Phát động cuộc thi về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em
Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì về dạy thêm, học thêm và bạo lực học đường? Trang bị kỹ năng phòng tránh bạo lực học đường Tư vấn tâm lý giúp học sinh giảm áp lực |
Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Văn Đạt - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD&ĐT) cho biết: Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về giáo dục, thời gian qua, công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh, sinh viên đã luôn được ngành Giáo dục chú trọng, chỉ đạo triển khai thực hiện trong các nhà trường.
Ông Trần Văn Đạt - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD&ĐT) phát biểu tại Lễ phát động |
Thông qua lồng ghép giảng dạy chính khóa trong các môn học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các hoạt động ngoại khóa và nhiều các hình thức phù hợp khác, công tác tuyên truyền, giáo dục về an ninh trật tự, an toàn trường học, phòng ngừa tội phạm, tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật trong ngành Giáo dục nói chung, công tác phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em nói riêng đang được phát huy hiệu quả tích cực.
Công tác phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em cũng là một trong những nội dung được ngành Giáo dục chỉ đạo và triển khai thực hiện quyết liệt trong những năm vừa qua, theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.
Theo ông Trần Văn Đạt, trường học không chỉ là nơi học tập kiến thức, mà còn là nơi hình thành nhân cách, giáo dục tinh thần và đạo đức cho thế hệ trẻ. Đây là môi trường để mỗi học sinh phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần. Do đó, an toàn trường học không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo cơ sở vật chất, mà còn liên quan đến môi trường giáo dục không bạo lực, không áp lực và tôn trọng lẫn nhau.
Trường học không chỉ là nơi học tập kiến thức, mà còn là nơi hình thành nhân cách, giáo dục tinh thần và đạo đức cho thế hệ trẻ |
Với mong muốn, ở trường học, học sinh thực sự trở thành trung tâm, không chỉ ở những môn học trên lớp mà còn ở cả trong suy nghĩ, những sáng kiến từ thực tiễn, Cuộc thi “Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em” là một trong nhiều giải pháp, hình thức đã và đang được triển khai tích cực, hiệu quả trong toàn Ngành.
Thông qua Cuộc thi, các em học sinh sẽ được thể hiện tài năng, sáng tạo và ý thức của mình trong việc xây dựng môi trường học tập tốt đẹp. Đồng thời đây cũng là cơ hội để các em thể hiện suy nghĩ và quan điểm của mình trong những bức tranh, những bài viết sáng tạo. Từ đó, chúng ta có thể hiểu hơn về những mong muốn cũng như lo lắng của các em khi đến trường.
Ông Trần Văn Đạt tin tưởng rằng, với sự chung tay, sự phối hợp chặt chẽ, tham gia của các bộ, ban, ngành và đặc biệt là sự tham gia của các em học sinh với sự hỗ trợ từ phía các thầy cô giáo, Cuộc thi sẽ thành công tốt đẹp, tạo nên sức lan tỏa tích cực trong cộng đồng, góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn và chất lượng hơn.
Các đại biểu chụp hình lưu niệm cùng các em học sinh |
Được diễn ra từ ngày 1/3 đến ngày 30/6, học sinh tham dự sẽ trải qua 4 vòng thi bao gồm cấp trường, cấp quận/huyện, cấp tỉnh và cấp toàn quốc với cùng hai chủ đề là phòng ngừa bạo lực học đường và phòng ngừa lao động trẻ em.
Đối với học sinh cấp Tiểu học thực hiện bài thi vẽ tranh cổ động trên khổ giấy A3 không giới hạn về màu sắc, không giới hạn nguyên vật liệu. Học sinh cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông dự thi bài viết cá nhân với điều kiện bài viết chưa từng dự thi tại các cuộc thi khác, chưa được đăng báo, trang tin điện tử hoặc mạng xã hội. Bài viết tham dự Cuộc thi được viết tay hoàn toàn và có độ dài tối đa không quá 1.200 từ. Mỗi học sinh được tham gia tối đa 1 bài dự thi.
Đối với mỗi vòng thi, Ban Tổ chức sẽ trao 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 2 giải Ba ở mỗi bậc học. Dự kiến Lễ tổng kết, trao giải diễn ra trong tháng 6/ 2024.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40