Phân quyền, phân cấp để tạo sự đột phá cho Thủ đô
Hà Nội tiếp tục phân cấp, ủy quyền khoảng 700 thủ tục hành chính Hà Nội: Phân cấp, ủy quyền để nâng cao sự hài lòng của người dân |
Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong tổ chức chính quyền địa phương
Góp ý vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), PGS.TS Trần Thị Diệu Oanh (Học viện Hành chính quốc gia) cho rằng Hà Nội đã chủ động chuẩn bị trước một bước tổ chức bộ máy, quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ để sẵn sàng khởi động mô hình chính quyền đô thị, không để xảy ra khoảng trống khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương.
Hà Nội đã phân cấp, ủy quyền hai mảng chính là quản lý Nhà nước và thủ tục hành chính. Điều chỉnh bổ sung quy định phân cấp cho cấp huyện đối với 9 lĩnh vực liên quan các vấn đề dân sinh, với ít nhất 210 nhiệm vụ chính được phân cấp. Phân cấp, ủy quyền 708 trong số 1.910 thủ tục hành chính.
Hiện nay, Thành phố tiếp tục rà soát về tổ chức, bộ máy, biên chế; rà soát về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, định mức phân bổ ngân sách giữa các cấp ngân sách của Thành phố; rà soát thủ tục hành chính để bảo đảm nguồn lực thực hiện phân cấp, giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính.
PGS.TS Trần Thị Diệu Oanh (Học viện Hành chính quốc gia) góp ý về phân quyền, phân cấp cho Thủ đô trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). |
PGS.TS Trần Thị Diệu Oanh cho rằng, để thể chế hoá chủ trương của Đảng và Nhà nước, phát triển Thủ đô Hà Nội, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho Hà Nội đặc biệt là về biên chế, cán bộ công chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập tại Hà Nội. Có chính sách trọng dụng nhân tài, thành lập cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp đặc thù, thẩm quyền của Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội...
Góp ý cụ thể vào Luật Thủ đô (sửa đổi), PGS.TS Trần Thị Diệu Oanh nêu, Chương II Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định về Tổ chức chính quyền Thủ đô tại thành phố Hà Nội (từ Điều 9 đến Điều 18). Chương này tập trung quy định về mô hình chính quyền đô thị tại Thủ đô. Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBND, Chủ tịch UBND các cấp của thành phố Hà Nội, theo đó đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các chủ thể nêu trên trong một số lĩnh vực.
Về chính quyền địa phương tại Điều 9 Dự thảo Luật Thủ đô, xác định ở thành phố, quận là cấp chính quyền địa phương bao gồm HĐND và UBND, tuy nhiên trong thời gian tới sẽ có tổng kết về việc thí điểm các thành phố trực thuộc trung ương, PGS.TS Trần Thị Diệu Oanh nêu vấn đề có cần phải thống nhất tất cả các mô hình ở thành phố trực thuộc trung ương hay không và có nên quy định mở hơn về vấn đề này trong Luật Thủ đô.
Lấy ví dụ từ thành phố Thủ Đức (thuộc Thành phố Hồ Chí Minh) - mô hình thành phố trong thành phố đầu tiên trong cả nước, PGS.TS Trần Thị Diệu Oanh cho rằng thẩm quyền cho thành phố thuộc thành phố Hà Nội phải cao hơn thẩm quyền cấp huyện để tạo tiền đề bứt phá. Bởi về mô hình tổ chức và các chức năng nhiệm vụ của Thành phố Thủ Đức về cơ bản vẫn là một đơn vị hành chính cấp quận huyện như bao đơn vị hành chính cùng cấp khác. Điều này một mặt, chưa phát huy được vai trò của một chính quyền đô thị đúng nghĩa, mặt khác chưa tạo được tính chủ động, khuyến khích được tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm từ chính quyền thành phố.
“Đối với Thành phố thuộc Thủ đô cần tăng tính chủ động, sáng tạo, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu là Chủ tịch UBND, tổ chức chính quyền địa phương Thành phố thuộc Thủ đô sao cho năng động, hiệu quả”, PGS.TS Trần Thị Diệu Oanh nói.
Chú trọng các quy định mang tính phân quyền tối đa
Về số lượng biên chế hành chính, PGS.TS Trần Thị Diệu Oanh nêu kiến nghị cho phép Thành phố được chủ động trong việc giao biên chế đủ đảm bảo để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính Nhà nước. Yêu cầu tăng tính chủ động, tự chịu trách nhiệm trong việc tổ chức bộ máy, biên chế, số lượng các cơ quan chuyên môn và đơn vị trực thuộc Thành phố thuộc Thủ đô. Việc tổ chức lại và thành lập các đơn vị sự nghiệp trực thuộc cũng cần được quan tâm.
Cần quy định cơ quan chuyên môn ủy quyền cho cơ quan hành chính Nhà nước cấp dưới để giải quyết các thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi cho người dân. |
Trong đó, cần điều chuyển một số nhiệm vụ theo quy định pháp luật thuộc chức năng của các Sở, ngành chuyên môn cho UBND Thành phố thuộc Thủ đô để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên địa bàn phù hợp với điều kiện cụ thể và khả năng thực hiện.
PGS.TS Trần Thị Diệu Oanh đề nghị điều chỉnh để tăng thẩm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, ngân sách và quản lý vốn đầu tư. Chủ động hơn trong quản lý việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất và số tiền thu được từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, phần được tính để lại cho địa phương…
Đặc biệt, với nhóm nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực tổ chức, cán bộ, dự thảo Luật có những quy định cụ thể về phân quyền cho HĐND, UBND thành phố Hà Nội và HĐND, UBND thuộc thành phố Hà Nội.
Liên quan phân cấp, ủy quyền, ngoài việc ủy quyền theo nguyên tắc chung quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, thì dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) mở rộng việc phân cấp, ủy quyền của UBND thành phố Hà Nội. Trong đó, quy định UBND thành phố Hà Nội phân cấp hoặc ủy quyền một số nhiệm vụ, quyền hạn cho các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND thành phố Hà Nội, cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, huyện, thị xã và thuộc thành phố Hà Nội.
Các cơ quan chuyên môn này được ủy quyền cho UBND hoặc cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp dưới. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội có thể ủy quyền cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức hành chính khác trực thuộc UBND thành phố Hà Nội.
Các quy định tại dự thảo đang hướng đến mục tiêu phân cấp, ủy quyền đến tận cơ sở, nhằm tạo tính chủ động, linh hoạt trong giải quyết công việc. Tuy nhiên, quá trình xây dựng cần tiếp tục nghiên cứu, cân nhắc để bảo đảm đồng bộ với các quy định hiện hành như Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Nghị quyết số 97/2019/QH14 thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội (mở rộng thêm đối tượng được uỷ quyền là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc và tổ chức hành chính khác).
“Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã quy định rất rõ về vấn đề phân cấp, ủy quyền, vì vậy dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) chỉ nên quy định các vấn đề khác nhau, trong đó chú trọng các quy định mang tính phân quyền tối đa để tạo thuận lợi cho thành phố Hà Nội”, PGS.TS Trần Thị Diệu Oanh nhấn mạnh.
Cũng theo PGS.TS Trần Thị Diệu Oanh, cần quy định cơ quan chuyên môn ủy quyền cho cơ quan hành chính Nhà nước cấp dưới để giải quyết các thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi cho người dân. Đặc biệt, đi cùng với vấn đề ủy quyền là nhiều điều kiện, trong đó có thể kể đến điều kiện để người nhận ủy quyền thực hiện công việc, cơ chế giám sát thực hiện việc này để khả thi trong thực tiễn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
Tin khác
Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững
Luật Thủ đô 2024 14/11/2024 16:05
Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời
Luật Thủ đô 2024 14/11/2024 15:46
Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết
Luật Thủ đô 2024 14/11/2024 14:03
Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà
Luật Thủ đô 2024 13/11/2024 12:34
Luật Thủ đô 2024 mở ra “kỷ nguyên mới” để Hà Nội bứt phá về kết cấu hạ tầng
Luật Thủ đô 2024 06/11/2024 23:12
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 22:12
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 17:26
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 12:25
Hà Nội xây dựng dự thảo áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Luật Thủ đô 2024 04/10/2024 11:56
Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024
Luật Thủ đô 2024 05/09/2024 21:53