Phát triển kinh tế gắn với xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
Tầm quan trọng của văn hóa
Con người chính là chủ thể xây dựng văn hóa. Việc xây dựng con người phải được ưu tiên hàng đầu trong suốt quá trình xây dựng đất nước chứ không phải chờ tới khi nền kinh tế và văn hóa phát triển cao rồi mới xây dựng. Đối với việc xây dựng con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Tư tưởng của Người là định hướng cho việc xây dựng con người Việt Nam trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng trước đây và sự nghiệp đổi mới hiện nay.
Ảnh minh họa. |
Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội, trong đó xây dựng văn hóa Hà Nội xứng tầm với vị thế là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước, nơi hội tụ, giao thoa, chắt lọc và lan tỏa các giá trị văn hóa của dân tộc.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo chỉ đạo của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Thành phố; kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Thăng Long - Hà Nội “Ngàn năm văn hiến, thủ đô anh hùng, thành phố vì hòa bình”, công tác xây dựng văn hóa Thủ đô tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc được triển khai hiệu quả. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được phát huy; nhiều chuẩn mực văn hóa, đạo đức mới được hình thành; nhiều phong trào thi đua được duy trì và đi vào nền nếp đời sống của nhân dân được cải thiện và tiếp tục được nâng cao.
Một số hạn chế trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
Quá trình mở rộng hội nhập quốc tế mang đến nhiều cơ hội giao lưu nhưng cũng cũng đặt ra những thách thức, tác động mạnh mẽ đến đời sống, sự phát triển văn hóa, con người của Thủ đô. Việc du nhập văn hóa nước ngoài, nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật của người dân thay đổi đã tác động đến việc phát triển văn hóa ở Thủ đô.
Quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa ở Hà Nội phong phú và phức tạp hơn nhiều địa phương khác trên cả nước. Kết quả xây dựng văn hoá người Hà Nội thanh lịch, văn minh chưa tương xứng với yêu cầu Thủ đô ngàn năm văn hiến, chưa tạo được chuyển biến rõ nét về văn hóa ứng xử của người dân, công tác xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh vẫn còn nhiều hạn chế như:
Thứ nhất, công tác xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh tiến triển còn chậm, kết quả chưa tương xứng với yêu cầu phát triển văn hóa Thủ đô. Một số giá trị con người Thủ đô đang bị mai một như việc “coi trọng trí tuệ và đạo đức hơn tiền bạc và danh lợi”, “sự lịch sự, tinh tế trong cách ứng xử, giao tiếp”. Nhiều thói xấu của người dân như lối sống xô bồ, hành vi ứng xử thiếu văn hóa trong gia đình, nhà trường, xã hội, khi tham gia giao thông, các biểu hiện coi thường luật pháp, xả rác thải bừa bãi nơi công cộng…có chiều hướng gia tăng, đang dần làm mất đi hình ảnh đẹp của con người Hà Nội và văn hóa Hà Nội.
Thứ hai, tấm gương nhân tố điển hình trong lao động sản xuất, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Thủ đô chưa được tôn vinh nhiều và tuyên truyền sâu rộng. Cách thức tôn vinh chưa hấp dẫn, phong phú khiến cho việc nêu gương chưa thu hút được sự quan tâm của mọi người.
Thứ ba, tình trạng ly hôn ở vợ chồng trẻ tăng, tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình trẻ khó kiểm soát, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập quốc tế và ứng dụng công nghệ thông tin. Công tác tuyên truyền về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẻ về nhận thức trong nhóm đối tượng đặc thù. Tỷ lệ đối tượng là dân nhập cư, công nhân chủ yếu lo kinh tế gia đình, ít quan tâm đến công tác xã hội, các phong trào của địa phương, do đó việc tiếp cận tuyên truyền cho đối tượng này chưa đạt kết quả cao. Bên cạnh đó, việc tiếp cận các đối tượng hộ gia đình sống trong các khu chung cư tập trung người nước ngoài, dân trí thức cũng gặp khó khăn. Bạo lực gia đình vẫn đang xảy ra với nhiều vụ việc nghiêm trọng.
Thứ tư, nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang trên thực tế còn gặp khó khăn, thực hiện chưa nghiêm bởi tập quán, quan hệ gia đình, anh em, họ hàng, đồng nghiệp và các tác động xã hội khác; Các hoạt động về phát triển văn hóa đọc của Thủ đô chưa đạt kết quả như mong đợi.
Thứ năm, công tác giáo dục pháp luật đến người dân chưa thực sự hiệu quả, đôi khi còn mang tính hình thức. Báo cáo viên pháp luật phần lớn do kiêm nhiệm, kỹ năng tuyên truyền còn hạn chế, chậm đổi mới cách thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật còn hạn chế.
Cuối cùng, công tác triển khai cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh” còn có những điểm hạn chế. Ở một số địa phương, sự phối hợp giữa chính quyền, các ngành, tổ chức thành viên với Mặt trận còn hạn chế. Công tác tuyên truyền về nội dung, ý nghĩa của cuộc vận động có nơi còn chưa sâu rộng, nên hiệu quả một số nội dung cuộc vận động chưa cao.
Một số nơi việc bình xét các danh hiệu gia đình văn hóa còn mang tính hình thức, chưa thực chất; việc xây dựng và nhân rộng các mô hình điểm, chưa được quan tâm. Việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và định hướng dư luận xã hội ở một số nơi còn chưa sâu, chưa chủ động, kịp thời phát hiện, phản ánh, tham mưu với cấp ủy, chính quyền giải quyết các vấn đề phát sinh ở cơ sở, cộng đồng dân cư, dẫn đến một số địa phương vẫn còn hiện tượng khiếu kiện vượt cấp.
Nguyên nhân của những hạn chế
Sở dĩ còn tồn tại những hạn chế trên là do chưa hình thành được hệ giá trị nhân cách với các chuẩn mực rõ ràng về đạo đức, lối sống con người Hà Nội. Các tiêu chí xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh còn chung chung. Việc triển khai, cụ thể hóa việc thực hiện các chuẩn mực, tiêu chí con người thanh lịch, văn minh cho từng đối tượng cụ thể ở một số ngành, đoàn thể chưa được quan tâm đúng mức.
Cùng đó, việc ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ, đảng viên, trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị xã hội, trong từng gia đình còn hạn chế. Tình trạng tham nhũng, lãng phí và các loại tiêu cực khác còn có biểu hiện gia tăng. Hiện tượng phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng trở nên sâu sắc.
Một bộ phận dân cư, nhất là lớp trẻ có xu hướng bắt chước lối sống lai căng, thực dụng, buông thả, không có lý tưởng; thiếu ý thức tu dưỡng cá nhân; vô trách nhiệm với sự phát triển của gia đình, cộng đồng, xã hội. Giáo dục đạo đức, lối sống cho tầng lớp thanh thiếu niên chưa đáp ứng được yêu cầu.
Những thành tựu, kinh nghiệm của hơn 30 năm đổi mới đã tạo cho Thủ đô thế và lực, sức mạnh tổng hợp lớn hơn nhiều so với trước để phát triển văn hóa. Nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa đối với phát triển bền vững ngày càng sâu sắc, toàn diện hơn. Sự phát triển của các hình thức thể hiện mới về văn hóa, nghệ thuật (trò chơi trực tuyến, blog, văn học mạng, truyền hình thực tế...) và xã hội hóa hoạt động văn hóa, mở rộng và đa phương trong giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa, nghệ thuật... cũng tạo ra những cơ hội thuận lợi cho phát triển văn hóa, xây dựng con người Hà Nội.
Việc triển khai hàng loạt các chủ trương lớn như: thực hiện lộ trình xây dựng chính quyền đô thị, xây dựng đô thị thông minh, thành phố sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa,... đã và đang là thách thức rất lớn đối với Hà Nội trong quá trình hội nhập và phát triển. Đồng thời, Hà Nội luôn là trọng điểm chống phá của các thế lực thù địch, có tác động phức tạp, khó lường tới sự nghiệp phát triển văn hóa, xây dựng con người, đảm bảo an sinh xã hội của Thủ đô.
Một số đề xuất, kiến nghị góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
Để xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, Đảng, Nhà nước cần tiếp tục khẳng định con người là trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; phát triển con người vừa là mục tiêu vừa là động lực chủ đạo của quá trình xây dựng và phát triển đất nước; đẩy mạnh tôn trọng, bảo vệ quyền con người trong quan hệ hữu cơ với quyền và lợi ích chính đáng của công dân đã được hiến định trong Hiến pháp 2013; gắn liền thực hiện quyền con người, quyền và lợi ích của công dân với lợi ích, trách nhiệm, trật tự, kỷ cương xã hội, với lợi ích và sự phát triển của đất nước, của dân tộc.
Tiếp tục khẳng định vai trò và tầm quan trọng của tế bào gia đình và mối quan hệ hữu cơ giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong giáo dục và phát triển con người Việt Nam hiện đại; duy trì và tăng cường đầu tư cho các Chương trình phát triển văn hóa để nâng cao chất lượng hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống Thăng Long - Hà Nội; rà soát, hoàn thiện, điều chỉnh các quy định đầu tư cho văn hóa phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế; có cơ chế chính sách đặc thù để phát huy năng lực sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sỹ Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.
Quan tâm bổ sung hoặc tạo cơ chế đặc thù cho các địa phương về chính sách tiền lương của Nhà nước đối với công chức, viên chức làm công tác văn hóa, nghệ thuật và thể thao; chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với người có tài năng đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phát triển văn hóa hiện nay; tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu giảm nghèo; đẩy mạnh triển khai các chương trình phát triển kinh tế - xã hội gắn với giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân là chính sách xã hội tích cực, hiệu quả, bền vững. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ các giai cấp, tầng lớp tham gia bảo hiểm y tế, tăng cường khả năng tiếp cận dịch y tế cho toàn dân.
Cùng đó, tiếp tục hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với người có công; thực hiện và hoàn thiện chính sách hỗ trợ xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và dịch vụ cơ bản tối thiểu của người dân; Tăng cường đầu tư của Nhà nước bảo đảm nguồn lực và cơ chế tài chính thực hiện chính sách xã hội trên cơ sở từng bước mở rộng diện bao phủ tiến tới bao phủ toàn dân, quản lý chặt chẽ quỹ an sinh xã hội.
Xây dựng và thực hiện hệ giá trị con người Hà Nội thanh lịch, văn minh (tổng hợp của hệ giá trị con người - hệ giá trị văn hóa - hệ giá trị xã hội) đáp ứng với yêu cầu trong giai đoạn mới. Cụ thể hóa hệ giá trị này trong các ngành, lĩnh vực của Thủ đô; Xây dựng cơ chế tôn vinh đối với những tấm gương người tốt, việc tốt để định hướng xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh…
Phát triển văn hóa, xây dựng con người, đảm bảo an sinh xã hội là một trong những mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung cũng như của Thủ đô Hà Nội nói riêng. Văn hóa, con người không chỉ là mục tiêu còn là nguồn lực, động lực quan trọng, một trong những nhân tố quyết định sự thành công của quá trình đổi mới, là yếu tố cốt lõi để tạo nên những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội.
Nghiệp đoàn Sở khoa học và Công nghệ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55