Múa rồng đất Thăng Long
Đặc sắc múa rồng tại phố đi bộ khu vực Hồ Hoàn Kiếm Bừng sáng tinh hoa văn hóa múa rồng của Thủ đô |
Theo quan niệm dân gian, rồng là linh vật tượng trưng cho sự oai hùng, mạnh mẽ và linh thiêng. Hình tượng rồng gắn liền với nguồn gốc “Con Rồng, cháu Tiên” của người Việt. Từ hình tượng rồng, thế hệ cha ông đã tìm tòi, phát triển và hình thành nên điệu múa rồng phổ biến, mà cái nôi phát triển loại hình múa này là mảnh đất Thăng Long xưa. Chính vì vậy, với Hà Nội - “Thành phố rồng bay” thì hình tượng rồng lại càng gần gũi và thân thương hơn cả.
Các tiết mục Liên hoan Nghệ thuật múa rồng - Hà Nội năm 2020 nhân kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội. |
Không chỉ được chú trọng đầu tư ở các quận nội thành, múa rồng cũng rất phát triển ở nhiều huyện trên địa bàn Thủ đô, đặc biệt là vùng Thanh Trì, Chương Mỹ… Theo ký ức của các bậc cao niên trong vùng, cứ mỗi dịp Tết đến, xuân về, những tiếng trống, thanh la,… vang rền khắp nẻo đường báo hiệu những đoàn múa lân sư rồng đang đến, biểu diễn chào mừng năm mới. Nhiều làng ở đây vào đầu xuân còn tổ chức thi múa rồng với các điệu rồng chầu, rồng lượn, rồng bay, rồng uốn khúc…
Để lưu giữ nét đẹp văn hóa của nghệ thuật truyền thống, nhiều năm qua, múa rồng được tổ chức thường xuyên, trở thành một điểm nhấn ấn tượng trong trình diễn văn hóa nghệ thuật ngoài trời của Hà Nội. Các Liên hoan múa rồng quy tụ những võ sư giàu kinh nghiệm, tái hiện lịch sử của dân tộc và Thủ đô thật sống động, đầy cảm xúc và tự hào. Hàng ngàn người dân và du khách chen chân, đứng ngồi vòng trong vòng ngoài, háo hức xem các màn trình diễn sôi nổi và đặc sắc. Điều đó như minh chứng cho việc tinh hoa múa rồng vẫn đang tồn tại một cách lặng lẽ ở đất Thăng Long này sau một thời gian tưởng như đã mai một.
Ấn tượng khi được thưởng thức Liên hoan Nghệ thuật múa rồng - Hà Nội năm 2020 nhân kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, chị Thu Trang (quận Nam Từ Liêm) chia sẻ: “Tôi đã nhiều lần được chứng kiến múa rồng tại Không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và rất háo hức khi được xem những màn trình diễn múa rồng đầy uy lực và rộn ràng như vậy. Hình ảnh rồng thiêng trở nên bừng sáng, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân trong các dịp đặc biệt”.
Để có được những màn trình diễn đẹp mắt, đầy ấn tượng đó, những người con của Thủ đô đã và đang tìm cách phát triển, bảo tồn nghề múa, sản xuất đầu lân, rồng truyền thống. Bằng tất cả sự tâm huyết và đam mê nghệ thuật, võ sư Bùi Viết Tưởng (xã Quảng Bị, Chương Mỹ, Hà Nội) - Trưởng đoàn võ thuật lân sư rồng Tưởng Nghĩa Đường đã dành trọn 11 năm đóng góp vào việc giữ gìn điệu múa rồng truyền thống. Bên cạnh đó với quyết tâm lưu giữ nét đẹp văn hóa, võ sư Tưởng vẫn ngày ngày theo đuổi nghề, gắn bó với công việc sản xuất đầu lân, rồng.
“Trước khi gắn bó với luyện múa rồng, tôi là một võ sư. Khi trở về lập nghiệp tại địa phương cùng với niềm đam mê nghệ thuật truyền thống tôi đã thành lập đội múa rồng có tên là Tưởng Nghĩa Đường. Sau hơn chục năm thành lập đến nay đội có 100 thành viên cũng luyện tập và dựng các bài biểu diễn. Cùng với việc lồng ghép võ thuật chúng tôi mang đến hình ảnh những chú rồng khỏe mạnh, uy dũng. Điều tạo động lực cho chúng tôi tiếp hiến cống hiến đó là sự yêu thích ngày càng nhiều của người dân để môn nghệ thuật này ngày càng được tỏa sáng”, võ sư Bùi Viết Tưởng cho biết.
Cũng theo võ sư Tưởng, điều để làm nên nét đặc sắc của múa rồng Hà Nội so với các địa phương khác đó chính là hình ảnh rồng mang dáng dấp từ thời Lý, thời Trần. Trên mình rồng có sự sắc sảo, phản quang, chi tiết tượng trưng cho sự linh thiêng, oai hùng, khí thế mạnh mẽ vươn lên. Có trực tiếp xem những màn múa mới biết được múa rồng là một thể nhịp nhàng đến khó ngờ. Đó là sự phối hợp thống nhất giữa người múa đầu và người múa đuôi, giữa con rồng và dàn nhạc... Là sự kết hợp giữa cương và thả, giữa lỏng và cường, tất cả phải đồng điệu. Để điều khiển một con rồng thông thường cần khoảng từ 10 - 15 người, tùy vào kích cỡ rồng. Trang phục của người tham gia múa rồng là sự đồng đều cả màu sắc và hình khối. Nghệ thuật múa rồng ngoài sự dẻo dai còn đòi hỏi người tham gia có sức khỏe tốt, đặc biệt là người điều khiển đầu rồng và đuôi rồng, vì đầu rồng, đuôi rồng cồng kềnh, to, nặng, người múa lại phải phối hợp khi lượn sóng, lúc bay lúc lượn…
“Ai cũng có thể tham gia múa rồng nhưng để là người múa rồng tốt và hay thì lại rất khó. Người trực tiếp tham gia múa rồng phải có sức bền, tâm trạng hào hứng, đặc biệt là phải thật khí chất để nhập hồn của mình từng vị trí vào làm sao toát lên được thần thái của rồng và tinh thần của mỗi tiết mục, nhất là khi rồng cuộn mình, nhảy nhót... Trong các vai diễn thì người múa đầu rồng phải là người có nghệ thuật múa điêu luyện nhất bởi không chỉ là sự thông minh, dứt khoát mà còn cần yếu tố sức khỏe, do đó chỉ những người nắm vững kỹ thuật, có sức khỏe mới có thể đảm nhiệm vai diễn”, võ sư Bùi Viết Tưởng chia sẻ.
Là một trong những đơn vị hàng đầu về kĩ năng và kinh nghiệm múa rồng, suốt nhiều năm, võ sư Bùi Viết Tưởng và đoàn múa Tưởng Nghĩa Đường đã trình diễn hàng trăm tiết mục tại nhiều Liên hoan lớn, nhỏ. Năm 2020, đoàn vinh dự đai diện cho thành phố Hà Nội tham gia múa rồng toàn quốc và giành được giải ba toàn đoàn.
Trong không khí Tết đến xuân về, các đoàn múa rồng ở Hà Nội đang tất bật chuẩn bị cho những lịch biểu diễn rộn ràng tạo cho không khí ngày Tết, lễ hội thêm vui tươi chứa đựng hi vọng cho một năm mới phồn vinh, thịnh vượng. Với những nét đẹp đó, mặc dù ngày nay những người gìn giữ nghề múa rồng truyền thống không còn nhiều nhưng sự miệt mài, tâm huyết của họ đã góp phần lưu giữ nét tinh hoa văn hóa của Thủ đô.
Phương Ngân
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51