Thường Tín nhiều biện pháp hỗ trợ sản xuất nông nghiệp năm 2022

(LĐTĐ) Trong năm 2022, huyện Thường Tín phấn đấu tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 2,7% so với năm 2021. Bên cạnh đó, thực hiện tốt công tác chỉ đạo sản xuất, đẩy mạnh công tác chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi, mở rộng diện tích trồng cây vụ đông; tiếp tục hỗ trợ, xây dựng các điểm khảo nghiệm giống cây trồng...
Thường Tín nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân Thường Tín: Đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình Huyện Thường Tín hướng đến phát triển kinh tế bền vững

Theo số liệu báo cáo, trong năm 2021, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Thường Tín ước đạt 1.680 tỷ đồng (đạt 102% kế hoạch năm), tăng 4,5% so với năm 2020. Tổng diện tích gieo cấy cả năm là 8.094,39 ha đạt 98,71% kế hoạch, giảm 1,1% so với năm 2020, năng suất lúa bình quân 60,6 tạ/ha. Tổng diện tích cây rau màu đã trồng 3.214,65 ha đạt 100% kế hoạch.

Thực hiện mô hình điểm khảo nghiệm giống lúa mới, mô hình khảo nghiệm giống lúa mới kết hợp mô hình máy cấy tại 11 xã với tổng diện tích 263.62ha/2 vụ đã phát huy được nhiều hiệu quả tích cực. Huyện cũng đã thực hiện hỗ trợ giá giống cây trồng và các mô hình sản xuất của huyện năm 2021.

Thường Tín nhiều biện pháp hỗ trợ sản xuất nông nghiệp năm 2022
Trong năm 2022, huyện Thường Tín sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp.

Việc đẩy mạnh công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất nông nghiệp cũng được triển khai, trong đó, triển khai kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Năm 2021, tổng số vật nuôi là 1.562.898 con, trong đó: Trâu bò là 2.880 con; lợn 27.176 con; gia cầm 1.532.842 con. Sản lượng vật nuôi xuất năm 2021: Trâu, bò 286,27 tấn; lợn 2.161,52 tấn, gia cẩm 3.146,2 tấn. Diện tích nuôi trồng thủy sản ước khoảng 1.016,4 ha, năng suất ước đạt 2.386 tấn.

Huyện cũng đã triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, thủy sản, phòng chống bệnh dại trên đàn vật nuôi như: tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi; vệ sinh tiêu độc; tổ chức các đợt tổng vệ sinh tiêu độc khử trùng… không phát sinh dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Huyện phối hợp với Trung tâm phát triển chăn nuôi hỗ trợ thức ăn, giống bò cho mô hình chăn nuôi bò tại xã Chương Dương, Lê Lợi.

Huyện Thường Tín cũng quan tâm đầu tư cho Hạ tầng giao thông nông thôn và các công trình giao thông nội đồng: Phê duyệt 159 công trình thuộc 28 xã áp dụng thực hiện cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng theo Đề án số 04/ĐA-UBND ngày 12/7/2017 của UBND huyện về việc áp dụng cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số công trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn huyện đến hết năm 2023 (đợt I năm 2021). Trong đó, hỗ trợ 100% kinh phí chi phí mua các loại vật liệu chính, phần kinh phí còn lại do ngân sách xã và nhân dân đóng góp; phối hợp rà soát 46 sản phẩm OCOP của 6 xã đăng kí tham gia đánh giá, phân hạng năm 2021 và giai đoạn 2021-2025.

Về kế hoạch sản xuất vụ xuân năm 2022, huyện Thường Tín phấn đấu cấy 4.100ha, năng suất đạt 62 tạ/ha trở lên, diện tích rau màu 1.000ha trở lên. Toàn huyện triển khai cấy sau tết Nguyên đán Nhâm Dần và xong cơ bản trong tháng 2/2022.

Ủy ban nhân dân huyện tiếp tục thực hiện cơ chế hỗ trợ giá giống và các mô hình khảo nghiệm giống lúa mới cho nông dân trong huyện, hỗ trợ giá giống lúa sản xuất đại trà 50% giá giống, 100% diện tích cấy, định mức giống lúa 2kg/sào; hỗ trợ mô hình cơ giới hóa kết hợp khảo nghiệm giống lúa mới; hỗ trợ sản xuất lúa theo hướng hữu cơ; hỗ trợ giống đối với cây vụ đông…

Trong năm 2022, huyện Thường Tín phấn đấu tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 2,7% so với năm 2021. Thực hiện tốt công tác chỉ đạo sản xuất, đẩy mạnh công tác chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi, mở rộng diện tích trồng cây vụ đông, tiếp tục hỗ trợ, xây dựng các điểm khảo nghiệm giống cây trồng. Làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh tiêu độc môi trường cho đàn gia súc, gia cầm, thủy sản.

Ngoài ra, xử lý kịp thời các sự cố về đê điều thủy lợi; phát hiện và ngăn chặn kịp thời các vi phạm pháp luật về công trình thủy lợi, đê điều và phòng chống thiên tai. Tiếp tục hỗ trợ theo Đề án 04/ĐA-UBND ngày 12/7/2017 của UBND huyện. Đồng thời, huyện sẽ tiếp tục duy trì các tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao; phấn đấu xây dựng 4 xã: Chương Dương, Thắng Lợi, Quất Động, Văn Phú đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã Văn Bình phấn đấu nông thôn mới kiểu mẫu.

Trước đó, tại Hội nghị sơ kết vụ đông năm 2021-2022, triển khai sản xuất vụ xuân 2022, Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Kiều Xuân Huy yêu cầu Phòng kinh tế huyện và các ngành phục vụ sản xuất nông nghiệp cần tập trung tham mưu, đề xuất UBND huyện các giải pháp để triển khai sản xuất nông nghiệp huyện đạt hiệu quả.

Các xã cần bám sát kế hoạch, chỉ đạo của huyện, chủ động công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch sản xuất vụ xuân, tập trung làm đất, chuẩn bị giống lúa, sẵn sàng các điều kiện đảm bảo phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, cần quan tâm công tác vệ sinh môi trường, tiêu độc khử trung, phòng chống dịch bệnh, phòng chống rét bảo vệ đàn vật nuôi.

K.Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hội thảo khoa học cấp quốc gia về xây dựng thành phố Hà Nội kết nối toàn cầu

Hội thảo khoa học cấp quốc gia về xây dựng thành phố Hà Nội kết nối toàn cầu

(LĐTĐ) Hội thảo được tổ chức nhằm xác định vị trí, vai trò, sứ mệnh lịch sử của Thủ đô Hà Nội với quốc gia, dân tộc; sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với quá trình phát triển của Thủ đô; xác định ý nghĩa to lớn của Ngày Giải phóng Thủ đô, khẳng định sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh thần đại đoàn kết dân tộc, ý chí, quyết tâm và sức mạnh của quân đội nhân dân Việt Nam…
Từ 15/11: Người dân không được ghi hình Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ

Từ 15/11: Người dân không được ghi hình Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ

(LĐTĐ) Bộ Công an mới đây đã ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 67/2019/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. So với quy định trước đây, hình thức giám sát thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình đã được loại bỏ.
Tỷ giá USD hôm nay (7/10): Đồng USD sẽ tiếp đà tăng?

Tỷ giá USD hôm nay (7/10): Đồng USD sẽ tiếp đà tăng?

(LĐTĐ) Sáng nay 7/10/2024, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.133 VND. Chỉ số USD Index (DXY) hôm nay vượt mốc 102 điểm.
Giá vàng hôm nay (7/10): Vàng thế giới và trong nước không nhiều biến động

Giá vàng hôm nay (7/10): Vàng thế giới và trong nước không nhiều biến động

(LĐTĐ) Giá vàng trong nước hôm nay neo ở ngưỡng 82 - 84 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới tiếp tục giao dịch trên ngưỡng 2.650 USD/ounce. Trong bối cảnh, đồng USD giữ ở mức tốt.
Hơn 183.000 doanh nghiệp thành lập mới và hoạt động trở lại

Hơn 183.000 doanh nghiệp thành lập mới và hoạt động trở lại

(LĐTĐ) Trong 9 tháng qua, cả nước có hơn 183.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 9,7%.
Thời tiết Hà Nội ngày đầu tuần: Nắng vàng, gió nhẹ, đêm se lạnh

Thời tiết Hà Nội ngày đầu tuần: Nắng vàng, gió nhẹ, đêm se lạnh

(LĐTĐ) Dự báo ngày 7/10, khu vực Hà Nội ít mây, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng. Gió đông bắc cấp 2-3. Đêm và sáng sớm trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 21-24 độ. Nhiệt độ cao nhất từ: 31-33 độ.
Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 khép lại thành công rực rỡ

Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 khép lại thành công rực rỡ

(LĐTĐ) Sau 3 ngày diễn ra sôi nổi và đầy màu sắc, Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 đã chính thức khép lại vào tối 6/10 tại Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội. Sự kiện đã diễn ra thành công rực rỡ, vượt xa kỳ vọng ban đầu, thu hút 63.000 lượt khách tham quan.

Tin khác

Hội Luật gia Hà Nội: Tích cực tham gia tư vấn giải quyết khiếu nại, hòa giải ở cơ sở

Hội Luật gia Hà Nội: Tích cực tham gia tư vấn giải quyết khiếu nại, hòa giải ở cơ sở

(LĐTĐ) Nhằm phát huy vai trò của các luật gia, những năm qua, các cấp Hội Luật gia thành phố Hà Nội đã năng động, tích cực trong hoạt động tư vấn giải quyết khiếu nại, giải quyết tranh chấp đất đai, hòa giải... ở địa phương, góp phần hướng dẫn người dân thực hiện đúng pháp luật.
Lan tỏa nét đẹp của vùng đất “trăm nghề”

Lan tỏa nét đẹp của vùng đất “trăm nghề”

(LĐTĐ) “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” mang ý nghĩa sâu sắc trong việc tôn vinh giá trị lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô, đồng thời nhìn lại 25 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" từ UNESCO, khẳng định những nỗ lực không ngừng của Thành phố trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, đồng thời xây dựng một Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại, hội nhập quốc tế.
Dòng chảy di sản ngàn năm đất Thăng Long - Hà Nội

Dòng chảy di sản ngàn năm đất Thăng Long - Hà Nội

(LĐTĐ) Tại “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình”, thành phố Hà Nội đã giới thiệu về các di sản văn hóa Hà Nội được UNESCO và Quốc gia vinh danh, các đại biểu và quần chúng nhân dân đã được thưởng thức các nét văn hoá đặc sắc nhất của Thăng Long - Hà Nội.
Xúc động hình ảnh Hà Nội rợp cờ hoa đón đoàn quân chiến thắng tiếp quản Thủ đô ngày 10/10/1954

Xúc động hình ảnh Hà Nội rợp cờ hoa đón đoàn quân chiến thắng tiếp quản Thủ đô ngày 10/10/1954

(LĐTĐ) Tại “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” sáng 6/10, người dân Hà Nội được chứng kiến màn thực cảnh tái hiện thời khắc lịch sử ngày 10/10/1954, khi đoàn quân tiến về tiếp quản Thủ đô trong rợp trời cờ, hoa và niềm hân hoan chiến thắng.
Thanh Trì: Chặng đường 70 năm giải phóng

Thanh Trì: Chặng đường 70 năm giải phóng

(LĐTĐ) Cách ngày này đúng 70 năm (6/10/1954), huyện Thanh Trì hoàn toàn giải phóng. Đây là sự kiện, dấu mốc quan trọng khẳng định bề dày lịch sử; niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân về vùng đất giàu truyền thống anh hùng, địa linh nhân kiệt.
Nghe tiếng lòng người Hà Nội từ "Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình"

Nghe tiếng lòng người Hà Nội từ "Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình"

(LĐTĐ) Những chia sẻ từ người dân, nghệ nhân và các lực lượng tham gia đã góp phần tạo nên bức tranh rực rỡ về "Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình". Qua đó, thể hiện tầm vóc và ý nghĩa to lớn của sự kiện này đối với không chỉ Hà Nội mà còn cả đất nước Việt Nam, trong hành trình phát triển và hội nhập quốc tế.
"Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình": Tái hiện lịch sử hào hùng của Thủ đô và phát huy các giá trị văn hóa Thăng Long

"Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình": Tái hiện lịch sử hào hùng của Thủ đô và phát huy các giá trị văn hóa Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 6/10, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình”. Đây là sự kiện trọng điểm trong chuỗi các hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, được chỉ đạo bởi Thành ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) thành phố Hà Nội.
Liên hoan nghệ thuật Hội Cựu chiến binh quận Hai Bà Trưng

Liên hoan nghệ thuật Hội Cựu chiến binh quận Hai Bà Trưng

(LĐTĐ) Mới đây, Hội Cựu chiến binh quận Hai Bà Trưng phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận tổ chức Liên hoan nghệ thuật lần thứ VI năm 2024 với chủ đề “Mãi mãi là Bộ đội Cụ Hồ”.
Tiếp tục đóng góp trí tuệ, tạo đồng thuận để xây  dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại

Tiếp tục đóng góp trí tuệ, tạo đồng thuận để xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại

(LĐTĐ) Trong 70 năm qua, các nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, chức sắc tôn giáo đã đóng góp tích cực vào chặng đường phát triển của Thủ đô, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố niềm tin vào Đảng, chính quyền và Nhân dân.
Quận Tây Hồ gắn biển 2 công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Quận Tây Hồ gắn biển 2 công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 5/10, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ đã tổ chức gắn biển 2 công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô gồm: Dự án cải tạo, nâng cấp Trường Tiểu học Xuân La; Dự án cải tạo, nâng cấp Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên quận Tây Hồ (cơ sở 2).
Xem thêm
Phiên bản di động