Phát huy nghi lễ và trò chơi kéo co trong đời sống đương đại

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023, tại Đền Trấn Vũ (Long Biên, Hà Nội) đã diễn ra triển lãm "Chung một sợi dây" và tọa đàm quốc tế "Bảo vệ và phát huy nghi lễ và trò chơi kéo co trong đời sống đương đại".
Nghi lễ kéo co độc đáo của người Tày Trò chơi kéo co: Di sản của tinh thần đoàn kết cộng đồng

Triển lãm "Chung một sợi dây" và tọa đàm quốc tế "Bảo vệ và phát huy nghi lễ và trò chơi kéo co trong đời sống đương đại" là hai trong số nhiều hoạt động của Liên hoan Nghi lễ và trò chơi kéo co 2023.

Sự kiện lần đầu tiên diễn ra tại Việt Nam do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Di sản Văn hóa Việt Nam và quận Long Biên tổ chức nhằm tăng cường kết nối và trao đổi giữa các cộng đồng thực hành di sản Nghi lễ và trò chơi kéo co tại Việt Nam và các quốc gia có di sản được ghi danh, lần đầu tiên tại Việt Nam.

Bảo vệ, phát huy trò chơi dân gian kéo co
Đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm "Chung một sợi dây".

Diễn ra từ ngày 17 - 18/11/2023, Liên hoan có sự tham gia của gần 500 nghệ nhân và người thực hành Nghi lễ và trò chơi Kéo co đến từ các tỉnh Bắc Ninh, Lào Cai, Vĩnh Phúc, thành phố Hà Nội và thành phố Dangjin (tỉnh Chungcheongnam, Hàn Quốc). Liên hoan Nghi lễ và trò chơi kéo co 2023 bao gồm một chuỗi sự kiện diễn ra song song và đồng thời trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023.

Tại sự kiện, TS Lê Thị Minh Lý - Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam bày tỏ niềm vui và sự hãnh diện khi có mặt tại Đền Trấn Vũ - một di sản thiêng của Thủ đô Hà Nội và chứng kiến cuộc giao lưu vô cùng ý nghĩa giữa các cộng đồng kéo co của 4 tỉnh thành phố tại Việt Nam. Đó là cộng đồng kéo Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Lào Cai với cộng đồng Gijisi Dangjin, đại diện cho 6 cộng đồng kéo co tại Hàn Quốc.

Bảo vệ, phát huy trò chơi dân gian kéo co
Đại biểu tham quan và lắng nghe thuyết trình về trò chơi dân gian kéo co tại các cộng đồng tại Việt Nam và Hàn Quốc.

TS Lê Thị Minh Lý cho biết cách đây hơn 10 năm các nhà khoa học, các nhà quản lý văn hoá của 4 quốc gia là Cambodia, Hàn Quốc, Philippines và Việt Nam đã cùng với cộng đồng nghiên cứu nhận diện những giá trị di sản của Kéo co khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thống nhất xây dựng hồ sơ đề cử UNESCO ghi danh là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Điều đó đã trở thành hiện thực vào năm 2015

"Chung một sợi dây" đó là thông điệp tuyệt vời mà tất cả các cộng đồng kéo co đều cảm nhận được ý nghĩa sâu sắc của nó. Sợi dây là biểu tượng của sự gắn kết cộng đồng, là sự kết nối giữa con người với thiên nhiên, là sự nối dài của những cánh tay, sự tiếp sức từ cộng đồng này đến cộng đồng khác. Chúng ta có thể ở cách xa nhau về địa lý song chúng ta có những điểm tương đồng làm nổi bật giá trị văn hoá đại diện của nhân loại.

"Cuộc triển lãm “Chung một sợi dây" là tiếng nói chung của các cộng đồng kéo co Hàn Quốc, Việt Nam, Philipines và Cambodia mà ở đó chúng ta nhìn thấy bức tranh đa dạng văn hoá trong sự thống nhất. Xin chúc mừng cộng đồng Gijisi Dangjin, cộng đồng Kéo co ngôi đền Trấn Vũ, phường Thạch Bàn - Long Biên (Hà Nội), cộng đồng kéo mỏ thôn Xuân Lai - Sóc Sơn (Hà Nội), cộng đồng kéo co Hữu Chấp - Bắc Ninh, cộng đồng kéo song Hương Canh - Vĩnh Phúc, cộng đồng kéo co người Tày Giáy tỉnh Lào Cai.

Đặc biệt xin chúc mừng hai cộng đồng mới được phát hiện trong quá trình nghiên cứu khảo sát là cộng đồng Hòa Loan - Vĩnh Phúc và cộng đồng kéo mỏ ở Ngải Khê - Phú Xuyên (Hà Nội). Hi vọng sự kiện này sẽ mở ra cơ hội mới để kết nối - các cộng đồng kéo co, để mở rộng hồ sơ ghi danh vào danh mục di sản văn hóa đại diện nhân loại", TS Lê Thị Minh Lý bày tỏ.

PGS. TS Đỗ Văn Trụ - Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam chia sẻ thêm, năm 2015, kéo co đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (Việt Nam, Campuchia, Hàn Quốc, Philippin) và trở thành môn thi đấu thể thao phổ biến hiện nay ở Việt Nam và một số nước trên thế giới.

Vì vậy, nghi lễ và trò chơi kéo co là một di sản văn hóa phi vật thể vô cùng quý giá, vừa là trò chơi hấp dẫn, vừa là nghi lễ thiêng liêng gắn kết với đời sống tinh thần, tâm linh và ước vọng tốt đẹp của cộng đồng. Nghi lễ và trò chơi kéo co còn như một sợi dây tượng trưng cho sự kết nối của cộng đồng, hết sức phong phú, đa dạng, với những sắc thái riêng của mỗi quốc gia và các vùng miền khác nhau, đó là sự đa dạng văn hóa.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đến từ các cộng đồng của Việt Nam và Hàn Quốc với các ý kiến tâm huyết đóng góp về việc bảo tồn, phát huy và giá trị của trò chơi dân gian độc đáo này trong đời sống đương đại.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 17/1/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Kế hoạch số 179/KH-TLĐ ngày 3/3/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam về tổ chức Đại hội Công đoàn các cấp, tiến tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028, đến nay, các nội dung công việc chuẩn bị tổ chức Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã cơ bản hoàn thành.
Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ mang thai; lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng.
“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Hà Nội đang chịu áp lực lớn giải bài toán xây dựng thành phố thông minh để phát triển kinh tế - xã hội xứng tầm Thủ đô. Trong khi Thành phố phải đối mặt với những thách thức không nhỏ như: Dân số đông, gia tăng cơ học một cách nhanh chóng, những vấn đề bất cập do hạ tầng giao thông chưa kịp phát triển để đáp ứng tốc độ đô thị hóa; ô nhiễm môi trường và các vấn đề liên quan đến cấp, thoát nước, xử lý ngập nước…
Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

(LĐTĐ) Chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu, khách quan và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển đổi và xuất hiện các hình thái mới trong quản lý, vận hành, phát triển kinh tế - xã hội cũng như quản trị quốc gia. Theo các chuyên gia, việc xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm là vấn đề đặt ra hàng đầu.
Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Thực tế cho thấy, dù được quan tâm, phát triển đồng bộ, từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hoá, tuy nhiên hiện hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần được tháo gỡ.
34 đại biểu ngành Y tế dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

34 đại biểu ngành Y tế dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Đoàn đại biểu ngành Y tế đi dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam gồm 34 công đoàn viên tiêu biểu thuộc Công đoàn Y tế Việt Nam và Công đoàn ngành y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện, trường, công ty dược.
Thúc đẩy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp

Thúc đẩy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp

(LĐTĐ) Chiều 29/11, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo với chủ đề "Thúc đầy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp". Tại Hội thảo, đại diện các cơ quan quản lý báo chí, các chuyên gia, nhà nghiên cứu và các nhà báo đã cùng chia sẻ kinh nghiệm để Bộ Tư pháp tiếp thu, tham khảo phục vụ việc xây dựng kế hoạch chuyển đổi số báo chí.

Tin khác

Nâng cao hiệu quả phong trào thi đua thực hiện văn hóa công sở và nơi công cộng

Nâng cao hiệu quả phong trào thi đua thực hiện văn hóa công sở và nơi công cộng

(LĐTĐ) Sáng 29/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy khối các cơ quan Thành phố, Ban Thi đua Khen thưởng Thành phố tổ chức toạ đàm "Cách làm và kinh nghiệm hay trong tổ chức thực hiện phong trào "Cán bộ công chức, viên chức, người lao động Thủ đô thi đua thực hiện văn hóa công sở và nơi công cộng".
Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023 khép lại, tạo dấu ấn lớn với người dân Thủ đô

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023 khép lại, tạo dấu ấn lớn với người dân Thủ đô

(LĐTĐ) Trong 12 ngày diễn ra Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023, có tới 200.000 lượt khách đến tham quan, trải nghiệm các hoạt động tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm; 30.000 lượt khách tham quan Tháp nước Hàng Đậu.
Sức sống mới của làng Cựu trong cuộc sống đương đại

Sức sống mới của làng Cựu trong cuộc sống đương đại

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2023, ngày 25/11, tại Nhà máy xe lửa Gia Lâm, Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên đã phối hợp với Trường Đại học Xây dựng tổ chức tọa đàm "Sức sống mới của làng cổ - làng Cựu trong cuộc sống đương đại".
Bản hòa ca đặc sắc  “Âm cảnh Ga”

Bản hòa ca đặc sắc “Âm cảnh Ga”

(LĐTĐ) Sự kiện nghệ thuật “Âm cảnh Ga” mở cửa tự do cho công chúng tham gia tại Xưởng nóng, Nhà máy xe lửa Gia Lâm đến hết ngày 28/11.
Kỳ cuối: Huy động nguồn lực để các không gian sáng tạo “cất cánh”

Kỳ cuối: Huy động nguồn lực để các không gian sáng tạo “cất cánh”

(LĐTĐ) Không gian sáng tạo có nhiều giá trị đối với sự phát triển của đô thị, tuy nhiên, cần có giải pháp đồng bộ để phát triển các không gian sáng tạo ở Hà Nội. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã cuộc trò chuyện với PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội xung quanh vấn đề này.
Tiềm năng phát triển không gian sáng tạo bên bờ sông Hồng

Tiềm năng phát triển không gian sáng tạo bên bờ sông Hồng

(LĐTĐ) Sáng 24/11, tại Nhà máy xe lửa Gia Lâm đã diễn ra Hội thảo "Đề án xây dựng công viên văn hóa cảnh quan Bãi Giữa sông Hồng: Tầm nhìn và giải pháp".
Kỳ 2: Không gian sáng tạo ở Thủ đô, tuy thừa mà thiếu!

Kỳ 2: Không gian sáng tạo ở Thủ đô, tuy thừa mà thiếu!

(LĐTĐ) Mặc dù có sự gia tăng về số lượng, đa dạng về cách thức tổ chức và mô hình hoạt động nhưng nhìn tổng thể, sự phát triển không gian sáng tạo của Hà Nội vẫn còn hạn chế. Các không gian sáng tạo ở Hà Nội chủ yếu vẫn là những mô hình tự phát, thiếu sự định hướng, hỗ trợ từ phía chính quyền và rơi vào nghịch lý thừa mà thiếu.
Phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam

Phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam

(LĐTĐ) Tối 23/11, tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam" năm 2023.
Sức sống mạnh mẽ của văn hóa Đông Sơn

Sức sống mạnh mẽ của văn hóa Đông Sơn

(LĐTĐ) Trưng bày chuyên đề "Âm vang Đông Sơn" tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam giới thiệu tới công chúng những di vật đặc sắc của văn hóa Đông Sơn mới được sưu tầm. Những di vật này sẽ chứng minh sức sống mạnh mẽ của văn hóa Đông Sơn, góp phần giải đáp những bí ẩn liên quan đến kỹ thuật đúc trống đồng từ 2000 năm trước.
“Đánh thức” di sản văn hóa: Khơi thông dòng chảy sáng tạo

“Đánh thức” di sản văn hóa: Khơi thông dòng chảy sáng tạo

(LĐTĐ) Xác định đặt sáng tạo văn hóa và phát triển nguồn lực văn hóa làm trung tâm của quá trình phát triển bền vững, kể từ khi tham gia Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO đến nay, Hà Nội luôn nỗ lực triển khai các sáng kiến, giải pháp phát huy tiềm năng sáng tạo thành nguồn lực phát triển; thực hiện có hiệu quả các cam kết của Thành phố với UNESCO. Trong đó, với hệ thống di sản dồi dào là nguồn lực để Hà Nội khai thác xây dựng sản phẩm du lịch, không gian sáng tạo mới.
Xem thêm
Phiên bản di động