Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: Cần thay đổi cách thức đào tạo

(LĐTĐ) Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội để tăng năng suất lao động, nhưng sẽ rất khó thành công nếu không có những chính sách đồng bộ để cải thiện chất lượng giáo dục dạy nghề, nâng cao chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu. Việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đang gặp nhiều khó khăn do cơ sở vật chất và đội ngũ giảng dạy thiếu và yếu. Đặc biệt, sự phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp trong công tác đào tạo còn chưa mạnh mẽ.
can thay doi cach thuc dao tao Cách mạng 4.0: Lao động nữ dễ mất việc
can thay doi cach thuc dao tao Hà Nội: Năm 2020 đào tạo nghề cho trên 13 ngàn lao động nông thôn
can thay doi cach thuc dao tao Góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn

Công tác đào tạo cần đi trước

Nói về nguồn nhân lực chất lượng cao, ông Bùi Sỹ Lợi Phó – Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, cho rằng, nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn nhân lực có trí tuệ, nhân cách, tay nghề, năng lực vượt trội và có thực tế để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Có như vậy mới đáp ứng yêu cầu, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

can thay doi cach thuc dao tao
Ảnh minh họa

Đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực hiện nay, ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng, Việt Nam từng trải qua giai đoạn mở cửa, trải thảm đỏ thu hút đầu tư nước ngoài, chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang khu vực công nghiệp, dịch vụ. Trong giai đoạn này, phần lớn lao động không thể đào tạo bài bản, đưa vào sử dụng ngay để giải quyết vấn đề việc làm. Đó từng là hướng đi tốt. Tuy nhiên, đến nay, trong quá trình hội nhập cùng với việc tham gia các hiệp định thương mại tự do, đòi hỏi lao động Việt Nam cần có chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Để làm được điều này, cần phải đánh giá, nhìn nhận phù hợp với nhu cầu thị trường lao động từng thời kỳ. Hiện nay, giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là cần thay đổi cách thức đào tạo, sắp xếp lại hệ thống các trường nghề, thu gọn đầu mối, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, trang bị trang thiết bị học tập đầy đủ cho học sinh, sinh viên. Trong đó, đẩy mạnh đào tạo song song cả ở nhà trường và doanh nghiệp để sinh viên ra trường có thể làm được việc ngay. Các trường nghề cần đi trước, đón đầu xu hướng của xã hội.

Theo quan điểm của Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Trương Anh Dũng, không phải nhân lực trình độ cao thì chất lượng sẽ cao. Trên thực tế, có những lao động, học sinh, sinh viên được đào tạo một cách bài bản trong hệ thống trung cấp, cao đẳng có kiến thức kỹ năng và năng lực tốt cũng có thể coi đây là một nguồn nhân lực chất lượng cao. “Không riêng những người có trình độ đại học, thạc sỹ, tiến sỹ mới là nhân lực có chất lượng cao. Nếu được đào tạo bài bản, có kiến thức, kỹ năng làm việc tốt cũng được coi là nhân lực có chất lượng cao”, ông Dũng cho hay.

Cũng theo ông Dũng, Việt Nam hiện có trên 55 triệu người trong độ tuổi lao động, đa số là lao động trẻ. Đây là cơ hội Việt Nam cần tận dụng để bứt phá trong phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên, có một thực tế rằng, trình độ lao động Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, chỉ 23% trong số này đã qua đào tạo, có bằng cấp, chứng chỉ. Con số này so với tương quan của các quốc gia trong khu vực vẫn còn khá thấp, khó tạo ra năng suất lao động tiệm cận với các nước phát triển. Đây là hạn chế, khoảng cách lớn nhất so với các quốc gia khác.

Tuy nhiên, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cũng cho rằng, Việt Nam hiện đang có những tín hiệu khả quan trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Chỉ số đào tạo nghề năm 2019 của Việt Nam đã tăng 13 bậc trên bảng xếp hạng trong Báo cáo cạnh tranh năng lực toàn cầu và là một trong các quốc gia có chỉ số tăng chất lượng đào tạo nghề rất tốt, từ đó góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của quốc gia. “Chính phủ đang tiếp tục rà soát các hệ thống cơ chế chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Nhưng muốn đào tạo nhân lực có chất lượng thì cần có nguồn lực rất lớn. Hiện nay, chi phí đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, phát triển chương trình đều rất lớn. Ví dụ như Việt Nam, các trường nghề cấp tỉnh được đầu tư 40 tỷ đồng, cấp thành phố 400 tỷ đồng. Với các nước trên thế giới, để mở một trường nghề phải mất tới 400 triệu USD. Song trong bối cảnh ngân sách còn nhiều khó khăn, việc gắn kết giữa doanh nghiệp với nhà trường là giải pháp cần tập trung”, ông Dũng nhấn mạnh.

Nhà trường với doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ

Theo các chuyên gia, nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò quyết định đến khả năng huy động, sử dụng có hiệu quả các loại nguồn lực khác, nhất là trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức. Nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố mang tính quyết định để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Tại Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 15/1/2019 về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế đặt ra mục tiêu đến năm 2025 tỉ trọng lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản dưới 33% tổng số lao động của cả nước.

Theo ông Bùi Sỹ Lợi, hiện, nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, lao động có trình độ, có tay nghề trở nên cấp thiết đối với mọi doanh nghiệp. Để giải bài toán này, các doanh nghiệp nên chủ động liên kết với các trường cao đẳng, trung cấp để đào tạo, tuyển dụng lao động theo đúng yêu cầu phát triển kinh doanh. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần chú trọng đào tạo và chiêu mộ nguồn nhân lực với sự đảm bảo đôi bên cùng có lợi. Đặc biệt là việc chăm sóc, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có việc làm và thu nhập ổn định, có cơ hội phát triển nghề nghiệp để có lực lượng lao động có tay nghề cao và kỷ luật làm việc tốt. Qua đó, doanh nghiệp sẽ chủ động được nguồn nhân lực theo yêu cầu của riêng mình.

Vấn đề bất cập hiện nay là việc tiếp nhận những lao động trẻ vào làm việc, phần lớn các doanh nghiệp đều phải đào tạo lại, kể cả những người đã học đúng chuyên ngành cần tuyển dụng. Do phần lớn chất lượng đào tạo nghề của các trường nghề chưa cao, không theo kịp với sự phát triển của khoa học công nghệ. Song song với việc đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, các doanh nghiệp cần chú trọng đến việc phối hợp với các trường đại học để mở các lớp đào tạo nâng cao kỹ năng cho người lao động để phù hợp và làm chủ công nghệ, nâng cao năng suất lao động và thu nhập... Cùng với đó, các trường nghề nên rút ngắn thời gian học lý thuyết và phải tăng thời gian thực hành để khi vào làm việc doanh nghiệp không phải mất công đào tạo lại.

“Khi người lao động có tay nghề tốt, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, sẽ có mức lương ổn định ngay từ đầu chứ không phải mất thêm thời gian 3 đến 6 tháng để thử việc và phải hưởng mức lương 70%. Đồng thời, doanh nghiệp cũng không phải mất thời gian để kèm cặp và đào tạo lại lao động, điều này sẽ làm giảm chi phí cho doanh nghiệp và người lao động”, ông Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh.

H.Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức lễ ra mắt Tủ sách Công đoàn tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nội.
Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.

Tin khác

Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã gửi hồ sơ dự án Luật Việc làm (sửa đổi) sang Bộ Tư pháp thẩm định, để tiếp tục hoàn thiện trước khi trình Chính phủ. Đáng chú ý, ở lần sửa đổi này, cơ quan soạn thảo đề xuất bổ sung thêm nhiều đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

(LĐTĐ) Nhu cầu sử dụng lao động tăng, do tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục tăng trưởng, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phục hồi và có nhiều dấu hiệu khởi sắc, nhiều doanh nghiệp mở rộng nhà xưởng để sản xuất.
Kết nối hơn 26.000 cơ hội việc làm cho lao động 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

Kết nối hơn 26.000 cơ hội việc làm cho lao động 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

(LĐTĐ) Ngày 11/7, phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố phía Bắc gồm: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn và Ninh Bình đã diễn ra thành công, thu hút hàng nghìn người lao động và hơn 100 doanh nghiệp tham gia. Sự kiện này đã phần nào hiện thực hóa các kế hoạch hỗ trợ, phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như các tỉnh khác trong khu vực.
Thêm cơ hội lập nghiệp cho học viên nghề hệ 9+

Thêm cơ hội lập nghiệp cho học viên nghề hệ 9+

(LĐTĐ) Là một mô hình đào tạo song song giữa học nghề và học văn hóa phổ thông dành cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS), chương trình học nghề hệ 9+ (Chương trình 9+) hiện đang được triển khai tại nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn thành phố Hà Nội thật sự là cơ hội quý cho các em học sinh vừa có thể tiếp tục học tập theo chương trình phổ thông, vừa được đào tạo kỹ năng nghề để có thể lập nghiệp từ sớm.
Nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường lao động

Nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường lao động

(LĐTĐ) Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội ổn định đã tạo thời cơ tốt cho các doanh nghiệp trên địa bàn nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh, tích cực tuyển dụng lao động đem lại những tín hiệu khả quan cho thị trường lao động Hà Nội.
Chi trả ngay lương, phụ cấp mới từ ngày 1/7

Chi trả ngay lương, phụ cấp mới từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Tại buổi họp Chính phủ thường kỳ chiều 6/7, báo chí quan tâm tới việc tăng lương cơ sở và đặt câu hỏi đến Bộ Nội vụ là trong kỳ nhận lương tháng 7 này, mức lương mới của cán bộ, công chức, viên chức đã được lĩnh ngay hay chưa?
Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, trong bối cảnh nền kinh tế thành phố Hà Nội xuất hiện nhiều điểm sáng, thị trường lao động của thành phố Hà Nội cũng tiếp tục đà phục hồi, phát triển. Điều này thể hiện ở việc trong 6 tháng đầu năm, tỉ lệ giải quyết việc làm trên địa bàn Thành phố tăng, số lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp của Thành phố giảm.
Gian nan tìm nguồn lao động

Gian nan tìm nguồn lao động

(LĐTĐ) Nền kinh tế đang dần phục hồi, nhiều doanh nghiệp (DN) tại các tỉnh Đông Nam Bộ đã có đơn hàng và kế hoạch mở rộng sản xuất. Tuy nhiên câu chuyện về lao động (LĐ) vẫn đang là một bài toán nan giải.
Quy định tính gộp ngày phép năm đối với người lao động

Quy định tính gộp ngày phép năm đối với người lao động

(LĐTĐ) Theo luật hiện hành, doanh nghiệp có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm, sau khi tham khảo ý kiến của người lao động, song cơ quan có thẩm quyền khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm có lợi hơn cho người lao động so với quy định chung...
Thu nhập của người lao động sụt giảm vì sao?

Thu nhập của người lao động sụt giảm vì sao?

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân của người lao động quý II vừa qua là 7,5 triệu đồng/tháng, giảm 137.000 đồng so với quý trước. Nguyên nhân do quý II không còn các khoản thu nhập bổ sung từ tiền làm thêm cuối năm và thưởng Tết Nguyên đán.
Xem thêm
Phiên bản di động