhóm máu và công thức máu nhằm chuẩn bị truyền máu khẩn cấp. Bệnh nhân bị hai lưỡi cắt của máy bừa đâm xuyên từ mặt trên ngoài cẳng chân đến mặt dưới trong, cắt xuyên qua khối cơ và màng gian cốt của cẳng chân”.
Ca phẫu thuật kéo dài khoảng 1 tiếng. Ê kíp phẫu thuật đã tiến hành gây mê để tháo lưỡi bừa ra thật cẩn trọng giúp không gây thêm tổn thương cho bệnh nhân. Bệnh nhân bị tổn thương một nhánh nhỏ của động mạch chày sau, đứt, dập nát một phần cơ bụng chân trong và ngoài, không bị gãy xương, không tổn thương mạch máu lớn hay dây thần kinh quan trọng.
Các bác sĩ đã xử lý tổn thương bằng cách cầm máu, cắt lọc toàn bộ phần cơ bị dập nát và làm sạch vết thương. Bệnh nhân đã được truyền 2 đơn vị máu để bù lại lượng máu đã mất trong quá trình cấp cứu.
Nhờ cấp cứu và can thiệp kịp thời, bệnh nhân đã qua khỏi nguy kịch và đang trong quá trình hồi phục tốt. Sau 5 ngày điều trị, hiện tình trạng của bệnh nhân đã ổn định và bắt đầu tập đi lại.
Từ trường hợp bệnh nhân H, bác sĩ Hoàng Mạnh Hà khuyến cáo, trong những tai nạn tương tự, tuyệt đối không nên cố gỡ máy ra khỏi cơ thể bệnh nhân. Việc làm này có thể gây ra sốc do đau và mất máu, có thể làm bệnh nhân ngừng tim đột ngột và nguy hiểm đến tính mạng.
Ngoài ra, việc gỡ máy sai cách có thể gây thêm tổn thương phần mềm, đặc biệt là có thể tổn thương thêm mạch máu và dây thần kinh lớn. Tốt nhất là giữ nguyên hiện trạng và đưa cả bệnh nhân lẫn thiết bị đến bệnh viện để được xử trí đúng cách.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hôm nay (25/12): Giá dầu thế giới tăng mạnh
Techcombank nâng tầm phong cách sống qua những trải nghiệm xứng tầm dành cho hội viên Private
Mỹ Đức: Nhiều tập thể, cá nhân được khen thưởng trong hoạt động công đoàn năm 2024
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/12: Sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh
Tin khác
Hà Nội: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong khám chữa bệnh
Y tế 24/12/2024 16:35
Bộ Y tế tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả
Y tế 24/12/2024 16:01
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Y tế 24/12/2024 08:35
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06