Phát triển đô thị thông minh: Cần tầm nhìn dài hạn và cách tiếp cận tổng thể
Đẩy mạnh di chuyển xanh, thông minh trong đô thị Ứng dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ xây dựng thành phố thông minh Huy động sức dân cho bộ mặt đô thị đẹp |
48/63 tỉnh, thành phố đang triển khai đề án phát triển đô thị thông minh
Phát triển đô thị thông minh là một hướng đi tất yếu, phù hợp với xu hướng quốc tế, tận dụng được những cơ hội, thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước.
Người dân, doanh nghiệp tham quan triển lãm các giải pháp Smart City tại hội nghị thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023. |
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng năm 2022, sau 5 năm triển khai Quyết định số 950/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030, Việt Nam đã có 48/63 tỉnh, thành phố đang triển khai đề án phát triển đô thị thông minh, hơn 40 địa phương đã triển khai IOC cấp tỉnh, và gần 100 IOC cấp huyện. Các đô thị hiện tại triển khai phát triển hệ thống IOC và các tiện ích đô thị thông minh, dịch vụ thông minh, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực giao thông (giám sát trật tự, an toàn giao thông), y tế thông minh, giáo dục thông minh, phát triển các ứng dụng cảnh báo.
Chia sẻ tại hội nghị thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng cho biết: Phát triển đô thị thông minh là một quá trình liên tục và lâu dài, do vậy cần tầm nhìn dài hạn, toàn diện và một cách tiếp cận tổng thể, không chỉ tập trung vào khía cạnh công nghệ, cũng giống như chuyển đổi số, đó là sự thay đổi về tư duy và nhận thức nhiều hơn.
Phát triển đô thị thông minh chính là thực hiện chuyển đổi số trong phạm vi, quy mô của đô thị nhưng tập trung vào việc giải quyết các vấn đề lớn của đô thị bao gồm giao thông, môi trường, năng lượng, xử lý rác thải, bảo đảm an ninh, trật tự đô thị... Để đạt được những nội dung này một cách bài bản thì các yếu tố thông minh phải được xác định, tính toán và đưa vào ngay từ khi quy hoạch đô thị, thành phố.
“Phát triển đô thị thông minh không có hình mẫu nào có thể áp dụng hoàn toàn giống nhau, mỗi địa phương, mỗi đô thị có quy mô, điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội, thế mạnh, vấn đề cần giải quyết khác nhau. Việc xây dựng đô thị thông minh đòi hỏi sự tham gia tích cực và chủ động của tất cả các cấp, các ngành tại địa phương”, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh.
Hướng trọng tâm vào người dân và doanh nghiệp
Quyết định 950 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030, mở ra các định hướng trong hợp tác, phát triển giữa chính quyền đô thị các cấp với các doanh nghiệp, đối tác trong nước và quốc tế, đồng thời đang dần định hình một số xu hướng nổi bật trong xây dựng đô thị thông minh, đáng sống, phát triển bền vững tại Việt Nam.
Các thành phố xây dựng thành phố thông minh hướng trọng tâm vào người dân và doanh nghiệp. Cùng với xu hướng chuyển đổi số toàn diện, chính quyền đô thị từ cấp trung ương đến địa phương đến nay đều đã xây dựng đề án thành phố thông minh, tập trung trước tiên vào thông minh hóa hệ thống quản lý, vận hành chính quyền đô thị, thúc đẩy phát triển xã hội số, kinh tế số.
Vinh danh các thành phố thông minh của Việt Nam năm 2023. |
Điển hình như hệ thống giám sát giám sát quan trắc môi trường của thành phố Đà Nẵng với hơn 70 camera thông minh, không chỉ quan trắc, phát hiện mà còn cho phép người dân cùng giám sát, báo cáo khi phát hiện vấn đề. Hệ thống kết hợp với 66 trạm quan trắc tự động, 15 hệ thống lấy mẫu nước thải tự động, giúp xử lý hiệu quả nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường của thành phố.
Trong khi đó, Ứng dụng Huế-S của tỉnh Thừa Thiên Huế với định vị là siêu ứng dụng, được tích hợp các dịch vụ của chính quyền cho người dân và doanh nghiệp, cho phép người dân tham gia giám sát, phản ánh các vấn đề phát sinh với tỉ lệ phản ánh được giải quyết rất nhanh chóng, kịp thời đạt trên 95% đã góp phần rất tích cực giải quyết nhiều vấn đề xã hội của tỉnh trong các lĩnh vực giao thông, môi trường, y tế, giáo dục thậm chí cả tín dụng đen…
Lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh đã cầu thị, áp dụng hệ thống thu phí cảng biển thông minh, không chỉ thiết thực giúp quản lý các phương tiện ra vào bến cảng một cách nhanh chóng, thuận tiện, minh bạch, góp phần tăng thu ngân sách của Thành phố lên hơn 3,500 tỷ đồng; và quan trọng hơn, giúp 68.000 doanh nghiệp làm xuất nhập khẩu, hậu cần, logistic tiết kiệm rất nhiều thời gian ra vào, thông quan nhanh chóng.
Cùng đó, để phát triển thành phố thông minh, bền vững, chính quyền đô thị trong khu vực và thế giới đang hướng tới xây dựng, chuẩn hóa hạ tầng dữ liệu số thống nhất và xuyên suốt với: hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng số, kiến trúc dữ liệu hoàn chỉnh; Danh mục và tiêu chuẩn kết nối được chuẩn hóa; Cơ chế thu thập, khai thác dữ liệu minh bạch, hiệu quả. Các đô thị Việt Nam cũng đang hướng tới các mục tiêu này.
Thành phố Hà Nội, đưa cụm từ “thông minh” vào ngay trong Quy hoạch Thủ đô giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. Dữ liệu được xem là nguồn tài nguyên mới. Tháng 7 vừa qua, Hà Nội đã ban hành Danh mục dữ liệu mở. Các dữ liệu chuyên ngành sẽ được triển khai, chia sẻ trong nội bộ cơ quan nhà nước và công dân, tổ chức trong thời gian tới. Hà Nội cũng đang tập trung triển khai hạ tầng số và Trung tâm dữ liệu để sớm đưa vào khai thác, sử dụng trong quý IV 2023.
Chia sẻ về vấn đề phát triển bền vững đô thị thông minh ở Việt Nam, PGS. TS Doãn Hồng Nhung, Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã phân tích rõ những thuận lợi cũng như thách thức đối với các đô thị. Mỗi đô thị có chiến lược phát triển, xây dựng thành phố thông minh có thể ứng dụng công nghệ của các quốc gia trên thế giới. Việc nhân rộng phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế của mỗi vùng miền, khai thác các thế mạnh của mỗi vùng đất, trở thành tiềm năng phát triển, giúp Việt Nam bước tiến ra thế giới nhanh, thông minh, an toàn hơn. Một số đô thị xây dựng cơ sở hạ tầng để đấu nối với nền tảng chung, tuy nhiên điều quan trọng là những dữ liệu đầu vào phải đúng, chính xác, đẩy đủ, phải chia sẻ được những dữ liệu đó để kết nối với thế mạnh của các quốc gia.
“Các địa phương cần cân nhắc lộ trình, bước tiến để có nền tảng cơ sở trong tương lai bởi xây dựng đô thị thông minh còn phụ thuộc nhiều yếu tố như vị trí, diện tích, quy mô, dân số, dân tộc, đặc sản, tài nguyên, đặc biệt khi lựa chọn khu vực đô thị là phải đảm bảo đa dạng sinh học. Môi trường và sự phát triển bền vững sẽ tác động đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội… sự nhận diện của Việt Nam trên thế giới. Đặc biệt chất lượng cuộc sống, phong tục, tập quán tác động mạnh mẽ đến đời sống của người dân, do đó yếu tố hòa nhập nhưng không hòa tan là yếu tố quan trọng khi quy hoạch xây dựng các khu vực đô thị. Làm sao để mỗi thành phố thông minh bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống ở nơi đó nhưng vẫn phát huy được thế mạnh”, PGS. TS Doãn Hồng Nhung, Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội khẳng định.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Môi trường 05/11/2024 06:25
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Cháy nhà 5 tầng lúc rạng sáng, giải cứu 2 người mắc kẹt
Phòng chống cháy nổ 04/11/2024 09:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/11: Trời chuyển rét, có mưa rào
Môi trường 04/11/2024 05:59
Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ
Môi trường 03/11/2024 19:32
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 03/11/2024 06:09
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Môi trường 02/11/2024 20:30
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Phòng chống cháy nổ 02/11/2024 20:05
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024
Giao thông 02/11/2024 16:46