Phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ứng dụng công nghệ cao

(LĐTĐ) Sáng nay (15/6), Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức Tọa đàm “Phát huy vai trò của các cấp Hội phụ nữ trong phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ứng dụng công nghệ cao” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Thường Tín nhiều biện pháp hỗ trợ sản xuất nông nghiệp năm 2022 Nâng cao kiến thức về an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp Phúc Thọ: Chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, bà Phạm Thị Thanh Hương - Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội cho biết: Nhận thức được vai trò, trách nhiệm của phụ nữ và tổ chức Hội trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân, trong những năm qua Hội LHPN Hà Nội đã triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội.

Phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ứng dụng công nghệ cao
Tọa đàm “Phát huy vai trò của các cấp Hội phụ nữ trong phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ứng dụng công nghệ cao”

Điểm nổi bật là các cấp Hội phụ nữ tuyên truyền sâu rộng, vận động, hỗ trợ hội viên, phụ nữ thay đổi về tư duy, nhận thức một cách toàn diện về phát triển nông nghiệp; tích cực tham gia xây dựng các mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị; góp phần hình thành nền kinh tế “xanh”, các vùng sản xuất nông sản sạch, nông nghiệp hàng hóa; khuyến khích phụ nữ mạnh dạn khởi nghiệp; hỗ trợ thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ phát triển kinh tế khu vực nông thôn.

Đặc biệt, nhiều mô hình phát triển kinh tế do phụ nữ làm chủ đã vừa sáng tạo chuyển đổi sản xuất, vừa bảo tồn các nghề truyền thống; đưa các giá trị văn hóa vào phát triển kinh tế theo hướng bền vững, an toàn, nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái.

Tham luận với nội dung “Giải pháp hỗ trợ phụ nữ sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao”, bà Nguyễn Thị Thủy - Chủ tịch Hội LHPN xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ cho biết, Hội đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền hội viên phụ nữ và nhân dân sản xuất lúa hữu cơ; vận động hộ sản xuất lúa phải trung thực trong sản xuất, không bón phân hóa học và các chế phẩm sinh học trong sản xuất nông nghiệp, chỉ bón phân hữu cơ. Không cấy lúa biến đổi gen hoặc các giống lúa khác trên một khu ruộng sản xuất lúa hữu cơ để đảm bảo cho thu hoạch và việc thu mua của các doanh nghiệp; đồng thời vận động các hộ tự giám sát nhau trong quá trình sản xuất lúa.

Thời gian qua, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và nhân dân, việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới của Thành phố tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng.

Đến thời điểm hiện nay, Thành phố có 382/382 xã đã về đích nông thôn mới, 12/18 huyện/thị xã đạt chuẩn nông thôn mới, 47 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Trên địa bàn Thành phố hiện có 160 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó có 105 mô hình thuộc lĩnh vực trồng trọt, 39 mô hình thuộc lĩnh vực chăn nuôi, 15 mô hình thuộc lĩnh vực thủy sản.

Bên cạnh những kết quả đạt được trong sản xuất nông nghiệp thời gian qua, việc áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp hữu cơ xã ĐồngNPhú vẫn còn những khó khăn như: nguồn kinh phí đầu tư cho việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế; các khâu sản xuất chưa được ứng dụng nhiều nên sản phẩm làm ra chi phí còn cao; nhận thức của một số hội viên phụ nữ và nhân dân về phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ còn có những hạn chế; vẫn có tập quán canh tác truyền thống đơn thuần; mô hình trồng lúa hữu cơ chưa được nhân rộng khắp trong toàn xã.

Vì vậy, trong những năm tới, để phát triển nông nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững và thực hiện vùng sản xuất theo quy hoạch nông thôn mới, Hội sẽ đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ cao vào vùng sản xuất nông sản chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm gắn bảo vệ môi trường.

Với chủ đề “Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong thực hiện các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và chuỗi liên kết, nông nghiệp du lịch sinh thái”, tham luận tại hội nghị, bà Trần Thị Bích - Chủ tịch Hội LHPN xã Hồng Vân, huyện Thường Tín cho biết: Hồng Vân là xã phát triển chủ yếu các sản phẩm hoa, cây cảnhvà trồng các loại rau màu theo vụ. Sản phẩm cây cảnh như cây Sanh, Lộc Vừng được phát triển từ năm 2004, đến năm 2008 xã được công nhận 02 làng nghề sinh vật cảnh (Làng Xâm Xuyên, làng Cơ giáo); đối với sản phẩm hoa hồng, hoa đào được phát triển từ năm 2012; xã có tổng diện tích đất nông nghiệp là 187 ha. Trong đó diện tích trồng hoa, cây cảnh, vùng nguyên liệu là 20 ha.

Thời gian qua, sản xuất ngành nông nghiệp tại địa phương đã có bước phát triển đáng kể, thu nhập và mức sống của người dân không ngừng được nâng cao. Thu nhập bình quân đạt 72 triệu/người/năm, tạo việc làm cho nhiều lao động. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất hoa, cây cảnh và dịch vụ, việc ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật luôn được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo.

“Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, Hội Phụ nữ xã xác định tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp, trong đó xây dựng mới các mô hình kinh tế giỏi, thoát nghèo bền vững, tập trung sản xuất hàng hóa chuyên canh tạo ra những sản phẩm làng nghề, tiểu thủ công mỹ nghệ, có nét độc đáo trong sản phẩm, góp phần thu hút và kích thích nhu cầu mua sắm của du khách khi về với Hồng Vân. Từ đó kết nối và tạo thêm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp của các xã lân cận”, bà Trần Thị Bích nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch Hội LHPN Thành phố Phạm Thị Thanh Hương cũng cho biết, các cấp Hội phụ nữ Thành phố đã hỗ trợ thành lập 17 hợp tác xã, 20 tổ hợp tác, 50 tổ liên kết do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển sản xuất như: Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ Cuối Quý (huyện Đan Phượng), Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Tàm Xá (huyện Đông Anh); Hợp tác xã gạo hữu cơ Đồng Phú (huyện Chương Mỹ),...

Phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ứng dụng công nghệ cao
Phụ nữ tích cực tham gia xây dựng các mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp.

Các cấp Hội cũng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển thương mại điện tử nhằm hỗ trợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm có thế mạnh của các địa phương, kết nối nhà sản xuất - nhà phân phối - người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố (sàn thương mại điện tử "Chợ nhà mình”, 141 điểm phân phối thực phẩm sạch tới người tiêu dùng của các chuỗi sản xuất an toàn của Thành phố có sự tham gia của Hội...). Các cấp Hội hiện tín chấp cho vay vốn từ các chương trình hơn 7.300 tỷ đồng giúp phụ nữ phát triển kinh tế.

Hiện nay, khi các địa phương chuyển sang giai đoạn thực hiện các tiêu chí nông thôn mới nâng cao; hoạt động của các cấp Hội phụ nữ Thành phố cũng đã và đang lựa chọn các nội dung phù hợp để tiếp tục phát huy vai trò trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn. Trong đó quan tâm đặc biệt đến việc hỗ trợ phụ nữ phát triển sản xuất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao (nhất là công nghệ sinh học) trong sản xuất nông sản theo chuỗi giá trị gắn với hỗ trợ thiêu thụ sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường.

Tại tọa đàm, các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm, mô hình hay sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; nêu lên những khó khăn, vướng mắc, thách thức; kiến nghị, đề xuất các giải pháp để phát huy vai trò của tổ chức Hội trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao thời gian tới.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên

Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên

(LĐTĐ) Ngày 17/12, Trung tâm Y tế (TTYT) quận Long Biên phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, Trường Trung học cơ sở (THCS) Chu Văn An tổ chức Hội thi Rung chuông vàng “Tìm hiểu kiến thức về Dân số, sức khỏe sinh sản vị thành niên/thanh niên” cho học sinh tại Trường.
Tại sao Giáng sinh lại có màu đặc trưng là đỏ, trắng và xanh lá?

Tại sao Giáng sinh lại có màu đặc trưng là đỏ, trắng và xanh lá?

(LĐTĐ) Một mùa Giáng sinh nữa lại đến, và khắp phố phường tràn ngập những ánh đèn lung linh và các vật phẩm trang trí với màu đỏ, trắng, xanh lá cây bắt mắt. Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao những màu sắc ấy lại gắn liền với ngày 25/12 không?
Những quán cafe tuyết rơi như trời Âu giữa lòng Hà Nội

Những quán cafe tuyết rơi như trời Âu giữa lòng Hà Nội

(LĐTĐ) Dịp Noel cận kề, nhiều quán cà phê ở Hà Nội đầu tư trang trí chủ đề Giáng sinh. Các tiệm cà phê này thu hút đông đảo các bạn trẻ đến chụp ảnh kỷ niệm bởi khung cảnh tuyết rơi như trời Âu.
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại

Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại

(LĐTĐ) Múa rối nước - loại hình nghệ thuật độc đáo của văn hóa Việt Nam, đã tồn tại suốt hàng nghìn năm nay và gắn liền với nền văn minh lúa nước. Trong nhịp sống hiện đại, những nghệ nhân vẫn ngày đêm thổi hồn vào con rối, mang đến niềm vui cho người xem và giữ sức sống cho một nghệ thuật độc đáo của dân tộc.
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU

Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU

(LĐTĐ) Ngày 17/12, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà chủ trì kiểm tra kết quả thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” tại Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội.
Đồng Nai: Tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2024 đạt hơn 260.000 tỷ đồng

Đồng Nai: Tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2024 đạt hơn 260.000 tỷ đồng

(LĐTĐ) Ngày 17/12, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai tổ chức họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2024 và dự kiến các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp năm 2025.
Tận hưởng phong cách sống ý vị với thẻ thanh toán Techcombank Priority

Tận hưởng phong cách sống ý vị với thẻ thanh toán Techcombank Priority

(LĐTĐ) “Khẳng định vị thế, trải nghiệm xứng tầm” chính là giá trị khác biệt mà Thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Priority mang đến cho những khách hàng cao cấp. Với những đặc quyền vượt trội, thẻ không chỉ là phương thức thanh toán, mà còn là biểu tượng của phong cách sống đẳng cấp.

Tin khác

Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?

Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?

(LĐTĐ) Những ngày cuối năm, các bữa tiệc giáng sinh, tổng kết, tất niên diễn ra triền miên. Tham gia party liên tục khiến nhiều bạn trẻ nóng trong người do ảnh hưởng từ đồ uống có cồn, thức ăn cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ.
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng

Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương cho biết, đã có 1.676 doanh nghiệp có kế hoạch thưởng Tết năm 2025. Trong đó mức thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cao nhất khoảng 375 triệu đồng.
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương

Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương

(LĐTĐ) Dịp Tết Dương lịch 2025, người lao động được nghỉ làm, hưởng nguyên lương và có thể được thêm một khoản thưởng Tết.
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm

Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm

(LĐTĐ) Càng về cuối năm, sức nóng deadline, KPI tăng tỷ lệ thuận với độ sốt ruột khi phố phường ngập tràn không khí Giáng sinh, Tết đến gần khiến độ nóng trong người của Gen Z tăng lên từng ngày.
Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?

Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?

(LĐTĐ) Năm 2024 sắp kết thúc, Tết dương lịch 2025 đang tới gần. Trong dịp này, ngoài chế độ ngày nghỉ hưởng nguyên lương, người lao động có thể được thêm một số khoản tiền.
Sớm công khai phương án thưởng Tết để ổn định quan hệ lao động

Sớm công khai phương án thưởng Tết để ổn định quan hệ lao động

Theo đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội, các doanh nghiệp trên địa bàn cần sớm xây dựng phương án thưởng Tết 2025, và thông báo cho người lao động biết, góp phần ổn định quan hệ lao động...
Hàn Quốc gia hạn ân xá cho lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp đến hết tháng 1/2025

Hàn Quốc gia hạn ân xá cho lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp đến hết tháng 1/2025

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), cuối tháng 11/2024, Bộ Tư pháp Hàn Quốc quyết định gia hạn thời gian thực hiện ân xá đối với người nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện về nước.
Nhật Bản nới lỏng quy định về chuyển nơi thực tập của thực tập sinh nước ngoài

Nhật Bản nới lỏng quy định về chuyển nơi thực tập của thực tập sinh nước ngoài

(LĐTĐ) Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) vừa thông tin về chính sách mới của Nhật Bản nới lỏng quy định về chuyển đổi nơi thực tập của thực tập sinh nước ngoài, để các doanh nghiệp dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài được biết và thực hiện.
Hướng đi mới trong bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống

Hướng đi mới trong bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống

(LĐTĐ) Song song với phát triển các mô hình kinh tế, huyện Thanh Trì đã tích cực xây dựng các kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Minh chứng cho thấy, có những sản phẩm đặc trưng mà khi nhắc đến, ai cũng biết đó là sản phẩm của quê hương Thanh Trì.
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

(LĐTĐ) Người có công sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, mức 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới, theo Quyết định mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ...
Xem thêm
Phiên bản di động