Phát triển quận Tây Hồ thành trung tâm dịch vụ du lịch, văn hóa của Thủ đô

(LĐTĐ) Năm 2022, bám sát chủ đề “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Tây Hồ quyết tâm đoàn kết một lòng, bắt tay ngay vào thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ của năm mới, thu nhiều thắng lợi mới, tạo đà phát triển trong thời kỳ mới, đưa quận Tây Hồ trở thành trung tâm dịch vụ du lịch, văn hóa của Thủ đô.
Hà Nội đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng thần tốc mùa Xuân 2022 Bắt đầu từ xây dựng văn hóa giao thông an toàn Lan tỏa các giá trị văn hóa Việt Nam tới cộng đồng quốc tế

Năm 2021, quận Tây Hồ có 20/21 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt mức kế hoạch đề ra. Ước tính tốc độ tăng trưởng đạt 13%, tương đương 95,5% kế hoạch năm, (theo kế hoạch 13,61%), tăng 0,34% so với năm 2020. Ước tổng thu ngân sách quận năm 2021 đạt 3.949 tỷ đồng, bằng 143% kế hoạch năm.

Phát triển quận Tây Hồ thành trung tâm dịch vụ du lịch, văn hóa của Thủ đô
Trong giai đoạn 2022 - 2025, quận Tây Hồ tiếp tục định hướng đầu tư 7 đề án, trong đó có đề án “Phát triển làng nghề quất cảnh Tứ Liên gắn với dịch vụ du lịch”

Đặc biệt, dưới nỗ lực của cả hệ thống chính trị, chỉ tiêu thu ngoài quốc doanh ước đạt 1.099 tỷ đồng, bằng 102% kế hoạch, tăng 17,7% so với năm 2020, đạt kết quả cao nhất từ trước đến nay. Ước tổng chi ngân sách trên địa bàn năm 2021 đạt 1.187 tỷ đồng, bằng 99% so với kế hoạch năm...

Phát huy những kết quả đã đạt được, bước sang năm 2022, quận Tây Hồ tiếp tục thực hiện chủ đề công tác “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”. Quận đề ra mục tiêu: Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; tập trung phục hồi và phát triển kinh tế với các giải pháp tổng thể; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, nhất là người có công, người nghèo, người yếu thế; bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội; đẩy mạnh cải cách hành chính; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu…

Trên cơ sở các mục tiêu tổng quát, quận đã đề ra 5 nhóm chỉ tiêu bao gồm 32 chỉ tiêu chủ yếu: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành kinh tế do quận quản lý đạt 13,56%; giá trị thương mại, dịch vụ, du lịch chiếm 66,95%; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận đạt 2.556 tỷ đồng; tỉ lệ gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu gia đình văn hóa - sức khỏe đạt từ 93,5% trở lên; tỉ lệ tổ dân phố được công nhận và giữ vững danh hiệu tổ dân phố văn hóa - sức khỏe đạt từ 86,5% trở lên…

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc xây dựng và triển khai một số đề án còn gặp khó khăn. Với quyết tâm thực hiện hiệu quả 6 chương trình toàn khóa, Ủy ban nhân dân quận đã chỉ đạo thực hiện rà soát toàn bộ 9 đề án nhánh, tiếp tục định hướng đầu tư 7 đề án giai đoạn 2022-2025: đề án “Phát triển trồng hoa Sen trên một số hồ nhỏ khu vực xung quanh Hồ Tây”; đề án “Trung tâm giới thiệu và thưởng thức Trà Sen Tây Hồ, phường Quảng An”; đề án “Điểm thông tin giới thiệu, quảng bá dịch vụ du lịch văn hóa quận Tây Hồ”; đề án “Phát triển làng nghề hoa đào Nhật Tân gắn với dịch vụ du lịch”; đề án “Phát triển làng nghề quất cảnh Tứ Liên gắn với dịch vụ du lịch”; đề án “Điểm giới thiệu, quảng bá sản phẩm làng nghề truyền thống - xôi Phú Thượng”; đề án “Xây dựng điểm giới thiệu quảng bá và bán sản phẩm OCOP”.

Bí thư quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng khẳng định: Năm 2022 mở ra cho quận nhiều thời cơ, thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức tuy nhiên Đảng bộ và chính quyền cùng toàn thể nhân dân quận sẽ tiếp tục phấn đấu cùng nhau phát triển kinh tế hướng tới mục tiêu phát triển bền vững; tăng cường quản lý quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị sạch đẹp, văn minh gắn với bảo vệ môi trường; chăm lo xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Đồng thời tiếp tục phát triển sự nghiệp văn hóa, y tế, giáo dục và bảo đảm an sinh xã hội; củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của Thành phố và của quận trong năm 2022, đặc biệt là SEA Games 31 phù hợp với tình hình thực tế.

Trước mắt, quận tập trung cao độ thực hiện “nhiệm vụ kép”, củng cố trạng thái bình thường mới, coi việc bảo đảm an toàn với dịch bệnh là cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền ý thức, tinh thần trách nhiệm của người dân thực hiện phòng, chống dịch.

N. Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được trình Quốc hội xem xét lần đầu tại Kỳ họp thứ 6. Qua hai phiên thảo luận tại tổ và tại hội trường, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, có 117 ý kiến tham gia góp ý vào dự án Luật. Trong đó, các ý kiến của đại biểu Quốc hội đều thống nhất cao với sự cần thiết ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi).
Những lưu ý khi sử dụng lao động chưa thành niên

Những lưu ý khi sử dụng lao động chưa thành niên

(LĐTĐ) Lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển về thể lực, trí lực và nhân cách. Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm, chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.
Định vị thương hiệu văn hóa, ẩm thực, du lịch của Thủ đô

Định vị thương hiệu văn hóa, ẩm thực, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 29/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức họp báo thông tin Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2023 với chủ đề “Giao lưu văn hóa ẩm thực Hà Nội với bạn bè quốc tế”.
Hà Nội: Cháy nhà 5 tầng trong đêm, cảnh sát cứu thoát 2 người mắc kẹt

Hà Nội: Cháy nhà 5 tầng trong đêm, cảnh sát cứu thoát 2 người mắc kẹt

(LĐTĐ) Sáng 30/11, thông tin từ Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) - Công an thành phố Hà Nội cho biết, một đám cháy xảy ra tại nhà 5 tầng. Thời điểm cháy có 2 người mắc kẹt được cảnh sát cứu thoát.
Đồng Nai: Hơn 700 doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm cho người lao động

Đồng Nai: Hơn 700 doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm cho người lao động

(LĐTĐ) Trong số các danh nghiệp (DN) chậm đóng các loại bảo hiểm cho người lao động (NLĐ), có nhiều DN chậm đóng từ 51 tháng đến 108 tháng.
Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 17/1/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Kế hoạch số 179/KH-TLĐ ngày 3/3/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam về tổ chức Đại hội Công đoàn các cấp, tiến tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028, đến nay, các nội dung công việc chuẩn bị tổ chức Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã cơ bản hoàn thành.
Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ mang thai; lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng.

Tin khác

“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Hà Nội đang chịu áp lực lớn giải bài toán xây dựng thành phố thông minh để phát triển kinh tế - xã hội xứng tầm Thủ đô. Trong khi Thành phố phải đối mặt với những thách thức không nhỏ như: Dân số đông, gia tăng cơ học một cách nhanh chóng, những vấn đề bất cập do hạ tầng giao thông chưa kịp phát triển để đáp ứng tốc độ đô thị hóa; ô nhiễm môi trường và các vấn đề liên quan đến cấp, thoát nước, xử lý ngập nước…
Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Thực tế cho thấy, dù được quan tâm, phát triển đồng bộ, từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hoá, tuy nhiên hiện hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần được tháo gỡ.
Dữ liệu số là tài nguyên để xây dựng thành phố thông minh

Dữ liệu số là tài nguyên để xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023, sáng 29/11 đã diễn ra tọa đàm với chủ đề Khai thác dữ liệu - xây dựng thành phố thông minh phát triển bền vững. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Hà Minh Hải tham dự tọa đàm.
Hà Nội hướng tới xây dựng thành phố phát triển với mọi tiện ích thông minh

Hà Nội hướng tới xây dựng thành phố phát triển với mọi tiện ích thông minh

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, mô hình thành phố thông minh bền vững mà thành phố Hà Nội hướng tới sẽ mang lại môi trường sống thực sự chất lượng, tiện ích, an toàn, thân thiện cho mọi người dân; xây dựng chính quyền phục vụ vì sự phát triển của tổ chức, doanh nghiệp…
Ông Nguyễn Hữu Tuyên được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm

Ông Nguyễn Hữu Tuyên được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Kỳ họp lần thứ 13 Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Bắc Từ Liêm đã thực hiện quy trình bầu chức danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) và Chủ tịch HĐND quận. Theo đó, 100% đại biểu bầu ông Nguyễn Hữu Tuyên, Phó Bí thư Quận ủy giữ chức vụ Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm, nhiệm kỳ 2021-2026.
Đông Anh: Tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Đông Anh: Tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

(LĐTĐ) Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Đông Anh vừa phối hợp với Bưu điện huyện Đông Anh tổ chức Lễ ra quân tuyên truyền, vận động người dân trên địa bàn huyện tham gia BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình.
Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính tại Thủ đô: Nhiều cách làm sáng tạo

Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính tại Thủ đô: Nhiều cách làm sáng tạo

(LĐTĐ) Xác định công tác kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông là nhiệm vụ trọng tâm trong cải cách hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp, nên thời gian qua, thành phố Hà Nội đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để triển khai hiệu quả công tác này.
Phát triển xe đạp để góp phần “xanh hóa” Thủ đô

Phát triển xe đạp để góp phần “xanh hóa” Thủ đô

(LĐTĐ) Để xe đạp công cộng có thể “phủ” rộng và phát triển ở Thủ đô vẫn cần sự hỗ trợ mạnh mẽ từ cơ quan quản lý Nhà nước, trong đó đặc biệt là hoạt động hỗ trợ chính sách.
Kỳ 1: Những điểm sáng trong xây dựng thiết chế văn hoá cơ sở

Kỳ 1: Những điểm sáng trong xây dựng thiết chế văn hoá cơ sở

LTS: Xác định văn hóa là động lực phát triển; phát triển phai đi liền với thụ hưởng văn hóa, nên những năm qua, công tác đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở luôn được Thành ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội quan tâm. Đặc biệt, Thường trực HĐND các cấp Thành phố đã tổ chức các phiên giải trình về việc đầu tư, khai thác, quản lý và sử dụng các thiết chế văn hoá trên địa bàn, đưa ra các giải pháp thiết thực. Nhờ đó, hệ thống các thiết chế văn hoá đã có sự phát triển toàn diện, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, thu hẹp khoảng cách về mức độ hưởng thụ văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí của người dân.
Phát huy thế mạnh của địa phương để xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Phát huy thế mạnh của địa phương để xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

(LĐTĐ) Nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, các huyện, thị xã, xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang tập trung mọi nguồn lực, phát huy tối đa thế mạnh của địa phương để phấn đấu đạt nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Xem thêm
Phiên bản di động