Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội:

Phải đảm bảo an toàn phòng, chống dịch

(LĐTĐ) Để phục vụ nhu cầu của người dân và hình thành nét đẹp văn hóa truyền thống dịp đầu năm, hiện nhiều di tích lịch sử trên địa bàn Thủ đô đã được mở cửa trở lại. Theo ghi nhận, công tác phòng chống dịch được Ban Quản lý các di tích và du khách thực hiện nghiêm túc, đảm bảo.
Lễ hội Từ Lương Xâm được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Những ngày đầu di tích trên địa bàn Thủ đô mở cửa, công tác phòng, chống dịch được đảm bảo

Không khí xuân rộn ràng

Tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, thiên nhiên như đang thay màu áo mới, tô điểm rạng rỡ thêm cho vẻ đẹp trầm lắng của các công trình kiến trúc cổ kính nơi đây. Theo ghi nhận của phóng viên, hiện không còn cảnh phải chen chúc hay xếp hàng đợi tới lượt mua vé tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám như trước đây. Công tác phòng, chống dịch cũng được đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt. Ngay từ cổng vào, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã bố trí đầy đủ máy đo thân nhiệt, sát khuẩn tự động, khu vực niêm yết mã QR, bàn khai báo giấy phục vụ người dân và du khách khai báo y tế trước khi vào tham quan di tích.

Phải đảm bảo an toàn phòng, chống dịch
Du khách đảm bảo các quy định phòng chống dịch khi đi chiêm bái tại chùa Hương. Ảnh: Thúy Hà

Theo ông Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Trung tâm đã xây dựng kế hoạch, phương án mở cửa đón khách tham quan theo các cấp độ dịch; thực hiện tổng vệ sinh, phun thuốc khử khuẩn các khu vực của di tích, chuẩn bị các trang thiết bị, điều kiện đảm bảo an toàn cho cán bộ, công nhân viên, người lao động và khách tham quan.

“Trung tâm cũng bố trí cán bộ nhắc nhở người dân và du khách xếp hàng giãn cách, tuân thủ khoảng cách tại khu mua vé, cổng soát vé. Bảng khuyến cáo tuân thủ “5K” được đặt tại nhiều địa điểm trong khuôn viên di tích”, ông Lê Xuân Kiêu cho biết.

Không khí du xuân, vãn cảnh, xin chữ đầu Xuân đã thay thế cho sự vắng lặng, im lìm của nhiều ngày đóng cửa. Bạn Nguyễn Minh Hồng Anh, sinh viên năm nhất trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho hay: “Thời gian này, khi đến với di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, em được vãn cảnh di tích vào Xuân, xin chữ may mắn đầu năm, tham gia tìm hiểu, trải nghiệm in tranh chữ Hán cổ bằng phương pháp truyền thống... Em luôn đảm bảo đeo khẩu trang và giữ khoảng cách, tránh tụ tập đông người để giữ gìn cho mình và mọi người”.

Còn tại Hoàng thành Thăng Long, không gian nơi đây cũng tràn ngập sắc xuân và đón những vị khách đầu tiên từ ngày 16/2. Theo bà Nguyễn Thị Yến, Trưởng phòng Hướng dẫn - Thuyết minh (Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội), Trung tâm đã xây dựng Kế hoạch, phương án mở cửa, đảm bảo các yêu cầu phòng dịch Covid-19 cho khách tham quan. Cụ thể, chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện phòng dịch, bố trí đầy đủ máy đo thân nhiệt tự động, máy sát khuẩn tự động, mã QR check in, khai báo y tế… Tiến hành vệ sinh các khu vực đón tiếp, nhà trưng bày và các điểm di tích, đảm bảo môi trường tham quan an toàn, xanh, sạch, đẹp. Bố trí phân luồng giãn cách tại nhà đón tiếp và các phòng trưng bày. Du khách tới đây tuân thủ tốt các quy định phòng chống dịch, đặc biệt hào hứng chụp ảnh cùng đàn chim bồ câu, khóm hoa, thảm cỏ hay bức tường thành cổ kính, check in để được tặng một món quà nhỏ với lời chúc may mắn đầu năm từ Trung tâm.

Nêu cao tinh thần phòng, chống dịch

Theo thống kê, trong ngày đầu mở cửa đón du khách trẩy hội, chùa Hương đã đón hơn 8.000 lượt khách thập phương về lễ Phật, cầu bình an. Lượng du khách về với chùa Hương ngày một đông, nhất là những ngày thứ Bảy và Chủ Nhật. Theo Bí thư Huyện ủy Mỹ Đức Nguyễn Ngọc Việt, để đảm bảo công tác phòng, chống dịch ở chùa Hương, tại 3 cổng trạm vào khu di tích, huyện Mỹ Đức đã bố trí đầy đủ lực lượng yêu cầu du khách thực hiện nghiêm “5K”, yêu cầu 100% đeo khẩu trang (bố trí bán khẩu trang bổ sung), sát khuẩn tay, khai báo y tế bằng QR code. Bố trí 8 chốt kiểm soát dịch và 3 lều y tế lưu động để xử lý các tình huống dịch bệnh phát sinh, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ: Sốt, ho, mệt mỏi có yếu tố dịch tễ. Ban Tổ chức lễ hội cũng đã bố trí lực lượng công an tăng cường phân luồng xe, tránh ùn tắc giao thông.

Ông Nguyễn Văn Viên - Chủ đò tại bến Yến cho biết: Từ rạng sáng, gia đình tôi thay nhau trực tại bến để phục vụ khách có nhu cầu đi thuyền. Chùa Hương mở cửa đón khách giúp gia đình và nhiều hộ dân có thu nhập. Mỗi chuyến tôi chở dao động từ 5-10 người để phòng chống dịch. Du khách về với quần thể thắng cảnh Hương Sơn đều rất phấn khởi bởi phong cách phục vụ văn minh, lịch sự của Ban Tổ chức và nhân dân xã Hương Sơn. 3.000 đò vận chuyển du khách được trang bị phao cứu sinh, nước sát khuẩn và trở đúng số người theo quy định.

Đang là thời điểm tháng Giêng, tại Phủ Tây Hồ cũng đông người đến lễ đầu năm nhưng không có cảnh chen lấn, xô đẩy như trước đây. Theo ghi nhận của phóng viên, tại trục đường chính vào Phủ Tây Hồ, lực lượng công an phường, Ban Quản lý Phủ Tây Hồ chặn hàng rào chia thành từng đợt người vào để tránh quá đông và liên tục nhắc nhở người dân chấp hành các quy định phòng chống dịch, thực hiện quy định “5K” của Bộ Y tế. Ban Quản lý di tích cũng khuyến cáo người dân khi dâng lễ xong nên về luôn, tránh tụ tập đông người tại khuôn viên Phủ.

Trước đó, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã có công văn gửi Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã về tăng cường thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong hoạt động tại các di tích năm 2022. Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đề nghị Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã triển khai công tác bảo vệ, giữ gìn di tích, thực hiện các nghi lễ tín ngưỡng truyền thống đảm bảo phù hợp với tình hình dịch trên địa bàn và chỉ đạo của Thành phố.

Đối với hoạt động lễ hội truyền thống, không tổ chức phần hội, chỉ thực hiện các nghi lễ với thành phần tham dự chính, đồng thời chủ động có phương án hạn chế các hoạt động tập trung đông người không cần thiết theo thẩm quyền; tăng cường tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng bằng nhiều hình thức... /.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

(LĐTĐ) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động (NLĐ) của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, thiết thực, đúng trình tự, nội dung, hình thức, thành phần quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Những ngày qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động, như tổ chức tọa đàm nâng cao nghiệp vụ hoạt động công đoàn; thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động…
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.

Tin khác

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

(LĐTĐ) Để công nghiệp văn hóa Hà Nội thực sự "cất cánh" và trở thành trung tâm sáng tạo hàng đầu, sự kiện thường niên như Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội đang được xem là "bệ phóng" không thể thiếu trong hành trình phát triển này.
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

(LĐTĐ) Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại nhạc hội Hoa tháng Năm lần thứ 12 tại Cung Điền kinh trong nhà Mỹ Đình với quy mô hoành tráng chưa từng có, 3.800 học sinh và gần 300 cán bộ giáo viên cùng tham gia biểu diễn.
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

(LĐTĐ) Tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao dịp Tết Dương lịch “Chào năm mới 2025” và Tết Nguyên đán “Mừng Đảng - Mừng Xuân Ất Tỵ” nhằm thu hút, phục vụ người dân, khách du lịch đến Khánh Hòa nhân dịp đón năm mới 2025.
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

(LĐTĐ) Từ ngày 11 -18/11, Đại sứ quán Cộng hòa Haiti tại Hà Nội đã tổ chức một loạt sự kiện nhằm tưởng niệm Trận chiến Vertières lịch sử, một thời khắc quan trọng trong cuộc chiến giành độc lập của Haiti.
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

(LĐTĐ) Từ bao đời nay, mỗi người dân xã Đại Áng (huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội) đều tự hào được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống hiếu học, truyền thống cách mạng. Những di tích văn hóa đã được xếp hạng càng khẳng định những giá trị truyền thống của quê hương Đại Áng - Đất trạng, Anh hùng.
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

(LĐTĐ) Tháng mười một có ý nghĩa thật đặc biệt bởi được coi là tháng tri ân Nhà giáo Việt Nam. Trong đời, tôi đã được hạnh duyên gặp nhiều thầy cô giáo trao truyền kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Những ngày này, khi đã chạm tuổi heo may, tôi muốn viết về hai người rọi sáng ngọn đèn tri thức trong tâm tôi từ nhỏ.
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ

Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 không chỉ là một lễ hội nghệ thuật thông thường, mà còn là câu chuyện về sự giao thoa giữa di sản và sáng tạo đương đại, giữa giá trị truyền thống và những ý tưởng mới mẻ của thế hệ trẻ.
Xem thêm
Phiên bản di động