Phát huy hào khí tháng Tám và Quốc khánh 2/9: Xây dựng Thủ đô giàu đẹp

(LĐTĐ) Hà Nội những ngày mùa thu tháng Tám, Đảng bộ, chính quyền, toàn hệ thống chính trị, quân và dân Thủ đô đang nỗ lực không ngừng để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nhằm hoàn thành, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII đề ra.
Hà Nội tăng cường phân luồng, chống ùn tắc giao thông dịp Quốc khánh Phố cổ Hà Nội rộn ràng với nhiều hoạt động mừng Quốc khánh 2/9
Phát huy hào khí tháng Tám và Quốc khánh 2/9: Xây dựng Thủ đô giàu đẹp
Phát huy hào khí tháng Tám và Quốc khánh mùng 2/9, 79 năm qua với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân - Thủ đô Hà Nội đã có bước phát triển vượt bậc.

79 mùa thu trước, tình hình thế giới có những chuyển biến mau lẹ. Ở mặt trận châu Âu, phát xít Đức liên tiếp thua trận hồng quân Liên Xô và quân đồng minh; Ở mặt trận phía Đông, phát xít Nhật cũng cùng chung số phận. Ngày 19/8/1945, nghe theo lời hiệu triệu của Việt Minh “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, cả Hà Nội vùng lên dành chính quyền về tay nhân dân. Từ Hà Nội, phong trào cách mạng lan rộng ra cả nước, để đến ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa - Nhà nước Công nông đầu tiên ở Đông Nam Á; chấm dứt hơn 80 năm dưới ách cai trị của thực dân Pháp.

Từ Bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra đất nước, 79 mùa thu đã qua, dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc ta đã tiến hành giành thắng lợi trên các mặt trận giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền quốc gia, thực hiện nghĩa vụ quốc tế, phát triển kinh tế và đến nay vị trí chính trị của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên một tầm cao mới, trong lịch sử chưa bao giờ có. Việt Nam là bạn bè, là đối tác tin cậy của tất cả các quốc gia và tổ chức lớn trên thế giới.

Với Thủ đô Hà Nội, hòa trong dòng chảy 79 mùa thu Cách mạng tháng Tám, dưới sự lãnh đạo của Đảng, bằng việc vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, sự phối hợp nhịp nhàng với các bộ, ban ngành… Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố đã đạt được nhiều thành tựu trên tất cả mọi lĩnh vực. Đặc biệt, trên bình diện kinh tế, từ một thành phố có kết cấu hạ tầng thấp kém, quy mô kinh tế nhỏ bé đến nay Hà Nội đã vươn lên thành địa phương có kết cấu hạ tầng hiện đại nhất cả nước, là một trong hai đầu tàu kinh tế đất nước. Chỉ riêng 7 tháng năm 2024, thu ngân sách Nhà nước của Thành phố đạt trên 327 nghìn tỷ đồng, cao hơn cả Thành phố Hồ Chí Minh. Trong thành tựu đó có đóng góp không nhỏ của giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Thủ đô.

Để Hà Nội thực sự phát triển xứng tầm khu vực, ngày 5/5/2022, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 15 “về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Đồng thời, ngày 24/5/2024, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 80-KL/TW về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Đây thực sự là kim chỉ Nam để Thủ đô Hà Nội phát triển nhanh và bền vững.

Phát huy tinh thần Cách mạng tháng Tám bất diệt; phát huy những giá trị bất hủ của Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra đất nước trong bối cảnh thế giới có những chuyển biến khó lường; bám sát Nghị quyết số 15 và Kết luận số 80 của Bộ Chính trị; bám sát những chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội những ngày đầu tháng 8/2024, Đảng bộ, quân và dân Thủ đô phát huy hào khí tháng Tám và tinh thần Quốc khánh mùng 2/9 bất diệt, quyết tâm hoàn thành, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII đề ra; xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại.

Lê Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án. Để bảo đảm triển khai thành công dự án mang tầm chiến lược quốc gia, Chính phủ đã đề xuất đầu tư dự án theo hình thức đầu tư công.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia

Chiều 20/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đang thăm chính thức Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Công an biểu dương Công an Hà Nội triệt phá đường dây tội phạm xuyên quốc gia

Bộ trưởng Bộ Công an biểu dương Công an Hà Nội triệt phá đường dây tội phạm xuyên quốc gia

(LĐTĐ) Ngày 20/11/2024, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an gửi thư khen ngợi Công an thành phố Hà Nội đã có thành tích đấu tranh, triệt phá đường dây tội phạm xuyên quốc gia, sử dụng công nghệ cao hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

(LĐTĐ) Huyện Đông Anh cần nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của địa phương tới thị trường trong và ngoài nước; phát triển các trung tâm quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, nông lâm sản của huyện, qua đó lan tỏa thương hiệu sản phẩm tới nhiều người tiêu dùng.
Không để xảy ra tình trạng phức tạp về tội phạm ma túy

Không để xảy ra tình trạng phức tạp về tội phạm ma túy

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm của thành phố Hà Nội, là đơn vị nòng cốt trong công tác phòng, chống ma túy, Công an thành phố Hà Nội đã đồng bộ nhiều giải pháp “giảm cung, giảm cầu” ma túy, góp phần kiềm chế, kéo giảm, không để xảy ra tình trạng phức tạp về tội phạm ma túy và tệ nạn ma túy trên địa bàn Thủ đô.
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể

Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể

(LĐTĐ) Ngày 20/11, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 1.
Ngân hàng không được khuyến mại cho người gửi tiền

Ngân hàng không được khuyến mại cho người gửi tiền

(LĐTĐ) Từ hôm nay 20/11, tổ chức tín dụng khi nhận tiền gửi không được khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi suất, các hình thức khác) không đúng với quy định.

Tin khác

Đoàn kết vì mục tiêu chung

Đoàn kết vì mục tiêu chung

(LĐTĐ) Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Chính vì thế, ngày 18/11 hằng năm được lấy làm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

(LĐTĐ) Dù khoa học công nghệ có phát triển ở mức độ nào, con người vẫn là yếu tố quyết định. Trên bình diện quản trị quốc gia, bộ máy của hệ thống chính trị càng tinh gọn thì hiệu lực, hiệu quả càng cao. Chính vì thế, một lần nữa thảo luận ở tổ bàn về kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập đến “cách mạng tinh gọn bộ máy” theo nguyên tắc mà V.I Lê- nin đã nói: “thà ít mà tốt”. Hay như Bác Hồ đã dạy “vừa hồng, vừa chuyên”.
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”

Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”

(LĐTĐ) Mới đây, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, với 424/426 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 88,52% tổng số đại biểu Quốc hội).
Xây trường và học phí

Xây trường và học phí

(LĐTĐ) Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình phát triển kinh tế với nhiều loại hình nhằm thu lại hiệu quả kinh tế cao nhất, thu ngân sách nhiều nhất để Nhà nước đầu tư tốt nhất cho chính sách an sinh - xã hội góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu - nước mạnh; dân chủ, công bằng, văn minh.
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai

Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai

(LĐTĐ) Chỉ với 21,7 km thuộc dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn từ Ba La (Hà Đông) đến Xuân Mai (Chương Mỹ) có tổng mức đầu tư trên 8.100 tỷ đồng, được khởi công cuối năm 2022 và dự kiến hoàn thành năm 2027, song đến thời điểm này “chưa chắc” về đích đúng tiến độ là điển hình về các điểm nghẽn liên quan đến các luật Đầu tư công, Quy hoạch và một số vấn đề khác.
Để giá nhà chung cư không “nóng”

Để giá nhà chung cư không “nóng”

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề giá bất động sản, đặc biệt giá nhà chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao, thậm chí tăng bất thường, Lao động Thủ đô từng có một số bài phản ảnh, bình luận nội dung này. Và nội dung này lại được làm nóng nghị trường khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

(LĐTĐ) Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành cũng như trong cuộc sống, nếu không có các bước đột phá và đổi mới, sáng tạo sẽ rất khó thành công. Bởi đột phá chính là đòn bẩy tạo động lực cho phát triển.
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

(LĐTĐ) Sợ tham nhũng, không dám tham nhũng từ công cuộc chống tham nhũng không ngừng nghỉ đến đổi mới cơ chế, chính sách (thể chế) để bịt mọi kẽ hở có thể dẫn đến tham nhũng, điều quan trọng cuối cùng phải xây dựng được một nền kinh tế đủ mạnh, với mức lương đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sao cho mọi cán bộ, công chức, viên chức không muốn tham nhũng mới là điều quan trọng. Kỷ nguyên vươn mình dân tộc vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh mới thành hiện thực.
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí

Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí

(LĐTĐ) Không phải ngẫu nhiên, trong bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm (nay là Tổng Bí thư) tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV ngày 21/10, nhấn mạnh “ba điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực. Trong đó, thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Do đó, nhiệm vụ trọng tâm của trọng tâm phải cải cách thể thế hướng tới một nền hành chính công không thể tham nhũng, lãng phí.
Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”

Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”

(LĐTĐ) Lời toà soạn: Tham nhũng, lãng phí không chỉ làm nghèo, kéo lùi sự phát triển của đất nước mà còn làm gia tăng bất bình đẳng xã hội, gây khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội ngày một tăng, không đúng với bản chất về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, để chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc như quan điểm chủ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, nên bắt đầu bằng hoàn thiện cơ chế, chính sách để “không dám, không thể, không muốn tham nhũng, lãng phí”.
Xem thêm
Phiên bản di động