Phát triển kinh tế nông nghiệp và bảo vệ môi trường bền vững

(LĐTĐ) Tại lớp tập huấn "Hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học, định hướng hữu cơ năm 2022", hơn 120 hội viên Hội Nông dân huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã được nghe PGS.TS Phạm Thị Vượng, Chủ tịch hội Khoa học Kỹ thuật Bảo vệ thực vật Việt Nam chia sẻ về phương pháp, kỹ thuật chăn nuôi lợn an toàn sinh học, theo hướng hữu cơ; cùng vai trò của công nghệ vi sinh.
Chùm ảnh: Công tác chuẩn bị Lễ Khai mạc Đại hội thể thao huyện Quốc Oai lần thứ IX Điểm sáng trong phong trào thể dục thể thao

Chiều 23/9, tại Hội trường Ủy ban nhân dân thị trấn Quốc Oai, Hội Nông dân huyện tổ chức lớp tập huấn hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học, định hướng hữu cơ năm 2022, cho các hội viên trên địa bàn huyện.

Phát triển kinh tế nông nghiệp và bảo vệ môi trường bền vững
Quang cảnh lớp tập huấn

Nội dung được truyền tải tại lớp tập huấn là một trong những vấn đề được người nông dân trong huyện quan tâm, đó là kiến thức khoa học kỹ thuật về công tác chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng an toàn sinh học. Bởi, đa số người nông dân ở đây đều cho rằng, việc chăn nuôi đi đôi với bảo vệ môi trường là việc làm thiết thực để phát triển kinh tế an toàn, bền vững.

Bên lề lớp tập huấn, trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Thảo (cư trú tại thôn Nhân Nội, xã Đồng Quang) chia sẻ, trước kia nhà bà chăn nuôi trong một khu đất rất hạn chế, phải phân chia gia súc, gia cầm theo tầng; ngăn dưới chăn bò, lợn, ngăn trên chăn nuôi ngan, gà. Thế nhưng, việc chăn nuôi hỗn hợp gây ra ô nhiễm môi trường là tình trạng dễ thấy. Do đó, để bảo vệ môi trường, bà Thảo đã giảm số lượng vật nuôi.

Phát triển kinh tế nông nghiệp và bảo vệ môi trường bền vững
Bà Nguyễn Thị Thảo, cư trú tại thôn Nhân Nội, xã Đồng Quang.

“Tuy nhiên, nhờ có lớp tập huấn, người nông dân chúng tôi biết được nhiều kiến thức bổ ích để hỗ trợ trang trại chăn nuôi theo hình thức an toàn sinh học, có được năng suất cao, vẫn bảo vệ môi trường; biết cách xử lý ô nhiễm và có thêm cả nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi”, bà Thảo cho hay.

Tương tự, ông Nguyễn Anh Tiến (nông dân Tổ dân phố Đình Tổ, thị trấn Quốc Oai) cho biết, địa bàn thị trấn hầu hết đều có các mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ nhưng về vấn đề phát triển sản phẩm sinh học lại chưa được phát triển mạnh.

Ông Tiến cho rằng: “Nông dân cần được trang bị phương pháp, kỹ thuật chăn nuôi lợn an toàn sinh học, theo hướng hữu cơ. Để giúp mô hình chăn nuôi thích ứng với môi trường hiện tại; cải thiện môi trường theo hướng xanh, sạch, đẹp; từ đó tạo sản phẩm ngon, an toàn cho người bà con”.

Từ góc nhìn của chuyên gia, PGS. TS Phạm Thị Vượng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học Quế Lâm, Phó Chủ tịch Hội Nông Nghiệp Tuần hoàn Việt Nam, Chủ tịch hội Khoa học Kỹ thuật Bảo vệ thực vật Việt Nam chia sẻ: “Đa số người nông dân đã nhận ra những mặt trái của nông nghiệp lạm dụng hóa chất để dần chuyển đổi sang nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp tuần hoàn; vừa hiệu quả, vừa an toàn cho môi trường.

Nhờ đó, những chương trình về Chiến lược phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp sinh thái từ trước tới nay được rất nhiều nông dân quan tâm. Đây là một cơ hội để thành phố Hà Nội đưa khoa học kỹ thuật về cho bà con nông dân thực hành và áp dụng vào việc sản xuất nông sản sạch, bền vững.

Là đơn vị tổ chức lớp tập huấn, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Quốc Oai Nguyễn Thị Kim Thúy trao đổi với phóng viên, Hội viên nông dân toàn huyện rất khao khát được trang bị kiến thức về an toàn sinh học, sử dụng các chế phẩm vi sinh đưa vào trong chăn nuôi.

Phát triển kinh tế nông nghiệp và bảo vệ môi trường bền vững
Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Quốc Oai Nguyễn Thị Kim Thúy phát biểu tại lớp tập huấn.

“Với mong muốn sản xuất ra các sản phẩm nông sản an toàn sinh học trên địa bàn huyện, để không đưa hóa chất vào chăn nuôi và trồng trọt; Hội Nông dân huyện bắt tay vào việc tổ chức nhiều lớp tập huấn về an toàn sinh học trong chăn nuôi, hỗ trợ cho hội viên có được những kiến thức, giúp thay đổi suy nghĩ và thay đổi hành động của mỗi người nông dân”, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Quốc Oai nói.

Quang Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Điểm danh” 10 cán bộ Công đoàn được trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV năm 2024

“Điểm danh” 10 cán bộ Công đoàn được trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/7/2024, đúng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam sẽ tổ chức tôn vinh và trao Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV, năm 2024 cho 10 cán bộ Công đoàn tiêu biểu.
Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...

Tin khác

Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thời gian qua, nhiều làng nghề của Thủ đô đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh việc đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất, quảng bá thương hiệu. Nhờ đó, không chỉ vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề được khắc phục, mà các sản phẩm làng nghề còn tận dụng cơ hội và xu thế công nghệ số để vươn ra thị trường thế giới.
Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

(LĐTĐ) Hợp tác xã (HTX) Nông sản và dịch vụ thương mại Đông Xuân (huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội) là một mô hình kinh tế hoạt động hiệu quả. Qua đó đã tạo thành mô hình tổ liên kết sản phẩm nông sản an toàn ở địa phương; giới thiệu các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Đông Xuân; sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản an toàn do địa phương sản xuất ra thị trường.
Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

(LĐTĐ) Trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, sự cạnh tranh của các mặt hàng nông sản, vấn đề truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm... ngày càng trở nên quan trọng. Trong đó, việc cấp mã số vùng trồng mang lại rất nhiều lợi ích cho bà con nông dân, đặc biệt là đối với bà con nông dân ở Thủ đô. Qua đó, xây dựng các vùng sản xuất chất lượng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, công tác kiểm tra chất lượng để cấp mã xuất khẩu cần nhanh chóng, linh hoạt…
Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhằm đảm bảo nguồn cung thịt gia súc, gia cầm an toàn cho người dân Thủ đô, việc giám sát chặt chẽ hoạt động giết mổ theo đúng quy định, các cấp, các ngành của thành phố Hà Nội đã vào cuộc quyết liệt và sát sao. Tuy nhiên, do tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, mạnh mún còn khá phổ biến, khiến cho việc kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn Thành phố vẫn còn gặp không ít khó khăn.
Đan Phượng có một loại hoa “hái ra tiền”

Đan Phượng có một loại hoa “hái ra tiền”

(LĐTĐ) Để hoa đồng tiền giúp nông dân “hái ra tiền”, xã Đồng Tháp (huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) đang ấp ủ nhiều dự định, trong đó có việc gắn sản xuất với khai thác lợi thế, tiềm năng của địa phương để phát triển du lịch.
Xác định 3 nhóm vấn đề lớn cần giải quyết để làng nghề Thủ đô “cất cánh”

Xác định 3 nhóm vấn đề lớn cần giải quyết để làng nghề Thủ đô “cất cánh”

(LĐTĐ) Nhóm vấn đề quy hoạch, hạ tầng, du lịch và môi trường làng nghề; cơ chế chính sách hỗ trợ làng nghề và nhóm vấn đề liên quan đến khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, thương hiệu và liên kết vùng nguyên liệu, được xác định là 3 nhóm vấn đề lớn cần được giải quyết nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề Hà Nội phát triển trong thời gian tới.
Xây dựng làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hoá của Thủ đô

Xây dựng làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hoá của Thủ đô

(LĐTĐ) Xác định làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hóa, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách nhằm xây dựng và phát triển các làng nghề. Trong đó, Thành phố thí điểm xây dựng và phát triển 6 làng nghề gắn với du lịch, xây dựng 9 điểm giới thiệu quảng bá sản phẩm làng nghề… Trong đó, Thành phố sẽ tập trung phát triển các cụm công nghiệp, tạo điều kiện phát triển làng nghề bền vững.
Thanh Trì có một loại rượu thơm hương hoa cúc

Thanh Trì có một loại rượu thơm hương hoa cúc

(LĐTĐ) Tại vùng đất Tam Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội), nghề chưng cất rượu đã được truyền lại qua nhiều thế hệ. Mỗi giọt rượu chứa đựng tinh hoa từ bàn tay khéo léo và tâm huyết của người dân. Rượu Ngâu không chỉ nổi tiếng với sản phẩm rượu thơm ngon, đậm đà, mà còn gìn giữ được giá trị truyền thống của quê hương.
Mô hình vườn nho sạch ở huyện Nam Đàn

Mô hình vườn nho sạch ở huyện Nam Đàn

(LĐTĐ) Thích làm nông nghiệp và mong muốn đưa sản phẩm nông nghiệp sạch đến với khách hàng, anh Nguyễn Đình Năng (sinh năm 1981) ở xóm 1, xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đã mạnh dạn đầu tư trồng nho Hạ Đen và có những mùa quả ngọt đầu tiên.
Chuyển biến tích cực qua chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Chuyển biến tích cực qua chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Vừa qua, Đoàn thẩm định liên ngành Trung ương đã tổ chức khảo sát các tiêu chí, thẩm định hồ sơ đề nghị xét, công nhận huyện Thanh Trì đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.
Xem thêm
Phiên bản di động