Những ngày đầu di tích trên địa bàn Thủ đô mở cửa, công tác phòng, chống dịch được đảm bảo

(LĐTĐ) Các di tích trên địa bàn Thủ đô như Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Nhà tù Hoả Lò đã mở cửa trở lại đón du khách đến tham quan sau gần một năm đóng cửa phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Ngày đầu chùa Hương chính thức mở cửa trở lại: Du khách, tiểu thương vui mừng Các di tích trên địa bàn Thủ đô tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 “Gỡ rối” cho các di tích, bảo tàng ở Thủ đô

Tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, khuôn viên di tích đã được quét dọn sạch sẽ, các công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 được chuẩn bị sẵn sàng để phục vụ du khách đến tham quan được an toàn, thuận lợi. Ngay tại cổng vào, Trung tâm Hoạt động Văn hoá Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám bố trí đầy đủ máy đo thân nhiệt, sát khuẩn tự động, khu vực niêm yết mã QR, bàn khai báo giấy phục vụ người dân và du khách khai báo y tế trước khi vào tham quan di tích.

Những ngày đầu di tích trên địa bàn Thủ đô mở cửa, công tác phòng, chống dịch được đảm bảo
Ngay tại cổng vào, Trung tâm Hoạt động Văn hoá Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám bố trí khu vực quét mã QR để du khách khai báo y tế trước khi vào tham quan di tích.

Trung tâm cũng bố trí cán bộ nhắc nhở người dân và du khách xếp hàng giãn cách, tuân thủ khoảng cách tại khu mua vé, cổng soát vé. Không khí du xuân, vãn cảnh, xin chữ đầu Xuân đã thay thế cho sự vắng lặng, im lìm của nhiều ngày đóng cửa. Bảng khuyến cáo tuân thủ “5K” được đặt tại nhiều địa điểm trong khuôn viên di tích. Cùng với đó, Trung tâm cũng bố trí cán bộ, nhân viên tại nhiều khu vực để kịp thời nhắc nhở du khách tuân thủ các quy định phòng dịch.

Theo ông Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hoá Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, để đảm bảo an toàn cho du khách khi đến tham quan, Trung tâm đã xây dựng kế hoạch, phương án mở cửa đón khách tham quan theo các cấp độ dịch; thực hiện tổng vệ sinh, phun thuốc khử khuẩn các khu vực của di tích, chuẩn bị các trang thiết bị, điều kiện đảm bảo an toàn cho cán bộ, công nhân viên, người lao động và khách tham quan. Trung tâm cũng bố trí nhân lực đầy đủ ở các vị trí để công tác phục vụ khách tham quan được kịp thời, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19.

Những ngày đầu di tích trên địa bàn Thủ đô mở cửa, công tác phòng, chống dịch được đảm bảo
Du khách tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám thực hiện đeo khẩu trang đầy đủ và tránh tập trung đông người.

Ông Lê Xuân Kiêu cũng cho biết, trong ngày đầu mở cửa trở lại, di tích đã đón khoảng 700 lượt khách tham quan. Trong thời gian này, người dân và du khách khi đến với di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám được tham quan, vãn cảnh di tích vào Xuân, xin chữ may mắn đầu năm, tham gia tìm hiểu, trải nghiệm in tranh chữ Hán cổ bằng phương pháp truyền thống…

Còn tại Di tích Nhà tù Hoả Lò, công tác phòng, chống dịch cũng được đảm bảo thực hiện nghiêm túc. Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hoả Lò đã xây dựng phương án, chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ cơ sở vật chất và các điều kiện phòng, chống dịch, bảo đảm xử lý kịp thời các tình huống xảy ra.

Những ngày đầu di tích trên địa bàn Thủ đô mở cửa, công tác phòng, chống dịch được đảm bảo
Du khách thực hiện khai báo y tế trước khi vào tham quan Nhà tù Hoả Lò.

Đơn vị đã phun khử khuẩn toàn bộ Di tích trước khi đón khách, bố trí các điểm quét mã QR, máy sát khuẩn tự động trước khi vào Di tích.

Theo bà Nguyễn Thị Bích Thuỷ, Trưởng Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hoả Lò, sau ngày đầu tiên mở cửa trở lại, Di tích Nhà tù Hoả Lò đã đón tiếp chu đáo những đoàn khách tham quan đầu tiên. Trong đó, phần đông khách là các bạn trẻ và đi theo nhóm gia đình. Một số cơ quan, đơn vị cũng tới dâng hương tại Đài tưởng niệm của Di tích. Đơn vị đã chủ động thực hiện các quy định về phòng, chống dịch Covid-19, tăng cường cán bộ hướng dẫn khách tham quan, đảm bảo thực hiện đúng quy định 5K khi tham quan Di tích.

Những ngày đầu di tích trên địa bàn Thủ đô mở cửa, công tác phòng, chống dịch được đảm bảo
Du khách nghe thuyết minh tự động khi đến tham quan Nhà tù Hoả Lò.

Đồng thời, Nhà tù Hoả Lò cũng tăng cường truyền thông trên fanpage Di tích. Trong lần mở cửa trở lại này, khách tham quan đặc biệt quan tâm đến chương trình "Đêm thiêng liêng 2: Sống như những đoá hoa" và chủ động đăng ký tham gia. Đáng chú ý, số lượng đăng ký đông nên đã bán hết vé đến ngày 19/2. Đây cũng là tín hiệu và một khởi đầu tốt khi di tích Nhà tù Hoả Lò mở cửa trở lại.

Nằm giữa trung tâm của Thủ đô Hà Nội, nơi đây như minh chứng của một thời kỳ đấu tranh cách mạng, là biểu tượng cho tinh thần bất khuất, kiên cường của những người Việt Nam yêu nước đã từng bị thực dân Pháp giam giữ tại nơi đây.

Với khuôn viên trên 2000m2 còn giữ lại, cùng với những khối kiến trúc, di vật, hiện vật gốc, Đài Tưởng niệm và hệ thống trưng bày thường xuyên tại di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò đã giới thiệu tới công chúng về lịch sử Nhà tù Hỏa Lò từ khi bắt đầu được thực dân Pháp xây dựng (1896) cho đến khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (tháng 10/1954): Thời kỳ thực dân Pháp sử dụng Nhà tù Hỏa Lò để giam giữ các chiến sỹ yêu nước, cách mạng Việt Nam; và giai đoạn 1964-1973, khi Chính phủ Việt Nam tạm sử dụng một phần nhà tù Hỏa Lò để giam giữ tù binh phi công Mỹ.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Định vị thương hiệu văn hóa, ẩm thực, du lịch của Thủ đô

Định vị thương hiệu văn hóa, ẩm thực, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 29/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức họp báo thông tin Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2023 với chủ đề “Giao lưu văn hóa ẩm thực Hà Nội với bạn bè quốc tế”.
Hà Nội: Cháy nhà 5 tầng trong đêm, cảnh sát cứu thoát 2 người mắc kẹt

Hà Nội: Cháy nhà 5 tầng trong đêm, cảnh sát cứu thoát 2 người mắc kẹt

(LĐTĐ) Sáng 30/11, thông tin từ Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) - Công an thành phố Hà Nội cho biết, một đám cháy xảy ra tại nhà 5 tầng. Thời điểm cháy có 2 người mắc kẹt được cảnh sát cứu thoát.
Đồng Nai: Hơn 700 doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm cho người lao động

Đồng Nai: Hơn 700 doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm cho người lao động

(LĐTĐ) Trong số các danh nghiệp (DN) chậm đóng các loại bảo hiểm cho người lao động (NLĐ), có nhiều DN chậm đóng từ 51 tháng đến 108 tháng.
Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 17/1/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Kế hoạch số 179/KH-TLĐ ngày 3/3/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam về tổ chức Đại hội Công đoàn các cấp, tiến tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028, đến nay, các nội dung công việc chuẩn bị tổ chức Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã cơ bản hoàn thành.
Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ mang thai; lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng.
“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Hà Nội đang chịu áp lực lớn giải bài toán xây dựng thành phố thông minh để phát triển kinh tế - xã hội xứng tầm Thủ đô. Trong khi Thành phố phải đối mặt với những thách thức không nhỏ như: Dân số đông, gia tăng cơ học một cách nhanh chóng, những vấn đề bất cập do hạ tầng giao thông chưa kịp phát triển để đáp ứng tốc độ đô thị hóa; ô nhiễm môi trường và các vấn đề liên quan đến cấp, thoát nước, xử lý ngập nước…
Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

(LĐTĐ) Chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu, khách quan và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển đổi và xuất hiện các hình thái mới trong quản lý, vận hành, phát triển kinh tế - xã hội cũng như quản trị quốc gia. Theo các chuyên gia, việc xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm là vấn đề đặt ra hàng đầu.

Tin khác

Định vị thương hiệu văn hóa, ẩm thực, du lịch của Thủ đô

Định vị thương hiệu văn hóa, ẩm thực, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 29/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức họp báo thông tin Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2023 với chủ đề “Giao lưu văn hóa ẩm thực Hà Nội với bạn bè quốc tế”.
Nâng cao hiệu quả phong trào thi đua thực hiện văn hóa công sở và nơi công cộng

Nâng cao hiệu quả phong trào thi đua thực hiện văn hóa công sở và nơi công cộng

(LĐTĐ) Sáng 29/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy khối các cơ quan Thành phố, Ban Thi đua Khen thưởng Thành phố tổ chức toạ đàm "Cách làm và kinh nghiệm hay trong tổ chức thực hiện phong trào "Cán bộ công chức, viên chức, người lao động Thủ đô thi đua thực hiện văn hóa công sở và nơi công cộng".
Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023 khép lại, tạo dấu ấn lớn với người dân Thủ đô

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023 khép lại, tạo dấu ấn lớn với người dân Thủ đô

(LĐTĐ) Trong 12 ngày diễn ra Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023, có tới 200.000 lượt khách đến tham quan, trải nghiệm các hoạt động tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm; 30.000 lượt khách tham quan Tháp nước Hàng Đậu.
Sức sống mới của làng Cựu trong cuộc sống đương đại

Sức sống mới của làng Cựu trong cuộc sống đương đại

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2023, ngày 25/11, tại Nhà máy xe lửa Gia Lâm, Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên đã phối hợp với Trường Đại học Xây dựng tổ chức tọa đàm "Sức sống mới của làng cổ - làng Cựu trong cuộc sống đương đại".
Bản hòa ca đặc sắc  “Âm cảnh Ga”

Bản hòa ca đặc sắc “Âm cảnh Ga”

(LĐTĐ) Sự kiện nghệ thuật “Âm cảnh Ga” mở cửa tự do cho công chúng tham gia tại Xưởng nóng, Nhà máy xe lửa Gia Lâm đến hết ngày 28/11.
Kỳ cuối: Huy động nguồn lực để các không gian sáng tạo “cất cánh”

Kỳ cuối: Huy động nguồn lực để các không gian sáng tạo “cất cánh”

(LĐTĐ) Không gian sáng tạo có nhiều giá trị đối với sự phát triển của đô thị, tuy nhiên, cần có giải pháp đồng bộ để phát triển các không gian sáng tạo ở Hà Nội. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã cuộc trò chuyện với PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội xung quanh vấn đề này.
Tiềm năng phát triển không gian sáng tạo bên bờ sông Hồng

Tiềm năng phát triển không gian sáng tạo bên bờ sông Hồng

(LĐTĐ) Sáng 24/11, tại Nhà máy xe lửa Gia Lâm đã diễn ra Hội thảo "Đề án xây dựng công viên văn hóa cảnh quan Bãi Giữa sông Hồng: Tầm nhìn và giải pháp".
Kỳ 2: Không gian sáng tạo ở Thủ đô, tuy thừa mà thiếu!

Kỳ 2: Không gian sáng tạo ở Thủ đô, tuy thừa mà thiếu!

(LĐTĐ) Mặc dù có sự gia tăng về số lượng, đa dạng về cách thức tổ chức và mô hình hoạt động nhưng nhìn tổng thể, sự phát triển không gian sáng tạo của Hà Nội vẫn còn hạn chế. Các không gian sáng tạo ở Hà Nội chủ yếu vẫn là những mô hình tự phát, thiếu sự định hướng, hỗ trợ từ phía chính quyền và rơi vào nghịch lý thừa mà thiếu.
Phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam

Phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam

(LĐTĐ) Tối 23/11, tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam" năm 2023.
Sức sống mạnh mẽ của văn hóa Đông Sơn

Sức sống mạnh mẽ của văn hóa Đông Sơn

(LĐTĐ) Trưng bày chuyên đề "Âm vang Đông Sơn" tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam giới thiệu tới công chúng những di vật đặc sắc của văn hóa Đông Sơn mới được sưu tầm. Những di vật này sẽ chứng minh sức sống mạnh mẽ của văn hóa Đông Sơn, góp phần giải đáp những bí ẩn liên quan đến kỹ thuật đúc trống đồng từ 2000 năm trước.
Xem thêm
Phiên bản di động