Phải giải được “bài toán” ô nhiễm nguồn nước!
Cử tri kiến nghị giải quyết những vấn đề nóng | |
Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu kiểm tra, xử lý nghiêm | |
Đừng để ô nhiễm nguồn nước thành thảm họa |
Cải tạo hệ thống sông trên địa bàn Hà Nội rất cần sự chung tay góp sức của cộng đồng. Ảnh: Giang Nam |
Ô nhiễm bủa vây
Hà Nội đứng đầu cả nước về số lượng sông, hồ với hơn 100 hồ nội thành và 13 con sông chảy qua. Các sông, hồ có tác dụng rất lớn trong việc điều hòa, hỗ trợ hệ thống thoát nước đô thị, tránh úng, ngập cục bộ. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, đa phần sông hồ tại Hà Nội đều bị ô nhiễm trầm trọng. Đáng nói, hiện nước thải sinh hoạt vẫn chủ yếu xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương), điều này khiến sông hồ bốc mùi hôi thối.
Sông Tô Lịch là ví dụ. Tình trạng ô nhiễm nước sông Tô Lịch từ lâu là vấn đề nan giải song vẫn chưa được khắc phục triệt để. Theo ghi nhận thực tế, con sông dài khoảng 15km, bắt đầu từ phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy chảy về phía Nam thành phố và ra sông Nhuệ đoạn xã Hữu Hòa thuộc huyện Thanh Trì luôn trong tình trạng nước chuyển màu đen kịt, mùi hôi nồng nặc.
Chưa hết, hiện dọc hai bờ sông Tô Lịch luôn có hàng trăm ống xả thải của các hộ dân sống ven bờ. Hệ thống cống xả của các nhà hàng, quán ăn ngày đêm hoạt động, nhiều chỗ nước thải dồn bọt trắng xóa trên sông. Theo ước tính mỗi ngày có khoảng 150.000m3 nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý xả xuống sông. Ngoài ra, hạ lưu sông còn phải tiếp nhận nguồn nước thải “bẩn” của các cơ sở sản xuất công nghiệp ở Vĩnh Tuy, Mai Động, Văn Điển…
Sông Tô Lịch ô nhiễm không phải là trường hợp cá biệt. Minh chứng dễ thấy, người dân sống dọc tuyến các sông khác như: sông Sét, sông Lừ… vẫn phải chấp nhận sống bên cạnh sự ô nhiễm suốt năm này qua năm khác. Đặc biệt cứ sau mỗi trận mưa, trời nắng lên hoặc nổi gió, mùi hôi nồng nặc từ dưới sông bốc lên rất khó chịu. Một ví dụ khác nữa là sông Kim Ngưu.
Theo nghiên cứu, cứ 1km sông Kim Ngưu lại có 7 ống cống xả thải trực tiếp ra lòng sông. Qua tìm hiểu, sông Kim Ngưu hiện cũng đang phải gánh đồng thời một lượng nước thải lớn. Do nước thải được xả thẳng, không qua xử lý từ các tuyến đường như Lò Đúc, Trần Khát Chân... nên gây ô nhiễm nặng, đặc biệt là ô nhiễm không khí. Mùi hôi thối bốc lên từ lòng sông khiến hàng nghìn hộ dân sống dọc hai bên bờ sông luôn thường trực cảm giác ngột ngạt.
Ảnh minh họa: Giang Nam |
Cần những giải pháp đột phá
Phải khẳng định, trước sự ô nhiễm trầm trọng ở các sông trên địa bàn, Hà Nội liên tục thực hiện các dự án cải tạo, nạo vét đáy sông, kè bờ, trồng cây ven đường, thả bè thủy sinh… để làm sạch dòng sông. Tuy nhiên, đã nhiều năm trôi qua, mọi biện pháp đều như “muối bỏ bể”.
Mới đây, Công ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt (JVE) đã gửi tới Thành ủy, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đề xuất giải pháp tổng thể, cải tạo sông Tô Lịch trở thành “Công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh” bằng nguồn vốn từ phía Nhật Bản. Các chuyên gia Nhật Bản cho rằng, tại sông Tô Lịch, có 3 vấn đề chưa được xử lý: Thứ nhất, mùi hôi thối do tầng bùn đáy vẫn chưa được xử lý triệt để; thứ hai, tầng bùn đáy tích tụ trong lòng sông dù nạo vét cơ học cũng chưa xử lý được tận gốc vấn đề và vẫn có nguy cơ bị tái ô nhiễm; thứ ba, nước trong lòng sông đã và đang bị ô nhiễm thì chưa xử lý được tận gốc. Theo đề án cải tạo sông Tô Lịch, trên sông là dịch vụ thuyền rồng du lịch chở khách thăm quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp đầy skắc màu. Dọc theo bờ sông dài 15km, công viên sẽ tái hiện chiều dài lịch sử Việt Nam… |
Nguyên nhân được xác định bởi ảnh hưởng quá trình quy hoạch đô thị, dòng chảy của nhiều con sông gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng và bị ứ đọng ở nhiều nơi. Nhiều sông, hồ chỉ có nước thải và nước mưa đổ vào chứ không có nguồn nước khác. Ngay cả những con sông lớn như sông Nhuệ, sông Đáy cũng đang rất bí bách về dòng chảy, chủ yếu là nước thải và nước mưa.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, để sông hồ có thể “hồi sinh” vấn đề cốt lõi vẫn là phải xử lý được nguồn gốc gây ô nhiễm. Nói cách khác, phải có giải pháp từ việc ngăn chặn, không ném rác, xả thải bừa bãi xuống sông rồi mới đến xử lý nước. Cùng với đó, Thành phố cũng cần tính đến phương án bơm nước sông Hồng qua hồ Tây để bão hòa một phần lớn nước thải vào sông Tô Lịch như một giải pháp thiết yếu. Đặc biệt, cần có cống thải riêng để xử lý nước thải của thành phố và các hộ dân…
Theo tìm hiểu, hiện Hà Nội đã và đang triển khai nhiều đề án cải tạo, nạo vét các dòng sông, ao, hồ bị ô nhiễm trên địa bàn. Dẫn chứng từ sông Tô Lịch có thể thấy, hàng loạt đề xuất, biện pháp như xử lý ô nhiễm bằng chế phẩm Redoxy 3C, công nghệ Nano – Bioreactor, hay dẫn nước sông Hồng vào bổ cập nước cho Hồ Tây, từ đó cải thiện chất lượng nước sông Tô Lịch… đã được các đơn vị chức năng của Thành phố thử nghiệm, áp dụng.
Ở chiều hướng xử lý bền vững, Hà Nội đang tích cực triển khai thực hiện “Dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá” (huyện Thanh Trì), với quy mô xây dựng trên phạm vi khoảng 4.874 ha, trong đó bao gồm nhà máy xử lý nước thải công suất 270.000m3/ngày-đêm và hệ thống cống thu gom, cống bao, cống đấu nối dọc bờ sông Tô Lịch, sông Lừ và một phần khu vực quận Hà Đông với tổng chiều dài cống các loại khoảng 52,621 km, đường kính từ 315 - 2.200 mm.
Dự án này được Hà Nội xác định là công trình trọng điểm, ảnh hưởng lớn đến đời sống, xã hội khi thu gom xử lý nước thải sinh hoạt của người dân các quận Tây Hồ, Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng và một phần huyện Thanh Trì, quận Hà Đông để góp phần làm sạch các dòng sông trên địa bàn thành phố.
Nói cách khác, dự án này được kỳ vọng khi đi vào hoạt động sẽ chịu trách nhiệm tiếp nhận nước thải của bảy quận, huyện trên địa bàn và toàn bộ nước thải ở sông Tô Lịch sẽ được xử lý. Khi đó, những con sông sẽ có khả năng hồi sinh dòng chảy như xưa, đây cũng là mong mỏi, chờ đợi của rất nhiều người dân Thủ đô trong những năm qua do tình trạng ô nhiễm các dòng sông đã rất nặng nề.
Rõ ràng, những dòng sông bị ô nhiễm ngoài nguyên nhân chủ quan từ hạ tầng xử lý nước thải không đảm bảo thì còn nguyên do khác xuất phát từ ý thức người dân. Một bộ phận người dân thường “xả” rác bừa bãi xuống cống, mương… gây tắc nghẽn ở hầu hết các tuyến thoát nước tại Hà Nội. Bởi vậy, Thành phố cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Trong đó, tập trung công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm các cơ sở trên lưu vực sông nhằm giảm tối đa nguy cơ xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép ra sông… tuy nhiên, về lâu dài, cần có biện pháp bền vững để xử lý nguồn xả thải và huy động sự vào cuộc của người dân. Nói cách khác, nếu vẫn cứ đặt người dân nằm ngoài cuộc, không huy động được sức mạnh tổng thể của cộng đồng như hiện tại thì các giải pháp hồi sinh sông ô nhiễm vẫn chỉ là những kế hoạch nằm trên giấy./.
Ý tưởng phục hồi các dòng sông đã được thể hiện trong Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050. Cụ thể, quy hoạch định hướng hình thành 3 lưu vực chính gồm hai bên sông Đáy, khu vực phía Bắc Hà Nội và khu vực Hà Nội cũ tạo ra hệ thống tiêu thoát liên hoàn, đặc biệt là khu đô thị trung tâm có hệ thống thoát nước đạt 90%, tiến tới 100%. Với vấn đề cải tạo sông trên địa bàn Hà Nội, các nhà khoa học, chuyên gia về môi trường đã nêu ra nhiều biện pháp xử lý với tham vọng “cứu” sông, hồ Thủ đô. Từ việc tác động làm thay đổi nhận thức của người dân, các doanh nghiệp đến những việc làm thiết thực như khảo sát, nạo, vét các hồ trên địa bàn... chung tay góp sức xây dựng Hà Nội xanh, sạch, đẹp đang được nhanh chóng triển khai, hiệu quả. Nhiều cơ quan chức năng đã vào cuộc và ứng dụng các phương pháp khác nhau để xử lý nước hồ ô nhiễm... Mặt khác, Thành phố cũng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Trong đó, tập trung công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm các cơ sở trên lưu vực sông nhằm giảm tối đa nguy cơ xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép ra sông… |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hầu hết các hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng đường Nguyễn Tuân
Giá vàng thế giới tăng nhẹ do yếu tố tỷ giá
Tỷ giá USD hôm nay (14/10): Đồng USD xu hướng tăng
Giá xăng dầu hôm nay (14/10): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm
Trường THCS Hai Bà Trưng đảm bảo quyền lợi chính đáng của viên chức và người lao động
Công ty cổ phần Vận tải và Thương mại Quốc tế bị xử phạt hành chính hơn 2,2 tỷ đồng
Hai công ty chứng khoán bị xử phạt hành chính gần 370 triệu đồng
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 14/10: Trời mát, nhiệt độ từ 22-33 độ
Môi trường 14/10/2024 06:06
Đồng Nai: Phát hiện nhiều đơn vị xả nước thải, chất thải ra môi trường
Môi trường 13/10/2024 15:54
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 13/10: Ngày nắng, đêm không mưa nhiệt độ từ 22 - 32 độ
Môi trường 13/10/2024 06:39
Thời tiết ngày 12/10: Hà Nội tiếp tục nắng hanh, gió nhẹ
Môi trường 12/10/2024 07:25
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 11/10: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù
Môi trường 11/10/2024 05:58
Dân vận khéo nhìn từ mô hình “Khu vui chơi cộng đồng và Ao cá Bác Hồ”
Nhịp sống Thủ đô 10/10/2024 11:33
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 10/10: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều hửng nắng
Môi trường 10/10/2024 05:35
Urenco đảm bảo vệ sinh môi trường dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Môi trường 09/10/2024 15:36
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 9/10: Ngày nắng, gió đông bắc cấp 2 - 3
Môi trường 09/10/2024 06:06
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 8/10: Sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng
Môi trường 08/10/2024 05:56